Không cần Nga, Trung Quốc sản xuất hàng loạt “Su-35″
Trung Quốc đang tự mình phát triển động cơ cho phiên bản chiến đấu cơ J-11D, phiên bản nội địa hóa từ Su-35 mà không cần chờ đối tác Nga chuyển giao động cơ.
Chiến đấu cơ J-11D Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc đã sẵn sàng cho ra mắt phiên bản J-11D mới sau khi không thể tiếp nhận các động cơ đặt hàng từ Nga theo đúng kế hoạch. Bắc Kinh buộc phải “tự lực” chế tạo máy bay bằng những công nghệ hiện có, các nhà quan sát quân sự cho biết.
Bước tiến bao gồm động cơ phản lực nội địa và hệ thống radar. Trung Quốc muốn chứng minh nước này không còn phụ thuộc vào động cơ Nga cho các thế hệ chiến đấu cơ mới.
Trước đó, Bắc Kinh đã đạt thỏa thuận mua 24 chiến đấu cơ Su-35 từ Nga, sau một thập kỷ đàm phán. Trung Quốc hy vọng, thương vụ bao gồm việc chuyển giao thêm 48 động cơ 117S, có thể lắp đặt trên các máy bay hiện đại nhất như J-20. 117S của Nga. 117S là động cơ Nga chế tạo riêng cho Su-35.
Nhưng đơn đặt hàng nhiều lần bị trì hoãn và có thể không kịp chuyển giao trong năm khiến Trung Quốc không thể chờ đợi. Bắc Kinh tự mình nâng cấp các máy bay Su-27 và chế tạo phiên bản Su-35 nội địa mang tên J-11D. Chiến đấu cơ này đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 29.4.2015.
J-11D được giới quan sát đánh giá là phiên bản nhái Su-35 hoàn chỉnh nhất.
Nâng cấp đáng kể nhất trên J-11D phải nhắc tới hệ thống radar. Ăng ten do máy tính điều khiển có thể theo dõi mục tiêu từ nhiều hướng khác nhau mà không cần máy bay phải đổi hành trình. Chuyến bay đầu tiên cũng cho thấy, J-11D sử dụng động cơ WS-10. Đây là động cơ phản lực do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) sản xuất.
Video đang HOT
Theo báo cáo hồi tháng 7, AVIC đã chế tạo hơn 400 động cơ WS-10 trong năm ngoái, dấu hiệu cho thấy J-10 và J-11 không cần tới động cơ Nga.
Andrei Chang, người sáng lập tạp chí quốc phòng Kanwa Defence Review, có trụ sở ở Canada nhận định, AVIC đang tập trung nguồn lực cho việc phát triển động cơ, với 24 đơn vị và 10.000 nhân viên.
“ Thế giới đã đánh giá thấp tốc độ phát triển động cơ Trung Quốc. Trên thực tế, Bắc Kinh đã tập trung nhiều nguồn lực vào dự án này, trong vòng hai đến ba năm qua”, ông Chang nói.
Trung Quốc từ lâu đã gặp khó khăn trong việc chế tạo động cơ nội địa và bắt đầu có dấu hiệu tập trung sức mạnh cho lĩnh vực này. Các nhà quan sát công nghiệp Trung Quốc nhận định, Bắc Kinh đã chi 150 tỷ Nhân dân tệ (21,7 tỷ USD) để chế tạo động cơ nội địa trong giai đoạn 2010-2015.
Trung Quốc đã tập trung nguồn lực để chế tạo động cơ nội địa riêng.
“Trung Quốc cần số lượng lớn động cơ AL31F của Nga cho các chiến đấu cơ J-15 và J11B”, ông Chang nói. Nhưng trong tương lai, Bắc Kinh sẽ không cần thêm động cơ hiện đại.
Động cơ phản lực kép của Su-35 cho phép máy bay này hoạt động ở tầm xa 3.500 km hoặc 4.500 km nếu mang theo nhiên liệu dự phòng. Đây cũng là máy bay chiến đấu đa năng hiện đại nhất biên chế trong không quân Nga.
Nhà quan sát quân sự Antony Wong Dong ở Macao nói, dự án J-11D sẽ giúp tăng tính cạnh tranh đối với các nhà sản xuất Trung Quốc. “Chính quyền Trung Quốc không muốn Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (CAC) nắm trong tay toàn bộ dự án chế tạo chiến đấu cơ, giống như cạnh tranh giữa Boeing và Lockheed ở Mỹ”, ông Wong nói.
Bên cạnh J-11, Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương (SAC) đang phát triển J-15 phục vụ trên tàu sân bay cùng mẫu J-16 và J-31.
Trong tương lai, Trung Quốc có thể tăng cường phát triển động cơ mạnh mẽ hơn. Phiên bản WS-10 chỉ mới được Bắc Kinh giới thiệu trong triển lãm hàng không tại Chu Hải tháng trước.
Giới chức Trung Quốc hiện không bình luận về kế hoạch phát triển động cơ nào trên chiến đấu cơ J-15 và J-20.
Theo Danviet
Trung Quốc dùng Su-35 không chế, thống trị không phận Viễn Đông!
Tạp chí Kanwa của Canada cho hay, việc Không quân Trung Quốc sở hữu tiêm kích đa năng Su-35 về cơ bản đã ngã ngũ và thế cân bằng chiến lược quân sự Đông Á có thể bị phá vỡ.
Trung Quốc dùng Su-35 không chế, thống trị không phận Viễn Đông!
Theo đó, với việc trang bị Su-35 sẽ làm cho cán cân lực lượng có chiều hướng nghiêng về phía Trung Quốc. Nhật Bản, Đài Loan, Đông Nam Á, Ấn Độ sẽ lần đầu tiên đối mặt với ưu thế vượt trội về công nghệ của không quân nước này. Đây là điều chưa bao giờ xuất hiện kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay.
Chính vì vậy Kanwa cho rằng tương lai không phận Viễn Đông sẽ do Su-35 của Trung Quốc thống trị.
Theo Tạp chí này, cho đến nay Không quân Trung Quốc giỏi lắm chỉ có thể nói là cùng thế hệ với chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Ấn Độ, Nhật Bản và một số quốc gia khác, đó là trình độ tác chiến của máy bay chiến đấu thế hệ 4.
Công nghệ trên tiêm kích đa năng Su-30MKI của Ấn Độ được đánh giá vượt hơn tính năng cơ bản trên chiến đấu cơ thế hệ 4 mà Không quân Trung Quốc đang sở hữu. Đối với lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, những vũ khí trang bị và chiến đấu cơ mà Không quân Trung Quốc có thì Nhật Bản đều có, thậm chí còn hiện đại hơn.
Cho nên, việc trang bị 24 chiến đấu cơ Su-35 cho Không quân Trung Quốc, sẽ giúp cho trình độ tác chiến của không quân nước này ít nhất hơn Không quân Nhật Bản và Ấn Độ nửa thế hệ trở lên.
Tiêm kích đa năng Su-35 của Không quân Nga.
Vì Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ 4 được thế giới công nhận. Sở hữu động cơ tuyệt hảo công suất lớn, giúp nó có khả năng bay hành trình với tốc độ siêu âm, mà công nghệ lực đẩy vec-tơ TVC thì các nước như Nhật Bản đều không có. Chỉ có Su-30MKI của Ấn Độ được trang bị.
Khoảng cách phát hiện mục tiêu của radar IRBIS-E trên Su-35 được cho là gấp nhiều lần Su-30MKK của Không quân Trung Quốc hiện nay. Thử hình dung, một chiếc Su-35 bay trên không phận Thanh Đảo có thể soi rõ mục tiêu trên không phận bán đảo Triều Tiên, chúng có khả năng đồng thời theo dõi 30 mục tiêu và tấn công 8 mục tiêu trong số đó.
Báo cáo đánh giá cho rằng, với việc Nhà máy Chế tạo máy bay Komsomolsk-on-Amur phải đáp ứng đơn hàng 48 chiến đấu cơ Su-35S cho Không quân Nga trong 2 năm gần đây, khiến thời gian giao 24 chiếc Su-35 cho Trung Quốc sẽ bị lùi lại, sớm nhất phải đến năm 2018.
Khi đó, lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản vẫn chưa trang bị F-35A. Còn chiến đấu cơ thế hệ 5 FGFA ít nhất phải đợi đến năm 2020 mới có thể trang bị cho Không quân Ấn Độ. Bên cạnh đó, phiên bản F-16 của vùng lãnh thổ Đài Loan ngay cả hoàn thành việc nâng cấp, về công nghệ cũng thấp hơn Su-35.
Mà trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020/2022, trước khi Ấn Độ có được FGFA, Nhật Bản có F-35A, chỉ có tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ mới có khả năng duy trì cân bằng cơ bản sức chiến đấu trên không phận Viến Đông, Nhật Bản có thể yêu cầu Mỹ tăng cường đưa F-22A đến Okinawa.
Theo Kanwa, công nghệ của Su-35 Nga và phiên bản Trung Quốc có sự khác biết do phía Trung Quốc có thể yêu cầu Nga tích hợp lên Su-35 những hệ thống vũ khí, thiết bị cảm biến, kết nối dữ liệu do các doanh nghiệp hàng không Trung Quốc tự sản xuất.
Đặc biệt là với hệ thống kết nối dữ liệu phiên bản Trung Quốc, Su-35 của nước này có thể thực hiện tác chiến nhất thể hóa với các chiến đấu cơ Nga hiện có, đồng thời cũng có thể thực hiện tác chiến chung và chia sẻ dữ liệu với máy bay cảnh báo sớm, chỉ huy trên không KJ-200/2000 của không quân, hải quân và chiến đấu cơ nội địa khác.
(Theo Soha News)
Hai nước NATO điều tiêm kích bám sát Su-35 Nga Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha điều chiến đấu cơ theo dõi Su-35 Nga bay gần không phận hai quốc gia này. Tiêm kích F-18 của không quân Tây Ban Nha. Ảnh: Youtube Không quân Tây Ban Nha ngày 17/11 điều hai tiêm kích F-18 từ căn cứ ở Zaragoza và Torrejon, theo dõi một tiêm kích đa năng Su-35 của Nga...