Không cần thiết phải đội nón chống giọt bắn khi ngồi học
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm – nội thần kinh, BV Nhi đồng 1, cho rằng học sinh không cần thiết phải đội nón chống giọt bắn trong lớp học.
Sau khi kết thúc kỳ nghỉ dài vì dịch COVID-19 thì học sinh THCS, THPT và thậm chí là học sinh tiểu học tại một số nơi đã bắt đầu quay trở lại trường học.
Đeo kính chống giọt bắn, làm vách ngăn khi ngồi học
Chính vì tâm lý lo lắng cho con khi đi học trở lại trong khi dịch bệnh chưa hết khiến cho tại một số nơi xuất hiện những hình ảnh học sinh tiểu học ngồi trong lớp miệng bịt khẩu trang, mặt thì đeo kính chắn chống giọt bắn.
Mới đây nhất là hình ảnh các em học sinh lớp 1.1 Trường Tiểu học Nhị Đồng (phường Dĩ An, TP Dĩ An, Bình Dương) ngồi trong lớp đội nón chống giọt bắn nhìn rất ngột ngạt và nóng bức.
Được biết toàn bộ số nón này được một phụ huynh của lớp tặng cho lớp, để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo đại diện của nhà trường thì nhà trường không trang bị và cũng không bắt buộc các em phải đội nón kháng khuẩn.
Hay như tại Trường THPT Trần Quang Khải, quận 11 đã trang bị 2.400 nón ngăn giọt bắn trong công tác chuẩn bị cho ngày đầu đón học sinh của trường quay trở lại. Nhà trường cũng đã trang bị nhiều bồn rửa tay, nước sát khuẩn ở từng lớp, từng khu vực công cộng.
Video đang HOT
Giáo viên Trường THPT Trần Quang Khải, quận 11 phát khẩu trang cho các em học sinh. Ảnh: VD
Không cần thiết phải đội tấm chắn
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm – nội thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết học sinh không cần thiết phải đeo tấm chắn chống giọt bắn liên tục.
“Việc đeo tấm kính chắn này dùng trong trường hợp mặt đối mặt và chăm sóc trực tiếp với bệnh nhân. Còn trong phòng học thì học sinh cùng đều nhìn về một hướng trên bục giảng cho nên không cần thiết. Không những không có tác dụng mà còn gây ra cho các em cảm giác khó chịu, ngột ngạt, thậm chí là gây khó khăn về thị lực.
Tấm chắn này chỉ cần thiết khi ra chơi ngồi nói chuyện với nhau thì gọi là cần đeo một chút để tránh trường hợp ho hay hắt hơi bất ngờ, để ngăn giọt bắn của người khác lên người mình.
Quan trọng nhất vẫn là đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách và không đưa tay lên vùng mũi miệng” – BS Khanh khuyến cáo.
BS Trương Hữu Khanh: Đi học hay ở nhà cũng phải công bằng với trẻ
Theo TS.BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM đi học hay ở nhà vẫn phải công bằng với trẻ và phải phòng ngừa cho chúng ở bất cứ lúc nào.
Ảnh minh họa.
Chỉ trong vòng hai ngày, tranh cãi nghỉ hết tháng hai hay hết tháng 3 diễn ra nảy lửa trên các diễn đàn mạng xã hội.
Bác sĩ Khanh cho biết: "việc TP.HCM kiến nghị cho nghỉ học đến hết tháng 3 gây ra nhiều hoang mang cho người dân, các nhà quản lý vẫn chưa đưa ra được lý do thuyết phục nên vẫn gây tranh cãi. Nhiều người rối rít gọi cho tôi hỏi trẻ đi học được chưa".
Rõ ràng, về mặt lý thuyết tháng 3 thời tiết ấm hơn thì nguy cơ nhiễm bệnh ít hơn. Nhưng thực tế, kiến nghị nghỉ đến hết tháng 3 là vì học sinh vẫn còn quỹ thời gian để học.
Còn nếu chỉ nói do tình hình dịch bệnh phức tạp, người dân sẽ đặt lại câu dịch Covid - 19 ở Việt Nam có nhiều "tin vui" vậy tại sao lại kiến nghị cho nghỉ hết tháng 3, sẽ làm cho người dân hoang mang. Họ sẽ đồn thổi các thông tin thất thiệt.
Bác sĩ Khanh cho biết, về vấn đề an toàn cho trẻ, đến giờ người ta vẫn chưa thể khẳng định thời điểm hết tháng 3 có an toàn hay không. Đến thời điểm này TP.HCM chưa phải là vùng dịch. Nếu đưa ra quyết định cho trẻ nghỉ hết tháng 3 cũng có thể gây quan ngại, quyết định không hợp lý.
Bác sĩ Khanh cho biết qua các công văn của nhà quản lý về việc cho trẻ nghỉ học đều chưa đưa ra lý do thuyết phục và chưa thấy đặt ra công bằng với trẻ nhỏ.
"Tình hình dịch bệnh hiện nay cũng không có nhiều vấn đề còn người dân nghi ngờ vì sao lại chưa cho đi học thì tôi không thể giải thích được. Thực tế sự hoảng loạn sẽ ghê gớm hơn ảnh hưởng của virus Corona" - bác sĩ Khanh nói.
Ngoài ra, kể cả SARS, MERS Cov, Covid - 19 đều rất ít mắc ở trẻ con. Có nhiều nghiên cứu cho rằng việc tiêm phòng sởi, thủy đậu ít nhiều có thể do kháng thể này có chức năng bảo vệ chéo nên giảm nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ dưới 9 tuổi.
Ở bất cứ hoàn cảnh nào với trẻ đều cần phòng bệnh. Có thể cho trẻ đeo khẩu trang vải. Sử dụng khẩu trang y tế nếu trẻ không biết dùng sẽ nguy hiểm hơn là không dùng. Khẩu trang y tế đeo khiến trẻ có thể khó chịu hơn khẩu trang vải.
Bác sĩ Khanh khuyến cáo chỉ cần thường xuyên đeo khẩu trang, lau chùi tẩy trùng sẽ đảm bảo giúp trẻ phòng bệnh.
Cách tốt nhất trong mùa dịch này, cha mẹ cần nhớ để chăm sóc con đó là: Trẻ cần ngủ sớm. Ngủ trễ nhiều ngày sẽ không có sức đề kháng.
Không sử dụng nhiều máy tính bảng, ti vi, như vậy trẻ sẽ không vận động. Nghỉ học thì không được tụ tập đông người vì như thế sẽ có nguy cơ lây bệnh.
Tìm cách cho trẻ tập thể dục, nếu không sẽ tăng cân béo phì vì ở nhà trẻ ít vận động.
Theo infonet
Phòng chống dịch Covid-19: Vì sao khuyến cáo 'hạn chế ra đường'? Hạn chế ra đường, đóng cửa hàng quán không cần thiết; hạn chế tụ tập, hội họp... là những giải pháp được các chuyên gia khuyên nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh Covid-19. Chung tay bảo vệ cộng đồng hạn chế lây nhiễm Covid-19 - Ảnh: Duy Tính Tại buổi họp giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng

Hiện tượng trào bùn ở Phú Yên: Do đứt gãy các hoạt động kiến tạo

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng

Theo dấu đoàn xe chở đất "đi lạc" khỏi Đà Nẵng

Rước xá lợi Đức Phật Thích Ca từ Ấn Độ về TPHCM
Có thể bạn quan tâm

H'Hen Niê lộ diện tại sân khấu tổng duyệt Chị Đẹp, hạn chế nhảy nhót giữa tin đồn bầu bí
Nhạc việt
13:58:25 12/04/2025
1 sao nam vì bảo vệ Goo Hara khỏi yêu râu xanh nguy hiểm nhất showbiz mà bị netizen mắng chửi suốt 5 năm
Sao châu á
13:30:56 12/04/2025
Lộ video 13 giây khiến HIEUTHUHAI nhận bình phẩm khiếm nhã khắp MXH
Sao việt
13:21:19 12/04/2025
Cây cảnh trồng hàng rào đẹp, phong thủy tốt lành lại chống rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh
Làm đẹp
13:03:37 12/04/2025
Nhà Trắng lên tiếng về mục đích chuyến thăm Nga của Đặc phái viên Steve Witkoff
Thế giới
13:01:16 12/04/2025
Đám cưới đang viral khắp MXH: Chú rể đã đẹp trai còn cao 1m88, cô dâu xinh yêu ngất ngây
Hậu trường phim
12:18:24 12/04/2025
Hành trình lạ kỳ của Mai Thanh Rin
Netizen
11:46:33 12/04/2025
Phim Trung Quốc mới chiếu 2 tiếng đã thống trị MXH, nam chính đứng im cũng khiến khán giả cười ngất
Phim châu á
11:32:30 12/04/2025
Đúng ngày RẰM tháng 3, top 3 con giáp chuyển mình đổi vận, phất lên nhanh chóng
Trắc nghiệm
11:24:15 12/04/2025
"Cam thường" tóm gọn Chu Thanh Huyền - vợ Quang Hải diện áo dài dạo phố, thái độ sau loạt drama gây chú ý
Sao thể thao
11:19:11 12/04/2025