Không cần Tìm quanh đây làm gì, Facebook sắp có chức năng gợi ý kết thân với những người đang ở gần bạn
Thử tượng tượng bạn “ crush” cô nàng hàng xóm hoặc một cô bạn ở lớp bên cạnh nhưng không dám hỏi kết bạn Facebook, tính năng này chắc chắn sẽ là một cứu cánh không thể tuyệt vời hơn giúp bạn làm quen với nàng ấy.
Facebook mới đây đã được cấp một bằng sáng chế khá độc đáo, cho phép sử dụng cảm biến trong smartphone để xác định người đứng gần bạn và tự động đề xuất kết bạn.
Theo bằng sáng chế, chức năng này rất hữu ích trong trường hợp hai người muốn kết bạn làm quen mà quên không hỏi thông tin liên lạc của nhau. Mô tả bằng sáng chế ghi: “Gợi ý kết bạn sẽ được kích hoạt khi có ít nhất một con quay hồi chuyển, gia tốc kế hoặc bộ xử lý chuyển động của hệ thống phát hiện thấy chuyển động tương tự từ một thiết bị phát sóng không dây khác”.
Tính năng này sẽ sử dụng cảm biến khác nhau, bao gồm Bluetooth, NFC, đồng thời phân tích cường độ tín hiệu để xác định có người đang đứng gần bạn hay không.
Cảm biến trên điện thoại sẽ có nhiệm vụ giám sát những người gần đó cũng đang bật tính năng gợi ý kết bạn khi ở gần. Tính năng này thậm chí có thể sử dụng GPS và phân tích xem chủ thể đang đứng yên, đi bộ, chạy hoặc đạp xe ở gần bạn. Trong nội dung bằng sáng chế, Facebook hy vọng tính năng sẽ không gặp phải tình trạng mất kết nối.
Đáng tiếc tính năng này chỉ có thể áp dụng thành công khi cả hai đều bật chế độ gợi ý kết bạn khi ở gần. Do đó bạn nên cầu mong cô ấy cũng đang bật tính năng giống bạn, hoặc nếu can đảm hãy dùng một cách nào đó để gợi ý cho cô ấy thử mở tính năng đó trên Facebook.
Bằng sáng chế đưa ra nhiều trường hợp khác nhau khi kết bạn theo phương thức này. Thông thường khi một người dùng muốn tìm và kết bạn với một ai đó trên Facebook, họ sẽ tìm thấy thông tin tên người dùng, tên Facebook hoặc thông tin liên hệ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vì một lý do nào đó khiến họ không có cơ hội gặp người kia để hỏi thông tin Facebook nhằm mục đích kết bạn, làm quen.
Hay trong một số trường hợp, người này muốn làm quen với người kia nhưng ngại ngùng không dám hỏi dù họ có thể gặp nhau hàng ngày tại công sở hoặc trường học.
Lúc này tính năng gợi ý kết bạn ở khoảng cách gần chắc chắn sẽ là một cứu cánh tuyệt vời. Tất nhiên dù có gửi lời mời kết bạn nhưng người kia không đồng ý thì bạn cũng chẳng thể làm gì hơn ngoài việc phải gặp mặt và nói trực tiếp với họ.
Có lỡ yêu thầm một ai đó mà không dám xin Facebook để kết bạn và trò chuyện thì đây sẽ là một tính năng rất tuyệt vời giúp bạn làm điều đó
Video đang HOT
Nếu Facebook thực sự triển khai tính năng này trên thực tế, việc bạn có thể kết bạn và làm quen với các cô nàng/chàng trai mình quý mến sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Theo GenK
Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi hoạt động thể thao Strava
Hiện nay chúng ta có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ cho việc theo dõi hoạt động thể thao. Chỉ cần gõ từ khóa môn thể thao mình muốn tìm lên các kho ứng dụng là chúng ta có thể dễ dàng tìm được vài chục phần mềm liên quan. Thế nhưng chỉ một ít trong số chúng thực sự tốt và đáng dùng mà thôi.
Hôm nay mình xin chia sẻ đến các bạn một phần mềm với hơn 30 triệu người dùng, đã ghi nhận hơn 1 tỷ hoạt động thể thao và đang có tốc độ tăng trưởng chóng mặt với 1 triệu người dùng mới mỗi 40 ngày, đó chính là Strava.
Vậy thì Strava có gì hay? Tại sao sinh sau đẻ muộn, không có nền tảng gốc từ sản xuất đồ thể thao như Nike; Asics; Under Amor... mà lại có thể chinh phục người dùng và phát triển nhanh đến thế? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Đôi nét về Strava:
Được sáng lập năm 2009 bởi Mark Gainey và Michael Horvath tại Mỹ. Strava là một ứng dụng đo đạc, lưu trữ và phân tích các hoạt động thể thao thông qua dữ liệu GPS.
Một số dữ liệu ấn tượng về Strava trong năm 2017:
Số hoạt động thể thao ghi nhận được tính tới 31/12/2017 là 1 tỷ hoạt động
Số hoạt động chạy bộ được tải lên Strava trong năm 2017 là 136 triệu hoạt động
Số hoạt động chạy 42.2 km trong năm 2017 là 627,239 hoạt động
Một số kỷ lục thế giới được ghi bởi Strava trong năm 2017:
Kate Driskell đã chạy hết chiều dài của nước Anh trong 37 ngày với tổng quãng đường là 1722 km.
Sandra Vi đã chạy băng ngang nước Mỹ trong gần 55 ngày với tổng quãng đường xấp xỉ 5000 km.
Killian Jornet đã chính phục đỉnh Everest 2 lần trong một tuần mà không cần bình dưỡng khí. Thời gian lần lượt là 17 tiếng và 26 tiếng.
Nếu đã từng cài đặt và sử dụng Strava, các bạn sẽ thấy giao diện và cách tương tác của nó khá quen thuộc với một phần mềm cũng rất thành công trong những năm gần đây, Instagram!
Cũng không có gì bất ngờ về điều đó, khi mà CEO của Strava hiện nay James Quarles, chính là cựu CEO của Instagram, người đã đưa Instagram lên ngôi vương trong thế giới phần mềm chỉnh sửa ảnh với hiệu ứng có sẵn.
Strava trước đây được giới đạp xe biết đến nhiều hơn hết nhờ tính dễ dàng lưu, nhập và xuất các tracklog đạp xe (file dữ liệu đường đi GPS). Nó chỉ mới được giới chạy bộ dùng nhiều trong 2 năm trở lại đây, với mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng.
Để lý giải một cách ngắn gọn cho sự tăng trưởng vượt bậc của Strava (cũng là của Instagram) thì chính là cách mà James Quarles đã khéo léo "nhúng" mạng xã hội vào các phần mềm này. Nếu nói công cụ đo quãng đường hoặc công cụ chỉnh sửa ảnh trên các phần mềm này là phần "xác", thì mạng xã hội tích hợp chính là phần "hồn" của nó.
Trên Instagram chúng ta có thể "follow" lẫn nhau để xem những tấm ảnh đẹp, thả tim và để lại "comment" thì trên Strava chúng ta cũng "follow" lẫn nhau để xem kết quả và thành tích tập luyện, "give a kudos" (giống nút like trên facebook vậy) và để lại "comment".
Tại sao mạng xã hội "nhúng" trong những phần mềm này lại quan trọng?
Không giống như những phần mềm thuần mạng xã hội, Istagram và Strava vẫn giữ cái "cốt" của mình, cái thì lưu lại hình ảnh, cái thì lưu lại hoạt động thể thao. Người dùng thường xuyên trên đó là những người quan tâm đến ảnh (đẹp) cũng như các hoạt động thể thao, và thay vì phải lướt một mạng xã hội bát nháo như Facebook thì họ, những người dùng chuyên biệt sẽ thích lướt những phần mềm như Instagram hay Strava hơn. Đơn giản chỉ vì nó tập trung vào cái mà họ quan tâm nhất, ảnh hay hoạt động thể thao.
James Quarles đã tạo ra một mạng xã hội chuyên biệt mà không bắt người dùng phải suy nghĩ hay thao tác gì nhiều, tất cả đều hoàn toàn tự động. Giống như sau khi chỉnh ảnh trên Instagram, sau khi bấm kết thúc hoạt động thể thao trên Strava, dữ liệu hoạt động thể thao sẽ tự động được lưu lại và đưa lên dòng thời gian mà người dùng không phải làm gì thêm. Chính điều này đã giúp cho Strava có tốc độ tăng trưởng người dùng một cách chóng mặt mà chưa có một phần mềm cùng chức năng có thể làm được.
Hướng dẫn sử dụng Strava:
Strava có giao diện rất đơn giản và dễ hiểu. Giao diện chính của Strava được chia làm 5 khu vực chức năng khác nhau:
1. Feed
Nơi đây là bảng tin tập hợp tất cả những hoạt động thể thao của bạn và những người mà bạn theo dõi. Sau khi bạn hoặc những người bạn theo dõi hoàn tất bài tập và lưu lại thì Strava tự động đưa nó lên bảng tin này mà không cần thao tác gì thêm (tất nhiên là các bạn hoàn toàn có quyền thiết lập sự riêng tư để không cho người khác xem nếu muốn).
Phần thông tin hiển thị trên bảng tin này bao gồm những thông tin tóm tắt về buổi tập ngày hôm đó như: Quãng đường; Tốc độ; Thời gian; Kỷ lục mới; Bản đồ GPS khu vực chạy... Ngoài ra người dùng cũng có thể đặt tên cho buổi tập, thêm thông tin, cảm nhận và hình ảnh cho hoạt động đó.
Khi nhấp vào từng hoạt động thể thao, chúng ta sẽ xem được một cách chi tiết hơn toàn bộ hoạt động thể thao. Ví dụ: Biểu đồ lên dốc xuống dốc của quãng đường tập luyện; Biểu đồ tốc độ qua từng km; Biểu đồ nhịp tim qua từng km; Những thành tích cá nhân cụ thể theo khu vực chạy...
2. Explore:
Khu vực này giúp người dùng khám phá các Thử thách ảo và các Hội nhóm
Thử thách là các thử thách ảo do Strava tạo ra, người dùng khi tham gia và hoàn thành sẽ kiếm được các vật phẩm ảo. Giống như chơi game vậy đó (mình thì không quan tâm cái này lắm .Hội nhóm là các nhóm có cùng chung một mục tiêu hay lý tưởng nào đó được lập ra với mục đích dễ hỗ trợ, động viên và theo dõi lẫn nhau sát sao hơn. Ví dụ mình ở Quận 2 thì sẽ kiếm nhóm chạy bộ Quận 2 để tham gia và học hỏi.
3. Record:
Khu vực này cũng là chức năng chính của phần mềm, đo đạc và ghi nhận lại các hoạt động thể thao. Hiện nay nó đã hỗ trợ tới hơn 20 môn thể thao khác nhau. Tất nhiên việc dùng phần mềm Strava trên điện thoại chỉ ghi lại được những thông số cơ bản của hoạt động thể thao đó, còn các thông số chuyên sâu chúng ta vẫn cần những thiết bị chuyên dụng với tính chính xác cao hơn.
Có nhiều ý kiến so sánh mức độ chính xác giữa phần mềm này với phần mềm kia trong việc đo đạc và ghi nhận dữ liệu tập luyện. Thực ra vấn đề này là có nhưng rất ít. Các phần mềm đo đạc và ghi lại dữ liệu thể thao trên điện thoại hiện nay chỉ hơn nhau chủ yếu ở giao diện người dùng, các tính năng bổ trợ... Tính chính xác phụ thuộc nhiều vào chip GPS trên điện thoại và môi trường sử dụng lúc đó (ngoài khu vực thoáng hay nhiều nhà cao tầng, cây cối...)
4. Profile
Khu vực này là khu vực lưu trữ các thông tin của cá nhân bạn. Bao gồm toàn bộ các hoạt động thể thao, các hình ảnh, các vật phẩm ảo, các hội nhóm... Các bạn sẽ kiếm được tất cả những thông tin mà các bạn đã từng lưu trữ ở đây, cả tóm tắt lẫn chi tiết, rất cool.
5. More
Khu vực này là khu vực mở rộng thêm một vài tính năng khác và tuỳ chỉnh cài đặt chuyên sâu cho phần mềm.
Trong cài đặt chuyên sâu có 2 cái chúng ta sẽ quan tâm đó là:
Applications, Services an Devices: Đây là khu vực quản lý các thiết bị đo đạc ngoài (như smart watch, smart band) và các phần mềm theo dõi sức khoẻ khác (Health của Apple; MyFitnessPal...).Đơn vị đo lường: chọn kilometers hay miles.
Về cách dò tìm bạn bè trên Strava thì cũng rất là đơn giản. Khi được các bạn cho phép nó sẽ quyét từ 3 nơi chính là Facebook; Gmail và Danh bạ của bạn để tìm những người trong 3 khu vực đó có dùng Strava để các bạn biết mà tương tác với họ.
Strava hiện có thu phí cho những tính năng cao cấp, nhưng đa số người dùng (trong đó có mình) thì hài lòng với những gì mà bản miễn phí mang lại. Với tiêu chí của CEO James Quarles thì ông xây dựng Strava với định hướng " People first, then profit" nên những trải nghiệm người dùng mà Strava đang mang lại trên bản miễn phí rất là tích cực.
Cảm nhận cá nhân về phần mềm Strava:
Khi nói về cảm giác trải nghiệm Strava của bản thân mình, quả thật đội ngũ Strava đã làm rất tốt, mọi thứ diễn ra hoàn toàn tự động và rất tự nhiên. Mình theo dõi các hoạt động thể thao bằng smart watch, cụ thể là Garmin Fenix 5. Sau mỗi hoạt động thể thao thì Fenix 5 tự động đẩy dữ liệu tập luyện lên phần mềm Garmin và phần mềm Garmin tự động đẩy nó qua Strava. Tất cả đều rất nhanh chóng, chỉ vài giây.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sắp xếp để có thể cùng nhau tập luyện thể thao hàng ngày quả thực là việc rất khó, nó tốn quá nhiều thời gian di chuyển và những thứ râu ria xung quanh. Thế nhưng tập luyện đơn độc cũng sẽ rất nhanh chán. Vì vậy cái cảm giác được người khác thấy, chia sẻ, ủng hộ, góp ý, động viên sau mỗi hoạt động thể thao thông qua bảng tin của Strava quả thật đối với mình là một sự khích lệ không nhỏ sau mỗi buổi tập.
Các bạn sẽ cảm thấy những thứ này khá là "nhạt" nếu các bạn không chơi thể thao, nhưng đối với những người cùng chia sẻ niềm đam mê tập luyện thì việc theo dõi chi tiết được các hoạt động của bạn bè (hay đối thủ) là điều rất thú vị. Đó cũng là lý do vì sao mà Strava trở nên thành công đến như vậy. Nó đã làm tốt hơn vai trò của một phần mềm ghi nhận hoạt động thể thao bằng GPS. Nó đã kết nối được mọi người có cùng chung sở thích lại với nhau.
Theo tinhte
Đồng hồ Wear OS sắp có chip Snapdragon mới mạnh hơn Qualcomm tiết lộ rằng vào ngày 9/10 tới đây họ sẽ ra mắt một con chip mới dành cho các đồng hồ thông minh chạy Wear OS (chính là Android Wear ngày xưa). Đây sẽ là chip thay thế cho dòng Snapdragon Wear 2100 đang được dùng phổ biến cho đa số smartwatch mới. Có vẻ như con chip sắp xuất hiện sẽ...