Không cần khử trùng hàng tạp hóa trong mùa dịch Covid-19, WHO vẫn khuyến cáo người dân thực hiện đúng các bước này khi chế biến thực phẩm
Việc thực hiện đúng chuẩn những bước này trước, trong và sau khi ăn sẽ giúp bạn ngăn chặn tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid-19, đánh bay nỗi lo thực phẩm nhiễm bệnh trong mùa dịch bệnh.
Trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19, chúng ta ra sức bổ sung những bước khử trùng nhiều nhất có thể. Bạn có thể khử trùng quần áo, khử trùng nhà cửa, đồ dùng, khử trùng khẩu trang có thể tái sử dụng… Nhưng còn một mối quan tâm khác mà dường như ai cũng băn khoăn chính là có cần khử trùng những loại thực phẩm mới mua ngoài cửa hàng tạp hóa về không?
Có rất nhiều ý tưởng sáng tạo được lan truyền trên mạng về việc “khử trùng” đồ ăn thức uống dù là dạng sống hay chín – từ việc ngâm trái cây trong dung dịch sát khuẩn đến việc để lại đồ ăn có thời gian lưu trữ lâu trong xe 3 ngày… – Tổ chức Y tế Thế giới WHO đều cho rằng việc này thực sự không cần thiết, thậm chí không nên vì có nguy cơ nhiễm hóa chất, mắc bệnh nguy hiểm khác.
Có rất nhiều ý tưởng sáng tạo được lan truyền trên mạng về việc “khử trùng” đồ ăn thức uống dù là dạng sống hay chín!
Vào ngày 7/4, WHO cùng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã ban hành Hướng dẫn Tạm thời về an toàn thực phẩm để đối phó với đại dịch Covid-19 trên thế giới. Các tổ chức tuyên bố rõ ràng: “Rất khó có khả năng con người bị nhiễm Covid-19 từ việc ăn thực phẩm hoặc cầm nắm bao bì thực phẩm”. Trên thực tế, sự lây truyền chính của virus thực sự là thông qua người sang người hoặc tiếp xúc với các giọt bắn mang mầm bệnh.
Video đang HOT
Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Trưởng phòng kỹ thuật của đội Covid-19 của WHO, cũng lưu ý rằng mặc dù virus không thể truyền qua thực phẩm, chúng ta nên cẩn thận rửa rau và trái cây bằng nước sạch đảm bảo vệ sinh.
Dưới đây là một số gợi ý từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) về cách giữ cho thực phẩm của bạn an toàn và sạch sẽ cả trước, trong và sau khi ăn:
Tiểu Nguyễn
Những thói quen không lành mạnh khi nấu ăn gây hại sức khỏe
Không rửa tay, không dùng thớt riêng khi chế biến thực phẩm,... là những thói quen không lành mạnh có thể gây hại cho sức khỏe chúng ta.
Khi nấu ăn có những thói quen không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình mà nhiều người không chú ý đến. Theo Eatthis, dưới đây là những thói quen không tốt chúng ta nên bỏ khi nấu ăn.
Không rửa tay khi chế biến thực phẩm
Rửa tay là điều quan trọng là phải làm trước khi bắt đầu xử lý bất kỳ thực phẩm nào, nhất là thời điểm dịch COVID-19. Rửa tay sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.
Rửa tay sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại vào thực phẩm. Ảnh: Internet
Vì vậy, cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.
Không dùng thớt riêng khi nấu ăn
Nhiều người hay có thói quen dùng chung thớt để cắt thực phẩm chín và thực phẩm sống. Tuy nhiên, đây là một sai lầm vì chúng có thể gây lây nhiễm chéo.
Dùng chung thớt là một sai lầm vì chúng có thể gây lây nhiễm chéo. Ảnh: Internet
Trên thực phẩm tươi sống như thịt, cá đều có nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, dù chúng ta đã rửa nhưng không thể nào sạch được mà phải qua quá trình nấu chín. Chính vì thế, khi dùng thớt này để cắt thực phẩm chín, những vi khuẩn này có thể sẽ bám vào thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa.
Rã đông thực phẩm không đúng cách
Rất nhiều người có thói quen bảo quản thực phẩm trong ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu rã đông không đúng cách, thực phẩm sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông.
Nếu rã đông không đúng cách, thực phẩm sẽ rất dễ bị ôi thiu. Ảnh: Internet
Cách rã đông an toàn là nên lấy thịt từ ngăn đá để lên ngăn lạnh cho đến khi khối thịt mềm ra. Nên bỏ thịt vào trong chén để tránh làm ảnh hưởng đến những thực phẩm khác.
Không kiểm tra màu sắc của thịt trước khi chế biến
Nhiều người vẫn thường có thói quen mang thịt ở tủ lạnh ra là chế biến nhưng không kiểm tra xem chúng có bị hư hỏng không, nếu ăn phải thịt bị hư hỏng, có mùi lạ thì rất có hại đến sức khỏe.
Nên kiểm tra màu sắc và đảm bảo thịt không bị hư trước khi nấu. Ảnh: Internet
Vì vậy, chúng ta nên kiểm tra màu sắc và đảm bảo thịt không bị hư trước khi nấu, vì có thể chúng ta bảo quản thịt không đúng cách dẫn đến thịt không còn an toàn.
NGUYÊN VÕ
Cần làm gì để nhà bếp luôn an toàn trong mùa dịch COVID-19? Các bà nội trợ thường cảm thấy bất an vì nhà bếp của mình không đủ an toàn, sạch sẽ cho cả gia đình trong mùa dịch Covid-19. Tuy nhiên, chỉ cần bạn thực hiện đủ những thói quen đơn giản dưới đây bạn có đã có thể bảo vệ được sức khỏe của bản thân và gia đình mình. Thực tế, việc...