Không chấp hành lệnh khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị phạt 10 triệu đồng
Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tiền 8-10 triệu đồng; phạt tiền 4-6 triệu đồng nếu cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe.
Bộ Tư pháp đang tổ chức thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dự thảo do Bộ Quốc phòng xây dựng, đề xuất phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
Phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định mà không có lý do chính đáng.
Công an Thủ đô Hà Nội lên đường nhập ngũ (Ảnh minh họa: Đỗ Linh).
Mức phạt tiền từ 6-8 triệu đồng được áp dụng đối với một trong các hành vi:
Video đang HOT
-Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự
-Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cơ quan soạn thảo đề xuất mức phạt tiền từ 8-10 triệu đồng.
Ngoài ra, dự thảo quy định về các mức xử phạt vi phạm quy định về nhập ngũ. Trong đó đề xuất phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định. Phạt tiền từ 8-10 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm.
Theo Bộ Quốc phòng, thực hiện Nghị định số 120/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/12/2020 đã phát hiện, xử lý 85.285 vụ vi phạm, chủ yếu về thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Cơ quan chức năng đã ban hành 46.497 quyết định xử phạt, số vụ việc không xử phạt được là 37.027… Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước từ xử phạt vi phạm hành chính trên 30,8 tỷ đồng.
Cận kề 'thời hạn' xử phạt xe vận tải không lắp camera giám sát
Để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện quy định lắp camera giám sát trên xe ô tô kinh doanh vận tải do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ quyết định lùi xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức chưa lắp camera theo quy định tại Nghị định số 100/2019 đến hết ngày 31/12/2021.
Tuy nhiên, thời hạn này đã cận kề, bắt buộc các doanh nghiệp vân tải phải thực hiện nếu không muốn bị xử phạt.
Bộ GTVT thúc tiến độ
Ngày 1/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 66/CP về xây dựng pháp luật, trong đó đề xuất tháo gỡ khó khăn và lùi xử phạt doanh nghiệp vận tải theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đến ngày 31/12/2021. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2022, doanh nghiệp vận tải và lái xe không lắp camera sẽ bị xử phạt nghiêm để răn đe. Mốc này đã cận kề, nhưng hiện vẫn còn gần 200.000 xe kinh doanh vận tải chưa lắp do ảnh hưởng bởi dịch.
Qua tìm hiểu, nhiều doanh nghiệp hiện không có tiền đầu tư thiết bị, lao đao vì doanh thu giảm sút. Song, các doanh nghiệp sẽ vẫn phải lắp camera theo đúng lộ trình của Chính phủ quy định. Việc lùi thời gian xử phạt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thời gian qua đã giảm áp lực cho doanh nghiệp. Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN-Bộ GTVT) cũng đã ban hành quy định về định dạng truyền dữ liệu, đưa ra những quy định tối thiểu về hình ảnh mà doanh nghiệp phải đáp ứng. Căn cứ vào quy định định dạng này, doanh nghiệp có thể lựa chọn loại camera giám sát phù hợp để có thể truyền được dữ liệu hình ảnh.
Việc lắp camera trên xe vận tải sẽ giúp cơ quan chức năng giám sát chặt vi phạm của lái xe. Ảnh: TTXVN.
Để tiếp tục phối hợp thực hiện nghiêm Nghị quyết số 66 và các quy định tại Nghị định 10, Nghị định 100, Bộ GTVT đề nghị Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng chức năng, trong quá trình cấp mới biển số xe đối với xe kinh doanh vận tải, tiếp tục đôn đốc, nhắc nhở chủ phương tiện lưu ý thực hiện đúng quy định tại Nghị quyết số 66.
Bên cạnh đó, Sở GTVT các tỉnh, thành phố đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm quy định về lắp camera trên phương tiện vận tải tại Nghị định 10/2020; đồng thời, tuyên truyền nội dung Nghị quyết số 66 đến các doanh nghiệp vận tải thực hiện đúng lộ trình. Nghị định 10 quy định: Trước ngày 1/7/2021, ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên và xe vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép.
Thực tế thời gian qua, các doanh nghiệp vận tải cũng giống như nhiều ngành kinh doanh dịch vụ khác, đã và đang phải chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19. Vì vậy, Chính phủ đã có nhiều giải pháp, chính sách để hỗ trợ các đơn vị kinh doanh như chính sách về thuế, phí, lãi suất, kéo dài thời gian chu kỳ đăng kiểm.Việc tạm ngưng xử phạt cũng là để thực hiện nghiêm quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi quy định tại Nghị định số 100/2019.
Sẽ có tiêu chuẩn camera giám sát xe vận tải
Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) về thiết bị camera giám sát hành trình trên xe kinh doanh vận tải được quy định tại Nghị định 10/2020 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải. TCVN quy định camera là thiết bị giám sát hành trình công nghệ 4G được gắn thêm đầu thu camera; có thể ghi nhận hình ảnh làm việc của lái, phụ xe, hành khách.
Dự thảo TCVN cũng nêu rõ, chỉ cần lắp 1 thiết bị camera giám sát hành trình trên xe kinh doanh vận tải, nhằm giúp giảm chi phí duy trì, bảo hành, giảm thao tác cho lái xe, chỉ dùng 1 phần mềm để giảm chi phí lắp đặt... Đồng thời, việc cho phép sử dụng camera để nhận dạng lái xe thay cho việc quẹt thẻ sẽ giảm được chi phí thẻ, đầu đọc thẻ và thao tác quẹt thẻ..., từ đó giúp giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp vận tải.
Về vấn đề này, ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ GTVT) cho hay, TCVN cũng giúp người sử dụng không mất thời gian đọc hiểu các văn bản pháp luật vốn có nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp, mà chỉ cần lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với TCVN. Nghị định 10 chưa bắt buộc thiết bị phải theo tiêu chuẩn hay quy chuẩn nào, chỉ yêu cầu các tiêu chí đầu ra hình ảnh và truyền dữ liệu. Do vậy, doanh nghiệp vận tải lắp thiết bị camera chỉ cần đáp ứng các tính năng của thiết bị quy định tại Nghị định 10.
Còn theo ông Đỗ Công Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (TCĐBVN), hiện chưa có Tiêu chuẩn về camera giám sát, nên Tổng cục Tiêu chuẩn đề xuất xây dựng. TCVN về camera giám sát sẽ là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp sản xuất thiết bị. Khác với Quy chuẩn là bắt buộc, Tiêu chuẩn doanh nghiệp được tự nguyện áp dụng và doanh nghiệp cung cấp thiết bị camera được lựa chọn áp dụng và công bố theo Tiêu chuẩn.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tặng quà Trung thu cho các thiếu nhi mồ côi do dịch COVID-19 Chiều ngày 20/9, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh đã đến thăm hỏi, tặng quà Trung thu cho các em mồ côi cha mẹ trong mùa dịch COVID-19 trên địa bàn Quận 8. Thứ trưởng Nguyễn Trường...