Không cần trung gian, mại dâm bùng phát
Với cách xử phạt mới, chị em hành nghề mại dâm không còn bị bắt về các trung tâm giáo dục. Không còn tâm lý lo sợ họ thoải mái tự thân hành nghề mà không cần đầu nậu bảo kê chăn dắt…
Không chỉ ở TP.Hồ Chí Minh, tại Hà Nội, nhiều nơi tệ nạn mại dâm cũng đã bùng phát, công khai hoạt động trở lại khi chế tài chỉ dừng ở mức nhắc nhở, xử phạt hành chính.
Thẳng tay dẹp ma cô, chủ chứa
Thống kê của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết hiện chỉ có khoảng hơn 800 người hành nghề mại dâm đang được quản lý tại các trung tâm giáo dục lao động xã hội trên cả nước. Con số trên nếu so với người mại dâm có hồ sơ quản lý chiếm khoảng 6-7 %, còn nếu so với số nghi vấn hành nghề mại dâm thì chỉ chiếm từ 2-3%.
Từ thực tế này, bà Đỗ Thị Ninh Xuân, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội đặt câu hỏi: Sự răn đe bằng giải pháp đưa đối tượng mại dâm vào các trung tâm giáo dục liệu có hiệu quả? Bà Ninh nêu thực trạng trong những vụ đột phá ổ mại dâm, hầu hết khách mua dâm bỏ chạy được, chủ cơ sở thì chỉ cần nộp phạt một số tiền là xong còn đa phần chị em hành nghề phải đối mặt với công an, lực lượng an ninh trong nỗi ê chề, ảnh hưởng cả về sức khỏe lẫn nhân phẩm…
Theo điều tra, đa phần chị em đi vào con đường hành nghề mại dâm là do bị lừa gạt, dẫn dắt, chỉ rất ít trong số đó là chủ động tìm tới nghề. “Muốn mại dâm giảm thì trước hết phải thẳng tay dẹp bọn ma cô, chủ chứa, hoạt động môi giới, chăn dắt… dùng hình phạt thích đáng cho những đối tượng này, có như vậy mới giảm được số người mại dâm mới hành nghề” bà Xuân nhấn mạnh.
Video đang HOT
Gái mại dâm được trả tự do, số người quay trở lại con đường cũ rất cao (Ảnh minh họa)
Được biết, mới đây, Cục phòng chống tệ nạn xã hội cũng đã có văn bản đề nghị tăng khung hình phạt đối với những chủ chứa, môi giới hoặc tổ chức hoạt động mại dâm mua bán dâm tại nơi công cộng, đặc biệt là môi giới mại dâm đối với trẻ em dưới 13 tuổi.
Mặt khác, theo bà Xuân, đối với chị em mại dâm đã “hoạt động lâu năm”, giải pháp quan trọng và bền vững vẫn là làm thế nào để họ có thể hòa nhập cộng đồng. “Ngoài những định kiến cộng đồng về người bán dâm như kỳ thị, không chấp nhận thì hiện nay chính sách, chế độ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm cũng thiếu và ở mức thấp, không có dịch vụ hỗ trợ đặc thù, đặc biệt đối với trẻ em là nạn nhân bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại…” – bà Xuân nhận định.
Hiện trên cả nước chỉ có 3 trung tâm giao dục thường xuyên chuyên trách tiếp nhận và quản lý đối tượng mại dâm và nghiện ma túy. Hiện Bộ LĐ-TB-XH đang xem xét chuyển đổi mục đích các trung tâm này thành các cơ sở hỗ trợ tư vấn sức khỏe, tâm lý, việc làm cho chị em hành nghề mại dâm. Ngoài ra, 50 tỉnh, thành phố cũng đang triển khai xây dựng thí điểm mô hình về phòng chống mại dâm và hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng…
Không cần bảo kê, chị em thoải mái “hành nghề”
Tại Hà Nội, hiện lực lượng công an cơ sở cũng thừa nhận đang phải “đau đầu” với quy định xử phạt mới đối với gái mại dâm. Đại tá Bùi Văn Đại, Trưởng Công an Q. Đống Đa cho biết, trước khi Luật mới đi vào thực hiện (7/2013), hiện nay khi bắt phá những vụ mại dâm, lực lượng chức năng đành phải dùng biện pháp lưỡng tính như: tiến hành phân loại: nếu đối tượng mại dâm hành nghề lâu năm không nơi cư trú, sau khi xử phạt hành chính sẽ được gửi về trung tâm giáo dưỡng, còn với những đối tượng chứng minh rõ nơi cư trú thì chỉ bị xử phạt hành chính. “Với mức phạt 300.000 đồng, chị em mại dâm sẵn sàng nộp phạt để tiếp tục hành nghề. Có những cô vừa hôm trước bị phạt, hôm sau đã lại thấy đứng đường” – Đại tá Đại cho biết.
Theo Đại tá Đại, Quy định xử phạt mới đang gây nhức nhối trong xã hội. “Có những tụ điểm ổ mại dâm trước đây chúng tôi đã triệt phá thì nay lại có cơ hội hoạt động trở lại khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Đây là vấn đề rất nhức nhối khiến chúng tôi đau đầu bởi một khi nó hoạt động sẽ còn đẻ ra bao nhiêu tệ nạn khác như hút chích, cướp giật, bảo kê, chăn dắt gái…” – Đại tá Đại nói.
Ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, thừa nhận tình trạng trên không chỉ diễn ra ở Hà Nội mà TP. HCM và những thành phố lớn khác cũng tương tự. “Chúng tôi đã đi khảo sát thực tế, chị em hành nghề cũng khai rằng trước đây do nỗi sợ bị bắt vào trung tâm giáo dục nên họ chỉ hoạt động dưới sự bảo kê theo tổ chức môi giới. Theo đó, chị em sẽ phải chia khoảng 1/3 số tiền kiếm được cho bảo kê. Tuy nhiên từ khi chỉ bị xử phạt hành chính, không bắt buộc phải vào trung tâm, chị em không sợ nữa, không cần bảo kê, tự ý ra đường hành nghề” ông Hiền nói.
Báo cáo tình hình triển khai, thực hiện công tác phòng chống mại dâm 9 tháng đầu năm 2012 cho biết: Tới nay đã thanh tra, kiểm tra hơn 26.300 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ lợi dụng để hoạt động mại dâm, phát hiện hơn 8.300 cơ sở vi phạm. Trong đó, xử lý bằng hình thức nhắc nhở, cảnh báo gần 4.000 cơ sở phạt hơn 6 tỷ đồng đình chỉ kinh doanh và thu hồi đối với 94 cơ sở.
Tại các tuyến biên giới, Bộ đội Biên phòng đã bắt giữ, tiếp nhận và xử lý 133 vụ mua bán người vị mục đích mại dâm với 158 đối tượng, giải cứu 177 nạn nhân, trong đó 16 trẻ em triệt phá 7 tụ điểm, xử lý 124 cơ sở kinh doanh, hơn 230 nhà nghỉ, cơ sở mát xa có liên quan tới hoạt động mại dâm.
Theo 24h
Cần có ngay biện pháp thay thế để "quản"
Việc chỉ xử phạt hành chính đối với gái mại dâm là quá nhẹ, những đối tượng bán dâm sẵn sàng nộp phạt rồi tiếp tục hành nghề, bởi lợi nhuận thu được từ việc bán dâm quá lớn so với mức phạt.
Việc hủy bỏ biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc là thực hiện chủ trương nhân đạo của Nhà nước ta và phù hợp với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp thay thế để "quản" gái mại dâm thì việc này tiềm ẩn nguy cơ đối với xã hội.
Nạn mại dâm vẫn diễn biến phức tạp
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính mới được công bố, sẽ không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Người bán dâm chỉ bị xử phạt hành chính, cụ thể khi bị phát hiện lần đầu người bán dâm sẽ bị phạt 300 nghìn đồng, nếu vi phạm tiếp thì mức phạt lần thứ 2 là 5 triệu đồng. Đồng thời, tới đây từ 1-7-2013, sẽ có khoảng 900 phụ nữ bán dâm đang được chữa trị tại các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội trên toàn quốc được trả về với cộng đồng. Trong đó, số bị nhiễm bệnh giang mai, HIV không phải là nhỏ.
Theo số liệu báo cáo thống kê chưa đầy đủ của các địa phương, hiện tổng số người bán dâm lên tới hơn 30 nghìn người, trong khi số lượng gái bán dâm có hồ sơ quản lý chỉ là gần 15 nghìn đối tượng. Theo bà Lê Thị Hà, quyền Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (PCTNXH - Bộ LĐ-TB&XH) thì tình hình tệ nạn mại dâm vẫn diễn biến phức tạp ở các tỉnh, TP trong cả nước. Trong đó, tập trung đông nhất là ở các TP lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Cần Thơ, Vũng Tàu. Hoạt động mại dâm có tổ chức với quy mô lớn, thu nhập cao ngày càng gia tăng và thủ đoạn tinh vi thông qua môi giới điều hành, sử dụng internet, tiếp thị, mại dâm theo tour du lịch.
Liên quan đến nguy cơ nạn mại dâm sẽ càng khó kiểm soát, kèm theo là vấn nạn HIV, ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Văn phòng Quốc hội, cho biết: "Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề nhạy cảm này, nhưng chúng ta đã tham gia Công ước quốc tế về quyền con người. Nếu đưa họ vào trại giáo dưỡng hay cơ sở chữa bệnh bắt buộc thì là hạn chế quyền tự do của họ, không phù hợp với Công ước quốc tế. Các quy định trong Luật lần này được quốc tế đánh giá là tiến bộ, bảo đảm quyền con người".
Nhưng ông Đinh Xuân Thảo cho rằng, việc thả toàn bộ gái mại dâm cũng như quy định chỉ xử phạt hành chính có thể dẫn đến những vấn đề đáng lo ngại, trong đó nguy cơ cao về sự bùng phát nạn mại dâm và lây lan bệnh tật. "Qua đánh giá thì việc những người bị đưa vào các cơ sở giáo dưỡng hay chữa bệnh bắt buộc có hiệu quả không cao, sau khi quay về cuộc sống họ lại hành nghề như cũ mà bệnh tật thì cũng không chữa được. Do vậy, việc thả hay giữ gái bán dâm - hiệu quả không khác nhau nhiều. Vấn đề bây giờ là phải có biện pháp nào đó để quản lý cho hiệu quả", ông Thảo cho biết thêm.
Ông Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp: Tăng cường phòng ngừa
Cần phải có quy định về việc thông báo cho cả gia đình, địa phương danh tính người bán dâm, mua dâm khi có đầy đủ địa chỉ, danh tính. Phải giáo dục từ gia đình, chính quyền địa phương thì mới mong có hiệu quả trong quản lý nạn mại dâm. Thứ hai là ngành y tế, các tổ chức liên quan đến xã hội học cần phải nghiên cứu, tổ chức các lớp giáo dục đồng đẳng, chỉ dẫn các phương pháp phòng tránh bệnh qua đường tình dục, bởi phòng ngừa bệnh tật là biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch HIV. Thứ ba là sự lên án của xã hội, dư luận xã hội phải nghiêm khắc hơn với đối tượng nam giới mua dâm. Bởi sự không công bằng trong đối xử (nữ bán dâm thì bị bắt, nam giới mua dâm thì không sao) cũng chính là nguyên nhân khiến nạn mại dâm ngày càng tăng.
Ông Hoàng Thành Thái, Phó GĐ Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội: Cần có ngay biện pháp khác để "quản"
Hiện nay, gái mại dâm hoạt động rất tinh vi với các phương tiện hiện đại như ĐTDĐ mạng internet nên để bắt quả tang hoặc có bằng chứng để bắt những đối tượng này không dễ. Kể cả khi bắt được mà khám những đối tượng này không có tiền thì không thể xử phạt được. Có những đối tượng ngoan cố, cố tình không chịu nộp phạt, mà Luật lại không cho phép đưa về các nơi giáo dục, chữa bệnh như trước thì rất khó xử lý. Mặt khác, với những đối tượng được gọi là mại dâm "cao cấp" có thu nhập cao, việc xử phạt vài trăm nghìn hay là 5 triệu đồng thì không đáng gì đối với họ, họ sẵn sàng nộp tiền để tiếp tục hoạt động. Có thể thấy, việc thực thi Luật này sẽ làm cho hoạt động mại dâm có phần công khai, ngang hiên hơn và họ không sợ cơ quan chức năng nữa. Chúng tôi kiến nghị cơ quan thẩm quyền nên có sự điều chỉnh hoặc bổ sung biện pháp quản lý khác.
Ông Nguyễn Kim Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống TNXH TP Hà Nội: Chỉ phạt thì rất bất cập
Hiện nay, số lượng tụ điểm mại dâm có phần tăng, kéo theo số người hoạt động mại dâm cũng tăng theo, ở các nơi đã thực hiện thả gái mại dâm tại các trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội, hoạt động mại dâm có xu hướng nở rộ. Có thể thấy trước việc phòng chống tệ nạn này trong thời gian tới đây sẽ vô cùng khó khăn muốn bắt được quả tang gái mại dâm không phải dễ, nhưng khi bắt quả tang mà họ không có tiền nộp phạt, cơ quan chức năng chỉ được tạm giữ 24 tiếng rồi bắt buộc phải thả. Hơn nữa, nhiều gái mại dâm có bảo kê đứng ra đóng tiền phạt, rồi họ lại phải tiếp tục làm gái để trả nợ, việc này làm cho họ càng lún sâu hơn vào con đường này.
Lập danh sách để quản
Rõ ràng, việc người bán dâm chỉ bị phạt hành chính rồi lại thả thì nạn mại dâm sẽ vẫn diễn ra bình thường, thậm chí là hoạt động công khai hơn. Những kẻ môi giới, bảo kê việc "kinh doanh xác thịt" có thể lợi dụng quy định này để mở rộng mạng lưới hoạt động. Theo Trung tá Đoàn Danh Chức (CA Hà Nội) thì việc "thả nổi" này sẽ khó khăn trong việc quản lý nạn mại dâm.
Đồng thời, rất khó kiểm soát được sự lây lan của bệnh HIV/AIDS bởi phần nhiều gái mại dâm từng được đưa vào các trung tâm giáo dục, lao động, xã hội đều phải điều trị các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, HIV... Việc chỉ xử phạt hành chính đối với gái mại dâm là quá nhẹ, những đối tượng bán dâm sẵn sàng nộp phạt rồi tiếp tục hành nghề, bởi lợi nhuận thu được từ việc bán dâm quá lớn so với mức phạt.
Hệ lụy từ sự buông lỏng mại dâm còn ảnh hưởng lâu dài đến xã hội. TS. Xã hội học Nguyễn Thị Tố Quyên (Phó trưởng Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí & Tuyên truyền) nhận định: "Không chỉ một loạt tệ nạn khác có thể phát sinh theo như nạn bảo kê, chăn dắt gái mại dâm sẽ hoạt động mạnh mà những cô gái không có việc làm, trình độ thấp sẽ thấy việc bán dâm vừa nhàn lại có tiền sắm sửa, không bị bắt như trước đây nữa nên rất dễ sa ngã vào con đường bán xác thịt.
Nếu không quản lý chặt, để nạn mại dâm bùng phát thì còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của một bộ phận giới trẻ. Thanh thiếu niên thấy việc quan hệ sinh lý dễ dàng, chỉ cần bỏ tiền là được thỏa mãn tình dục thì giá trị tốt đẹp của tình yêu và hôn nhân sẽ bị xem nhẹ, không kiểm soát được đại dịch HIV/AIDS, làm hư hỏng một bộ phận không nhỏ giới trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi sau này".
TS. Đinh Xuân Thảo và một số chuyên gia pháp lý kiến nghị, nếu không cấm triệt để nạn mại dâm thì ít nhất cũng phải khu trú được nhóm đối tượng liên quan đến mại dâm và phải bắt nhóm này đi khám sức khỏe định kỳ. Đồng thời, lập danh sách, thậm chí công khai danh tính người mua dâm và cả người bán dâm đến gia đình, địa phương, cơ quan công tác.
Theo plxh
Thả gái mại dâm: Ngày về của... phấn son Tháng 6/2012, Quốc hội thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, không quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người có hành vi bán dâm. Bắt đầu từ ngày 1/7/2013, Luật này sẽ được áp dụng vào thực tế. Điều này có nghĩa, tất cả những người có hành vi bán dâm...