Không cần phải gào thét khản giọng, bố mẹ thông minh hãy áp dụng ngay chiêu “tâm lý ngược” giúp nuôi dạy con nhàn tênh
Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ sẽ tránh được những rắc rối bằng cách sử dụng phương pháp tâm lý ngược. Ví dụ, con không thích ăn cà rốt, thay vì ép con ăn thì bố mẹ hãy cấm con không được động vào…
Nếu nói nuôi dạy con là một cuộc chiến đối với bố mẹ thì cũng chẳng có gì là sai. Bởi hầu như bố mẹ nào cũng bị căng thẳng mệt mỏi khi con liên tục không nghe lời, như không chịu ăn rau, không dọn đồ chơi, từ chối đi ngủ đúng giờ chẳng hạn. Và sau tất cả, “cuộc chiến” giữa bố mẹ và trẻ luôn kết thúc trong tiếng la hét và nước mắt. Chưa kể, tâm trạng của cả hai bên đều rơi xuống mức tồi tệ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ sẽ tránh được những rắc rối này bằng cách sử dụng phương pháp tâm lý ngược. Ví dụ, con không thích ăn cà rốt, thay vì ép con ăn thì bố mẹ hãy cấm con không được động vào. Thể nào vì tò mò con cũng sẽ ăn thử.
Những tình huống nuôi dạy con hài hước của các bố mẹ thông minh được tổng hợp dưới đây sẽ chứng minh phương pháp tâm lý ngược mang lại hiệu quả như thế nào trong chuyện nuôi dạy con.
* Mẹ tôi có một người bạn rất lạ. Cô ấy sẽ đặt rau vào đĩa của mình chứ không phải trên đĩa của các con. Khi bọn trẻ hỏi về nó, cô sẽ miễn cưỡng nói rằng ‘Đây là thức ăn dành cho người đã trưởng thành, nhưng mẹ nghĩ là mình có thể chia cho con một ít’. Cứ như thế, những đứa con của cô ấy lớn lên rất thích ăn rau. Còn mẹ tôi thì không dạy như vậy. Bà cứ cố ép tôi phải ăn rau, nên tôi đã sẵn sàng ngồi 3 giờ đồng hồ để nhìn đĩa súp lơ xanh mà không hề động tới nó.
* Một trong những người bạn thân nhất thời thơ ấu của tôi từng bị trừng phạt không được phép ăn salad nếu bạn ấy làm sai việc gì đó. Cho đến bây giờ, người bạn này vẫn rất trân trọng món salad và sẽ luôn cố gắng ăn càng nhiều càng tốt trong thời gian ăn trưa ở trường. Thật trùng hợp, người chồng bây giờ của cô ấy cũng từng bị trừng phạt không có sách và nó cũng có tác dụng tương tự. Kết quả là hai vợ chồng họ đến quán salad và thư viện nhiều như đi chợ.
* Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã nhất quyết không chịu thức dậy vào buổi sáng. Mẹ liền nói rằng chúng tôi sẽ lừa bố bằng cách tôi sẽ dậy đánh răng, thay quần áo đi học rồi trốn vào chăn, giả vờ ngủ. Sau đó, khi bố đến đánh thức thì tôi sẽ vùng dậy với tư thế mọi thứ đã sẵn sàng cho bố bất ngờ. Việc này lặp đi lặp lại trong nhiều năm mà tôi chơi hoài vẫn không chán. Sau này lớn lên mới biết, bố mẹ chỉ không muốn gặp phiền phức khi bảo tôi thay đồ đi học.
* Bố tôi thường chơi một trò thi xem ai có thể gấp được quần áo nhiều nhất và ông ấy không bao giờ thắng.
Video đang HOT
* Hôm đó, tôi dẫn con gái 3 tuổi đi siêu thị. Trong khi xếp hàng chờ tính tiền thì một cuộc “nội chiến” xảy ra, con bé lăn đùng xuống sàn nhà nằm ăn vạ. Tôi nhìn xuống con và nói rõ to “Mẹ con đâu rồi? Cô cần tìm mẹ con. Con có thấy mẹ ở đâu không?”. Sau vài giây giật mình và kinh ngạc vì tôi chính là mẹ thì con gái tôi đã vùng dậy và chạy lại ôm mẹ.
* Tôi thường khiêu khích bằng cách thách con có thể bỏ hết đồ chơi vào cái hộp này. “Mẹ chắc chắn là con sẽ không thể làm được điều đó. Không có cách nào có thể làm được”. Thật may mắn là nó luôn hiệu quả trong mỗi lần tôi muốn con dọn đồ chơi.
* Có một cuốn sách mà tôi bị cấm không được phép đọc nằm ở trên kệ. Bố mẹ tôi nói là tôi chỉ có thể đọc nó nếu tôi biết cách cư xử. Một ngày nọ, tôi ở nhà một mình nên đã lén đọc hết 1 nửa quyển sách để cố tìm xem lý do tại sao tôi không được đọc. Đó là quyển lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc.
* Con trai tôi là một đứa trẻ bướng bỉnh và bốc đồng. Con không bao giờ cho tôi nắm tay mỗi khi đi qua đường. Vì vậy, tôi đã nói rằng con cần phải nắm tay mẹ, kẻo ai đó đi ngang qua và bắt cóc mất mẹ. Kỳ diệu thay, cách này hiệu quả. Con đã có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ mẹ khỏi bị bắt cóc ở nơi công cộng.
* Con gái tôi khi còn nhỏ luôn cáu khỉnh mỗi khi đến giờ đi ngủ. Nhưng tôi luôn có sẵn 2 lựa chọn dành cho con. Một là dọn đồ chơi, hai là lên giường đi ngủ. Tất nhiên, con sẽ chọn lên giường. Thế là, tôi đỡ phải tốn công vật lộn để giữ con nằm yên.
* Bố tôi kể rằng ông đã áp dụng kiểu tâm lý ngược khi tôi con nhỏ. Nghĩa là nếu bố bảo tôi đi cắt cỏ vườn, tôi sẽ chần chừ và phàn nàn. Nhưng nếu bố bảo tôi chọn cắt cỏ hay lau cửa sổ thì tôi sẽ chọn 1 trong 2 và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bây giờ tôi cũng áp dụng phương pháp này với lũ trẻ. Thật kỳ diệu, nó vẫn làm việc hiệu quả.
* Khi được 4 tuổi, con trai tôi luôn có thói quen dậy sớm và xông vào phòng quấy rối bố mẹ. Vì muốn thêm một chút yên tĩnh, tôi đã bảo con hãy thử xem chân nào của con chạy nhanh hơn. Thằng bé sẽ chạy khắp nhà, thử đủ mọi tư thế chạy trước khi quay trở lại phòng, và thở hổn hển nói rằng cả hai chân đều chạy nhanh như nhau.
Theo Trí Thức Trẻ
Chuyên gia tâm lý chỉ ra 5 lỗi các bố mẹ thường mắc phải khi nuôi dạy con trai
Cấm con khóc, thể hiện sức mạnh bằng nắm đấm... chỉ là một vài trong số những lỗi mà hầu như các bố mẹ đều mắc phải khi dạy con trai.
Từ trước đến nay, xã hội luôn đặt ra các quy chuẩn khác nhau dành cho con trai và con gái. Từ sở thích, cách ứng xử cho đến cách xử lý các cảm xúc.
Tiến sĩ Kevin Bennett, giáo sư tâm lý học xã hội giảng dạy tại trường Đại học Bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) đã chỉ ra 5 sai lầm mà các bố mẹ hay mắc phải nhất khi dạy con trai.
1. Đánh trả lại ngay khi mới bắt đầu có xung đột
Tiến sĩ Kevin cho biết các bố mẹ vẫn chưa dạy con cách giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói. Trong một số tình huống, bạo lực là lối thoát duy nhất nhưng bố mẹ cần dạy con thể hiện thái độ bằng lời nói, và từ chối việc đánh nhau. Điều này không có nghĩa là con sợ họ, mà chỉ đơn giản là con không thích đánh nhau. Và nếu không thể tránh khỏi cuộc gay hấn, con cũng không nên là người bắt đầu.
2. Giải quyết mọi chuyện bằng bạo lực
Có một số ông bố bà mẹ cho rằng sức mạnh của con trai nên được thể hiện bằng nắm đấm. Họ khuyến khích con mình tấn công bất cứ người nào cư xử không đúng mực, dù cho đó là chuyện rất nhỏ như gọi sai tên, hoặc lấy đồ chơi mà không xin phép. Tuy nhiên, Tiến sĩ Kevin nói rằng "đứng lên bảo vệ bản thân không có nghĩa là tấn công người khác".
3. Gặp ai cũng nhận là con dâu
Các bà mẹ thường đem chuyện "làm sui" ra để kết đôi con trai mình với một bé gái khác. Thật ra, đây chỉ là một câu chuyện đùa của người lớn. Nhưng đối với trẻ, con không đánh giá cao sự hài hước này. Và nếu các bố mẹ cứ tiếp tục như thế, con có thể sẽ sinh ra tâm lý cảnh giác với phái nữ khi lớn lên. Thậm chí, khó có thể kết bạn với một cô gái.
4. Con trai thì không được khóc
Tiến sĩ Kevin cho biết hành vi này của bố mẹ rất nguy hiểm vì:
- Thứ nhất, làm cho con cảm thấy bị hạn chế về mặt cảm xúc. Và con sẽ học cách che giấu cảm xúc thật của mình.
- Thứ hai, gây ra trong con một quan điểm lệch lạc. Rằng con trai thì không được khóc nhưng mình khóc thì như vậy mình không phải là con trai.
- Thứ ba, khiến con nghĩ rằng khóc là một hành động xấu xí và đáng xấu hổ. Từ đó, con sẽ không biết đồng cảm với người khác.
5. Nên cai sữa con càng sớm càng tốt
Có nhiều người nghĩ rằng nên cai sữa con sớm khi con vừa tròn 1 tuổi. Bởi họ lo sợ rằng nếu bú mẹ lâu, đứa trẻ sẽ trở thành một người đàn ông có hứng thú quá mức với cơ thể phụ nữ.
Tuy nhiên, đây lại là một quan điểm không đúng. Ngược lại, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cho con bú sữa mẹ cực kỳ có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Và không có gì phải xấu hổ khi mẹ vẫn cho con bú dù con đã 2 tuổi, kể cả đó là con trai hay con gái.
Nguồn: Brightside
Theo Trí Thức Trẻ
Bố mẹ đừng phó thác con cho ông bà trông nom hoàn toàn bởi con có thể phải chịu 5 ảnh hưởng tiêu cực sau đây Bố mẹ có thể nhờ ông bà chăm sóc con những khi bận rộn, tuy nhiên không nên quá ỷ lại. Bởi sự chăm sóc của ông bà nếu quá mức có thể gây ra những tác hại không mong muốn. Được ông bà chăm sóc, yêu thương là một trải nghiệm tuyệt vời đối với mọi đứa trẻ. Tuy nhiên, sự chăm...