Không cần Trung Quốc, Triều Tiên xoay sang Nga?
Một số học giả nghiên cứu về vấn đề Triều Tiên cho rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể trông chờ Nga bù đắp những thiệt hại trong trường hợp Trung Quốc tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng để ngăn chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này.
Hồi đầu năm nay ông Kim Jong Un đã gửi thiệp chúc mừng năm mới đầu tiên đến Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trung Quốc- nước chiếm 90% thương mại của Triều Tiên đang tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng như một phần nỗ lực ngăn chặn các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Tờ Newsweek cho rằng, Trung Quốc và Nga là những nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Triều Tiên mặc dù cả hai đều đã lên tiếng chỉ trích về việc thử hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng nói rằng, cả Nga và Trung Quốc đều trông chờ vào việc thực hiện “phương thức tiếp cận hai chiều” ở Triều Tiên, có nghĩa là Triều Tiên ngừng thử nghiệm tên lửa hạt nhân, trong khi Mỹ và Hàn Quốc đình chỉ các cuộc tập trận.
Tuy vậy, trước những diến biến mới, Trung Quốc có thể áp đặt thêm những biện pháp trừng phạt lên Triều Tiên, Bình Nhưỡng có thể tìm đến Nga, như một cứu cánh.
Video đang HOT
Giới phân tích cho rằng, có thể dễ dàng nhìn thấy dụng ý của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, khi hồi đầu năm nay ông Kim đã gửi thiệp chúc mừng năm mới đầu tiên đến Tổng thống Nga Vladimir Putin, trước khi gửi đến các nhà lãnh đạo Bắc Kinh và các đồng minh khác của Bình Nhưỡng. Mặc dù không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động thương mại giữa Nga và Triều Tiên, nhưng các mối liên kết về kinh doanh và vận tải giữa 2 bên đã trở nên nhộn nhịp hơn trước.
Tuần tới, hai bên sẽ đưa vào hoạt động một dịch vụ chuyên chở mới bằng phà và dự kiến vận chuyển khoảng 200 hành khách cùng 1.000 tấn hàng hóa mỗi tháng 6 lần giữa Triều Tiên và cảng Vladivostok của Nga. Số liệu về vận tải biển do Thomson Reuters Eikon cung cấp cho thấy đã có luồng lưu chuyển đều đặn của các tàu chở dầu từ Vladivostok đến các cảng ở bờ biển phía Đông của Triều Tiên.
Theo hãng tin Reuters, thứ Năm tuần trước, 5 chiếc tàu chở dầu có gắn biển Triều Tiên đã chở hàng tại cảng Vladivostok và xác định các cảng Triều Tiên là điểm đến của họ.
Đầu năm nay, các quan chức chính phủ Nga đã đến thăm Bình Nhưỡng để thảo luận về sự hợp tác trong vận tải đường sắt. Một tuyến đường sắt do Nga xây dựng giữa thị trấn Khasan biên giới phía đông Nga và cảng Rajin của Triều Tiên đã được sử dụng để mang một số than đá, kim loại và các sản phẩm dầu khác nhau.
Leonid Petrov, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Quốc gia Australia nói rằng: “Triều Tiên không quan tâm đến áp lực hoặc trừng phạt của Trung Quốc vì đã có Nga bên cạnh”.
Nga, đặc biệt là Vladivostok, cũng là nơi có cộng đồng hải ngoại lớn nhất của Triều Tiên trên thế giới, với một lượng ngoại hối được gửi về Triều Tiên đáng kể, Reuters đưa tin. Trong khi đó, chuyên gia về Nga tại Đại học Oxford (Anh), ông Samuel Ramani, nhận định rằng việc hỗ trợ cho chính quyền Bình Nhưỡng có thể đem lại lợi ích kinh tế cho Moscow.
Theo Danviet
Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Á: Lắm hy vọng, nhiều bất trắc
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vừa khép lại chuyến công du châu Á trong tâm thế đầy hy vọng về sự hợp tác.
Chủ tịch Tập Cận Bình mô tả các cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Tillerson ở Bắc Kinh là "phong phú". Ông bày tỏ sự tin tưởng rằng, các mối quan hệ có thể "phát triển theo cách xây dựng trong thời đại mới".
Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong một cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19/3. (Ảnh: Pool)
Cuộc gặp với ông Tập Cận Bình đã khép lại chuyến công du châu Á dài 6 ngày của Ngoại trưởng Tillerson. Với chuyến đi này, ông tìm cách gây sức ép lên Trung Quốc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, và tháo ngòi nổ một trong những mối đe dọa an ninh lớn nhất mà chính quyền Trump đang đối mặt.
Trong một dấu hiệu cho thấy bầu không khí căng thẳng, chỉ ít giờ trước khi hai người hội đàm, Triều Tiên thẳng thừng tuyên bố đã thử một động cơ tên lửa mang "tầm quan trọng lịch sử". Vụ thử diễn ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích một lập trường cứng rắn hơn của Mỹ đối với Bình Nhưỡng, đồng thời nhắc lại đề xuất đối thoại.
Theo một thông cáo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh với Ngoại trưởng Tillerson sự cần thiết phải hợp tác nhiều hơn nữa về "các điểm nóng trong khu vực".
Trước đó, ngày 16/3 ở Tokyo (Nhật Bản), Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi một "cách tiếp cận mới" để giải quyết vấn đề Triều Tiên. Ngày hôm sau ở Seoul, ông tuyên bố "mọi lựa chọn" đang trên bàn làm việc, kể cả tấn công quân sự. Đến ngày 18/3, ở Bắc Kinh, ông lại giảm tông và đề cập tới sự hợp tác với các nước để đưa Triều Tiên tới điểm mà "chúng ta có thể bắt đầu một cuộc đối thoại".
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Tillerson phát rất ít tín hiệu về các chính sách của chính quyền mới ở Washington tới một nước mà ông chủ Nhà Trắng đã liên tục công kích trong chiến dịch tranh cử.
"Đó là một mối quan hệ rất tích cực, dựa trên không đối đầu, không xung đột, tôn trọng nhau và luôn tìm kiếm các giải pháp đôi bên cùng có lợi", Ngoại trưởng Mỹ phát biểu khi ở Bắc Kinh.
Tuy vậy, sự kỳ vọng cho chuyến thăm này là tương đối thấp, và bất chấp những lời lẽ đẹp đẽ được đưa ra thì giữa Mỹ - Trung Quốc chắc chắn tồn tại nhiều bất đồng trong tương lai.
Ông Tillerson không đề cập đến chủ đề biến đổi khí hậu - một ưu tiên trong quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và chính quyền tiền nhiệm của Mỹ. Năm ngoái, ông Barack Obama và ông Tập Cận Bình đã đưa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vào thỏa thuận khí hậu Paris cắt giảm khí thải nhà kính. Nhưng Tổng thống Trump dọa sẽ rút lui và các đề xuất ngân sách của ông không có quỹ dành cho các nỗ lực chống tình trạng ấm nóng toàn cầu ở cả trong và ngoài nước.
Trong chuyến công du châu Á lần này, Tillerson phá vỡ truyền thống kéo dài nhiều thập niên khi không cho phép các phóng viên đi cùng. Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích quyết định này xuất phát từ chủ trương tiết kiệm tiền, mặc dù một số hãng truyền thông tự chi trả cho những chuyến đi như vậy.
Cũng trong chuyến đi, Ngoại trưởng Mỹ đặt nền móng cho một hội nghị giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Trump ở Florida vào đầu tháng 4. Một số vấn đề khác được đề cập là việc Mỹ mới triển khai một hệ thống chống tên lửa đạn đạo ở Hàn Quốc, vấn đề Đài Loan và các tuyên bố gây tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Cái khó của Trung Quốc khi chơi với Triều Tiên Có thể thấy Triều Tiên đã bị Trung Quốc chơi đòn nặng và hiểm như thế nào. Với động thái này, Trung Quốc vừa gia tăng áp lực với Triều Tiên lại vừa cải thiện được thể diện và uy danh trên trường quốc tế, vừa khẳng định vai trò rất quyết định trong việc tác động vào chiều hướng diễn biến và...