Không cần luôn miệng nói yêu chỉ cần làm những điều này, vợ nào cũng khiến chồng mê tít
Trong cuộc sống vợ chồng, không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng nói: “Em yêu anh rất nhiều”. Nhưng bạn có thể dùng chính hành động để thể hiện điều đó một cách rõ ràng và chân thực nhất.
Khi chồng trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả, hãy dành thời gian quan tâm và chăm sóc chồng một chút (Ảnh minh họa)
Hành động mạnh hơn lời nói! Nếu bạn yêu một người thật sâu sắc, bạn không cần phải nói quá nhiều về điều đó mà hãy dùng chính hành động để chứng minh. Và điều này càng đúng hơn sau khi bạn kết hôn.
Trong cuộc sống vợ chồng, không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng nói: “Em yêu anh rất nhiều”. Nhưng bạn có thể dùng chính hành động để thể hiện điều đó một cách rõ ràng và chân thực nhất. Thông qua chính những điều nhỏ mà bạn làm, chồng hoàn toàn có thể hiểu được và yêu thương, trân trọng bạn nhiều hơn.
Dưới đây là những điều bạn có thể làm mà nó có giá trị hơn nhiều một lời nói: “Em yêu anh”:
Một ly nước đưa chồng khi anh ấy đi làm về
Ngay khi anh ấy rời nơi làm việc trở về nhà, đừng ném cho anh ấy một loạt những công việc phải làm như: dọn dẹp nhà cửa, sửa xe… Điều đó sẽ khiến chồng bạn cảm thấy cực kì mệt mỏi và thất vọng.
Thay vào đó, hãy mang cho anh ấy một ly nước hoa quả, để chồng ngồi nghỉ ngơi, hỏi han một chút về công việc này hôm nay thế nào. Sau những giây phút đó, tự khắc anh ấy sẽ muốn đứng lên và cùng bạn dọn dẹp một cách tự nguyện nhất mà không cần bạn phải giao việc.
Lắng nghe, lắng nghe thật lòng
Đôi khi người đàn ông không cần vợ phải làm cho mình điều gì to tát mà chỉ cần cô ấy im lặng lắng nghe mình.
Phụ nữ hay có thói quen nói nhiều hơn nghe nhưng đàn ông cũng có nhu cầu được chia sẻ. Anh ấy cũng muốn được “thao thao bất tuyệt” về những câu chuyện ở văn phòng, mục tiêu cuộc sống, những căng thẳng, áp lực…
Video đang HOT
Là một người vợ tinh tế, thay vì tỉnh bơ trước nhu cầu tâm sự của chồng, hãy dừng mọi việc lại, ngồi bên và chăm chú nghe anh ấy nói. Bạn hãy kiên nhẫn, tỏ ra thích thú khi lắng nghe và nếu cần hãy cho anh ấy một vài lời khuyên. Đó là cách tốt nhất để thể hiện tình yêu với chồng.
Đôi khi người đàn ông không cần vợ phải làm cho mình điều gì to tát mà chỉ cần cô ấy im lặng lắng nghe mình. (Ảnh minh họa)
Để cho chồng một vài ngày thảnh thơi làm điều mà anh ấy thích
Cuộc sống đầy những áp lực và mệt mỏi, nếu một hôm nào đó anh ấy trở về nhà và kêu đau đầu, chán nản, hãy thử đưa ra gợi ý về việc: “Ngày mai anh đi câu cá đi” hoặc để cho anh ấy được đi gặp bạn bè, thực hiện một vài sở thích của mình.
Đó chính là cách lặng lẽ mà bạn thể hiện tình yêu với chồng. Chắc chắn anh ấy sẽ vô cùng cảm kích.
Ưu tiên những thứ thuộc về chồng trước
Điều này thể hiện qua những việc hết sức đơn giản như: Tất cả quần áo được phơi trên sân thượng, khi trời đổ cơn mưa, bạn lên cất đồ. Thay vì việc chỉ chăm chăm cất những bộ đồ của mình, bạn ưu tiên cất đồ của anh ấy trước. Sự ưu tiên dù là rất nhỏ này sẽ khiến chồng bạn vô cùng cảm kích.
Đây là cách thể hiện tình yêu cho thấy sự chăm sóc và trân trọng rất lớn. không một người chồng nào lại có thể thản nhiên trước hành động quá ấm áp này của vợ.
Thay vì việc chỉ chăm chăm cất những bộ đồ của mình, bạn ưu tiên cất đồ của anh ấy trước. Sự ưu tiên dù là rất nhỏ này sẽ khiến chồng bạn vô cùng cảm kích. (Ảnh minh họa)
Khuyến khích, động viên chồng
Anh ấy đang loay hoay, cố gắng hết sức để sửa máy giặt. Mặc dù bạn biết anh ấy đang làm mọi thứ rối tung lên và thậm chí là còn… tệ hơn lúc ban đầu. Nhưng đừng vì thế mà buông một lời nhận xét tàn nhẫn. Hãy hiểu, anh ấy đang cố gắng hết mình. Do đó, hãy đưa ra một lời động viên:
“Em tin anh sẽ làm được thôi mà. Cố gắng lên anh”.
Bạn có thể nói điều này ngay cả khi bạn biết anh ấy sẽ thất bại.
Tôn trọng bạn bè, người thân của chồng
Khi bố mẹ chồng, người thân, bạn bè… của anh ấy bất ngờ ghé thăm, anh ấy mê mải ngồi trò chuyện với họ rất lâu, đừng lấy làm khó chịu. Thay vì xen vào phá vỡ câu chuyện, hãy hiểu, việc này không thường xuyên xảy ra và những người kia thực sự rất quan trọng với anh ấy.
Hãy hiểu, anh ấy đang cố gắng hết mình. Do đó, hãy đưa ra một lời động viên: “Em tin anh sẽ làm được thôi mà. Cố gắng lên anh”. (Ảnh minh họa)
Điều một người vợ khôn ngoan nên làm là mỉm cười, chuẩn bị nước, hoa quả mang ra để chồng tiếp tục câu chuyện với những người mà anh ấy đang rất hào hứng nói chuyện. Đó là cách thể hiện tình yêu và sự tôn trọng với chồng. Trên hết còn khiến chồng rất tự hào về vợ khéo léo.
Đừng đay nghiến sai lầm đã xảy ra, hãy học cách bỏ qua
Khi anh ấy vô tình làm hỏng hoặc làm mất một món đồ giá trị, đó là điều đáng tiếc và không thể thay đổi được nữa. Điều bạn nên làm không phải là ca thán, trách cứ mà tốt hơn là hướng về tương lai với những điều tích cực: “Thôi, chúng ta sẽ có một thứ mới, tốt hơn”.
Thay vì nói “Em biết chắc là điều này sẽ xảy ra vì cái tính bất cẩn, vô kỉ luật của anh…”. Điều này đâu có thể thay đổi được thực tế, tại sao phải tiếp tục dày vò nhau.
Theo Eva
Điều gì khiến cuộc sống lứa đôi hạnh phúc?
Câu hỏi này thực ra không phải là dạng câu hỏi khiến cho chúng ta phải trăn trở ngày đêm hay phải vượt chín núi mười sông gì mới hy vọng tìm thấy câu trả lời.
Những điều khiến cho cuộc sống lứa đôi của mỗi chúng ta trở nên hạnh phúc luôn là những điều hết sức bình dị, giản đơn: nó nằm ở sự trao và nhận sự yêu thương trìu mến nhau mỗi ngày.
Với cặp vợ chồng này là những lần trái gió trở trời ông nhè nhẹ đấm lưng cho bà, còn bà nhắc ông bớt thuốc lá vì "Em thấy tiếng ho của mình hơi khang khác. Hay là hôm nào mình nghe em đi khám bệnh xem sao". Với cặp vợ chồng khác là ánh mắt, nụ cười ấm áp trao tặng nhau mỗi sáng và một nụ hôn cùng lời chúc ngủ ngon khi đêm xuống. Dù thể hiện như thế nào thì sự quan tâm chăm sóc nhau cũng hết sức giản dị, không một chút màu mè, không một mảy may gượng ép. Giản đơn vậy thôi mà phải có tình với nhau mới có được ngần ấy ấm áp yêu thương đọng lại trong tim!
Ảnh internet.
Để nói về bí quyết giữ gìn hạnh phúc lứa đôi, nhiều người lấy câu chuyện "Chiếc hộp đựng giày cũ" như một ví dụ điển hình, một điều nhất thiết phải có trong ứng xử vợ chồng. Tôi nhớ chính Mẹ tôi là người đầu tiên kể cho tôi nghe câu chuyện đôi vợ chồng già và chiếc hộp đựng giày cũ. Truyện rất ngắn, kể về hai vợ chồng già sống với nhau êm đềm trong suốt 60 năm, khi cụ bà bị ốm, biết mình không qua khỏi được bèn nhờ cụ ông lấy một chiếc hộp giày cũ mà cụ đã cất rất kỹ từ bấy lâu nay.
Vừa ngạc nhiên vừa hồi hộp, cụ ông mở hộp ra chỉ thấy hai con búp bê nhỏ bằng len đan tay và một cuộn tiền là 95,500 đô la. Cụ bà tuy đã rất đuối sức vẫn cố gắng kể cho cụ ông nghe rằng suốt cuộc đời làm vợ, cụ đã luôn nghe theo lời mẹ cụ dặn là mỗi khi chồng cáu giận, hãy im lặng lấy len ra đan và làm thành một con búp bê... Cụ ông không giấu được niềm hạnh phúc pha chút hãnh diện, hóa ra cụ là một người chồng không đến nỗi nào, bằng cớ là người bạn đời thân yêu của cụ chỉ giữ lại có hai con búp bê! Nhưng vẫn còn một thắc mắc nhỏ về món tiền cũng được để cùng trong hộp giày, lẽ nào cụ bà vẫn còn bí mật nào đó chưa nói ra? Nghe câu hỏi của cụ ông, cụ bà tìm lấy bàn tay cụ ông rồi khe khẽ nói, đấy chính là số tiền cụ kiếm được nhờ bán những con búp bê bằng len do chính mình đan trong suốt cuộc đời làm vợ của mình...
Câu chuyện khép lại với những bùi ngùi thương cảm và mở ra những suy ngẫm về những bài học cuộc sống cho bất cứ ai. Điều đầu tiên có lẽ là sự thán phục dành cho cụ bà nhân hậu và nhẫn nhịn. Chắc chắn bí quyết cho sự êm ấm vợ chồng sẽ được rút ra từ sự nhẫn nhịn bền bỉ này. Nhưng tôi lại tự hỏi: không biết bao nhiêu tiền một con búp bê như thế nhỉ? Cụ bà đã bán được bao nhiêu búp bê mà được những 95, 500 đô la? Trong suốt 60 năm vợ chồng, người phụ nữ đáng kính ấy đã âm thầm dằn nén sự tức giận hờn dỗi của mình bao nhiêu lần? Và cụ ông...lẽ nào cụ ông lại thờ ơ, thản nhiên với tâm trạng của vợ mình đến thế?....
Vậy là, nhờ sự chuyển hướng suy nghĩ sang nhân vật cụ ông, tôi đã có những suy nghĩ khác: Tôi không coi sự âm thầm nhẫn nhịn của cụ bà là bài học cho cuộc sống hôn nhân của riêng tôi, mặc dù tôi rớt nước mắt thương và cảm phục cụ! Tôi sẽ áp dụng bài của cụ trong một số ít tình huống thôi, nhất định tôi không phải là mẫu người vợ luôn luôn âm thầm lặng lẽ cặm cụi ngồi đan một cái gì đó khi chồng tôi nổi nóng, mặc dù, nói thật với các bạn, tôi đan len rất thành thạo và sản phẩm len đan tay của tôi không chỉ là những con búp bê !
Câu chuyện giúp tôi khẳng định những vô tâm luôn có ở những đức ông chồng: vô tâm với nhiều việc trong cuộc sống gia đình, vô tâm ngay cả với những vui buồn của vợ! Vì sao ư? Vì đàn ông thường không chú tâm đến tiểu tiết- đó là đặc điểm giới của họ. Đàn ông cũng vụng về hơn phụ nữ trong việc thể hiện những âu yếm ngọt ngào- Riêng chuyện này thì cứ mời " các ngài " hưởng sự âu yếm ngọt lịm của vợ trước, trong lúc các ngài lim rim sung sướng các bà vợ thủ thỉ vào tai các ông những nguyện vọng của mình là được!. Nếu không được nhắc nhở và động viên khuyến khích âu yếm vợ, khi có chuyện "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt", các ông chồng cứ nói ào ào lên rồi thôi, còn các bà vợ nếu nín nhịn triền miên cũng đồng nghĩa với việc những bất đồng không bao giờ được giải quyết cả. Kết quả là chỉ người vợ ôm vào mình những ấm ức không cơ cơ hội giải tỏa mà thôi còn các quý ông thì đinh ninh tin rằng mình đã đúng!
Tôi rất ghét hình ảnh hai vợ chồng phồng mang trợn mắt quát tháo nhau inh ỏi. Tôi chờ thời điểm thích hợp để trao đổi và giải tỏa những ấm ức của riêng tôi. Cách của tôi là vậy chứ tôi không lấy sự nhẫn nhịn làm "kim chỉ nam" của mình trong cuộc sống hôn nhân. Qua quan sát, tôi còn thấy sự nhẫn nhịn của người vợ đã vô tình như một hành vi khuyến khích hay đồng lõa với thói gia trưởng của rất nhiều ông chồng Á đông mà tôi được biết. Sự nhẫn nhịn lâu ngày sẽ biến người vợ thành một nhân vật thụ động trong gia đình, sẽ làm cho khoảng cách vợ chồng ngày càng lớn thêm và nguy hiểm nhất là có nguy cơ rất lớn biến người đàn ông thành "Ông chủ" ban phát uy quyền cho mọi thành viên trong gia đình và thậm chí ban phát cả những thú vui chăn gối giữa hai vợ chồng! Sự câm nín của người vợ ngự trị ngay cả trong những phút giây ân ái, sự vô tâm của người chồng chi phối cả những hành động của anh ta khi ở trên giường!
Tôi không phủ nhận những giá trị truyền thống trong gia đình Á đông. Tôi cũng không đến nỗi hiểu khái niêm "Nam nữ bình đẳng" một cách thô thiển là phụ nữ phải huỳnh huỵch đi lại, ăn to nói lớn, uống rượu như hũ chìm, ngửa cổ phả những cuộn khói thuốc lá dày đặc... mới là bình đẳng. Tôi lựa chọn sự chia sẻ thường xuyên với người bạn đời của mình. Tôi thích anh ấy là người đầu tiên biết được niềm vui hay nỗi buồn nào đó của tôi và tôi cũng là người đầu tiên biết được những cung bậc vui buồn của anh ấy.Tôi thích sự cùng nhau của chúng tôi trong mọi sự, kể cả cùng nhau im lặng thụ hưởng một bản nhạc lẫn cùng nhau bước qua những khó khăn nào đó đến trong cuộc đời.
Với tôi, như thế mới là hạnh phúc. Và tôi luôn nghĩ cuộc hôn nhân của chúng tôi sẽ được coi là "có vấn đề" khi người này ngừng chia sẻ với người kia, khi mà tôi nhớ đến câu chuyện về cặp vợ chồng già với hộp giày cũ và....tôi ngồi cặm cụi "đan len" một mình!
Saomai Pham.
Nếu anh ta đang yêu bạn theo kiểu này, thôi chia tay đi, đừng tiếc! Nếu như khi yêu bạn, anh ta chẳng mấy bận tâm, sẵn sàng vì các mối quan hệ khác mà từ chối bạn, bỏ mặc bạn mỗi khi bạn cần thì đó không phải là một người sẽ gắn bó dài lâu với bạn. Có rất nhiều cô gái, một khi đã yêu, họ thường có thói quen im lặng, giữ cho tình...