‘Không chấp nhận những nhà giáo bình bình, tàm tạm’
PGS Nguyễn Kim Sơn khẳng định ĐH Quốc gia Hà Nội không chấp nhận nhà giáo làm công việc cốt cho xong, bảo thủ, lãnh cảm, vô trách nhiệm và thiếu chuyên nghiệp.
Đã thành thông lệ, hàng năm, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, PGS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, đều có thư chúc mừng các thầy cô của trường. Đây cũng là những thông điệp, quan điểm về nghề giáo của Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ với đồng nghiệp của mình.
Trong thư, ông khẳng định nghề giáo cao quý nhưng khó, làm nhà giáo thời nay càng khó và nhà giáo của ĐH Quốc gia Hà Nội lại càng khó hơn.
Nguyên văn thư chúc mừng của PGS Nguyễn Kim Sơn:
Kính thưa các cô, thầy và các đồng nghiệp!
Việc trồng người xưa nay vốn khó, ngày nay có phần khó hơn xưa, công việc trồng người ở ĐH Quốc gia Hà Nội càng khó nữa. Cái nghề tự nó mang cái khó, bởi đối tượng nó tương tác, dẫn dắt và tạo dựng chính là con người. Cái khó của nghề giáo thời nay nằm ở chỗ yêu cầu công việc ngày càng cao, mục tiêu lớn, áp lực ngày càng nhiều, đối tượng người học cũng khác xưa, tác động từ các nhân tố ngoài nhà trường tới học sinh ngày càng lớn.
ĐH Quốc gia Hà Nội xác định việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là hướng đi trọng tâm, trọng điểm, là sứ mệnh của mình. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý, đội ngũ nhà giáo, cùng lực lượng hỗ trợ phục vụ cần có trình độ nghề cao, tinh thần trách nhiệm cao, và sự nhiệt huyết phù hợp với môi trường giáo dưỡng nhân tài.
ĐH Quốc gia Hà Nội là đại học hàng đầu của đất nước, phấn đấu đứng trong nhóm các trường tốt nhất trên thế giới. Điều đó đương nhiên cần những nhà giáo có tầm quốc gia và quốc tế, có trình độ khoa học đầu ngành, phương pháp mẫu mực, đủ cả tài đức, đủ tầm để dẫn dắt tạo dựng cho nhân tài, đủ sự xuất sắc để có thể đào tạo ra những con người xuất sắc hơn cho hiện tại và tương lai.
Video đang HOT
Ngày 20/11 hàng năm, PGS Nguyễn Kim Sơn đều có những thông điệp chia sẻ cùng các nhà giáo. Ảnh: VNU.
Nhà giáo của ĐH Quốc gia Hà Nội là nhà giáo của môi trường đào tạo tài năng, nhà giáo của một trường học đẳng cấp quốc tế, một môi trường học thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo và hướng tới sự phát triển không ngừng nghỉ. Trong cái khó chung của nghề, các nhà giáo của ĐH Quốc gia Hà Nội còn có những thách thức và yêu cầu gắt gao hơn hẳn.
Theo đó, ĐH Quốc gia Hà Nội không chấp nhận người trung trung, bình bình, hay tàm tạm để làm công việc cốt cho xong; không có chỗ cho sự bảo thủ, lãnh cảm, vô trách nhiệm và thiếu tính chuyên nghiệp. Nhà giáo là một nghề, một cái nghiệp và nghiệp làm nhà giáo ở ĐH Quốc gia Hà Nội đáng là nghiệp lớn để từng người, từng người dấn thân, phấn đấu.
Theo đuổi mục tiêu lớn, đáp ứng yêu cầu cao, chúng ta sẽ cao và lớn hơn lên, tầm vóc hơn, mẫu mực hơn. Đòi hỏi rất cao, thách thức rất nhiều nhưng đó cũng chính là cơ hội để các nhà giáo trưởng thành nhanh chóng, mạnh mẽ.
Một đại học định hướng đào tạo nhân tài và nhân lực chất lượng cao không phải làm điều gì quá khác thường. Điều có tính quyết định là những người thầy ở đó phải giỏi, thậm chí rất giỏi về chuyên môn và cái tâm của bậc làm thầy. Người tài giỏi thực sự thường có năng lực tự học, tự vươn lên rất mạnh mẽ. Cái họ cần là môi trường, sự trân trọng, vun đắp tạo điều kiện, sự khích lệ cùng sự chỉ dẫn và định hướng.
Trong môi trường đào tạo nhân tài, mỗi người, mỗi khâu bình thường nhất làm thật tốt, làm thật chuyên nghiệp là chúng ta đã có thể hỗ trợ cho những mầm tài năng phát triển.
Nghề nhà giáo là vinh quang, làm nhà giáo ở ĐH Quốc gia Hà Nội theo đuổi mục tiêu lớn, trách nhiệm quốc gia, xã hội cao, đó lại càng vinh quang. Nghề giáo có nhiều niềm vui riêng của nghề nghiệp. Nhà giáo của ĐH Quốc gia Hà Nội hướng tới đào tạo người tài, nghiên cứu tạo ra những tri thức mới, theo đuổi những phát minh sáng chế, khám phá, phát kiến ra điều chưa ai thấy, chỉ ra những điều chưa ai nghĩ…
Điều đó chắc chắn mang lại nhiều niềm vui lớn. Vừa có niềm vui thường có của nghề giáo, vừa có niềm vui của sự sáng tạo khoa học, lại có niềm vui của việc thực hiện sứ mệnh quốc gia và trách nhiệm xã hội. Tất cả hợp thành niềm vui rất lớn.
Nhà giáo của ĐH Quốc gia Hà Nội, với tư cách là lực lượng trí thức của đất nước, cần “lo trước vui sau thiên hạ” (lời cổ nhân). Niềm vui có được chắc chắn lớn lao hơn vì nó cộng hưởng từ niềm vui của xã hội và của lớp lớp học trò, nó sâu xa hơn bởi chiều thẳm của trí tuệ và khoa học.
Làm nhà giáo ở ĐH Quốc gia Hà Nội thật khó, nhưng thật vinh quang và đầy niềm vui. Mong mỗi chúng ta ngày ngày làm tốt công việc nhà giáo của mình trong những yêu cầu và trách nhiệm cao nhất. Mong mỗi ngày chúng ta tìm thấy niềm vui trong sự sáng tạo và dẫn dắt.
Chúc tất cả nhà giáo của ĐH Quốc gia Hà Nội một dịp 20/11 thật vui vẻ, từ những niềm vui bình dị nhất tới những niềm vui lớn lao và sâu xa riêng có của chúng ta.
Nhiều thầy cô đã hy sinh cả tuổi xuân, hết lòng vì học sinh
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ngày 15-11 đã có cuộc gặp gỡ 183 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi đến các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục và các thế hệ thầy, cô giáo trên mọi miền Tổ quốc những tình cảm trân trọng, sự biết ơn và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng quà, chúc mừng các nhà giáo tiêu biểu. Ảnh: MINH THU
Nhìn lại chặng đường vừa qua của ngành giáo dục, Chủ tịch Quốc hội đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ngày càng nâng lên, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Chất lượng giáo dục đại học được cải thiện rõ rệt, tự chủ ĐH được thúc đẩy, tạo đột phá trong quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Lần đầu tiên nước ta có 4 ĐH lọt vào tốp 1.000 thế giới, nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế giới...
Để có được những kết quả này, theo Chủ tịch Quốc hội là nhờ sự cố gắng của toàn ngành, sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng trong dạy và học của các thế hệ thầy và trò trong cả nước. Trong đó, có những thầy, cô đã hy sinh cả tuổi xuân, hết lòng vì học sinh, bám trường, bám lớp, trở thành người cha, người mẹ thứ hai của các em... ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, biên giới, hải đảo.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn tất cả các thầy, cô giáo luôn đủ sức khỏe, lòng nhiệt huyết, niềm tin để tiếp tục yêu nghề, miệt mài cống hiến cho sự nghiệp cao cả, xứng đáng là những "người đưa đò" thầm lặng mà vẻ vang. "Đặc biệt, các thầy giáo, cô giáo tiêu biểu có mặt tại đây hôm nay tiếp tục phát huy vai trò là hạt nhân nòng cốt, lan tỏa để có nhiều hơn nữa tấm gương về chuẩn mực đạo đức, sự tận tâm, tận tụy với nghề, truyền ngọn lửa nhiệt huyết, chia sẻ những cách làm hay, những kinh nghiệm quý, những đổi mới, sáng tạo; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống hiếu học của cha ông; thổi bùng niềm tin, khát vọng đưa đất nước ngày càng phát triển phồn vinh, hạnh phúc" - Chủ tịch Quốc hội gửi gắm.
Báo cáo tại cuộc gặp gỡ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho hay xác định chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quyết định thành công của đổi mới giáo dục, Bộ GD-ĐT đã trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền cac văn ban quy pham phap luât và các đề án để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. Các chế độ, chính sách đối với nhà giáo ngày càng tốt hơn.
"Mới đây, Bộ GD-ĐT đã thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý và giao cho Chính phủ triển khai thực hiện" - bộ trưởng cho biết.
Cùng ngày, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Bộ GD-ĐT tổ chức tôn vinh nhà giáo tiêu biểu năm 2020. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của mọi người, mọi nhà; kỳ vọng của người dân, của xã hội vào giáo dục luôn rất cao và luôn có những thách thức, áp lực giữa kỳ vọng cao đó với điều kiện, nguồn lực đang có.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bày tỏ mong muốn 183 thầy, cô sẽ là những người truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp của mình. "Chúng ta hãy làm tốt với tất cả tâm huyết, trách nhiệm, cùng với suy nghĩ tích cực, sự quyết tâm, kiên định, kiên trì để thực hiện từng bước thì sự nghiệp đổi mới giáo dục chắc chắn sẽ thành công" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Yên Bái: Áp dụng sư phạm kỹ thuật số trong trong giảng dạy và hoạt động GDNN Nhằm nâng cao năng lực cho Cán bộ quản lí, nhà giáo GDNN, Sở LĐ-TB&XH Yên Bái đã phối hợp với Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực tổ chức bồi dưỡng chuyên đề " Sư phạm kỹ thuật số trong giảng dạy và hoạt động GDNN" từ ngày 8-11/11/2020 cho 59 học viên nòng cốt đến từ các cơ sở GDNN...