Không cần đợi dịch corona, nàng công sở vẫn phải đeo khẩu trang hàng ngày vì đồng nghiệp mắc “căn bệnh” này
Mùi cơ thể khó ngửi cũng như ý thức giữ gìn vệ sinh chung chính là tác nhân to lớn khiến dân công sở bị đồng nghiệp xa lánh và kỳ thị.
Nhờ sự cần mẫn, đều đặn hàng ngày lau dọn, sắp xếp của các cô lao công mà văn phòng luôn giữ được vẽ tinh tươm, tươi mới, sạch sẽ và thơm tho. Điều này phần nào giúp dân công sở có một ngày làm việc thoải mái, hứng khởi và ngập tràn niềm vui.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tận hưởng được “diễm phúc” ấy một cách trọn vẹn, đặc biệt là những chị em văn phòng có những đồng nghiệp sở hữu một cơ thể nặng mùi mà ý thức giữ gìn vệ sinh, mỹ quan chung còn kém.
Nó gần, nói xa, chẳng qua nói thật; vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là dân công sở trên mạng xã hội, một nàng công sở đã có dịp chia sẻ những “đắng cay” mà bản thân mình phải gánh chịu khi sở hữu một anh đồng nghiệp có đôi chân bốc mùi. Cụ thể, cô kể:
“Câu chuyện về những chiếc tất phơi trong văn phòng.
Hiện tại, em đang rất bức xúc về những thói quen kỳ quặc của những người đồng nghiệp ngồi đối diện mình. Có thể do hệ bài tiết mồ hôi của người đó hoạt động quá mạnh nên khi ngồi ở văn phòng, anh ấy thường lột tất rồi đặt lên giày phơi ngay dưới gầm bàn. Vì em ngồi đối diện nên hứng trọn hết tất cả “tinh tuý” từ phía anh.
Mùi tất ấy bốc lên nồng nặc khiến em chẳng thể nào tập trung được, nhiều khi em thấy nhức đầu, choáng váng luôn. Nhưng khi hỏi đứa ngồi kế em (không đối diện với anh ấy) thì nó bảo không có vấn đề gì.
Vậy chung quy là do mũi em quá nhạy cảm ư? Dù phòng làm việc bật điều hòa mạnh đến cách mấy đi chăng nữa cũng không thể làm giảm mùi hôi đó được. Ngày trước, khi dịch corona chưa làm mưa làm gió, em vẫn phải đeo khẩu trang đều đặn hàng ngày.
Mặc dù đã tìm cách góp ý nhưng em vẫn chưa biết nên góp ý như thế nào vì dù sao, đây cũng là chuyện tế nhị. Hơn nữa, anh ấy cũng lớn hơn em tận 6 tuổi”.
Video đang HOT
Ngay sau khi vừa được đăng tải, câu chuyện của cô gái đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều ý kiến đồng cảm, chia sẻ cách đối phó cũng đã được để lại bên dưới phần bình luận:
“Chụp hình đôi vớ đang phơi, gửi cho hành chính nhân sự, yêu cầu chấn chỉnh tác phong nơi làm việc bằng cách: Bỏ vào hộp thư góp ý không cần ghi tên hoặc rửa ảnh ra rồi in 1 tờ giấy ghi ngày tháng, vị trí chụp, 1 vài dòng xúc thích và đặt lên bàn của phòng hành chính nhân sự”.
“Tốt nhất là đi làm mang theo chai xịt phòng em nhé. Lúc nào nó cởi giày ra thì xịt một lượt dưới gầm bàn, ai thắc mắc mình đang làm gì thì bảo tẩy uế”.
“Mua một cái quạt nhỏ đặt hướng về bạn đồng nghiệp, đối diện hoặc bên cạnh. Còn nếu không thì mấy chuyện tế nhị kiểu này cứ nói khẽ cho cả phòng nghe là được”.
Thật sự cuộc sống của chị em văn phòng sẽ trở nên khá khó khăn khi sở hữu những người đồng nghiệp không biết giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như môi trường làm việc chung.
Do vấn đề vệ sinh cá nhân cũng khá tế nhị nhưng nếu việc đó ảnh hưởng không nhỏ đến những người xung quanh, thì chị em nên nhẹ nhàng và tinh tế góp ý, cũng là giúp đồng nghiệp nhận ra vấn đề nhưng vẫn giữ lại thể diện cho bản thân họ.
Còn đặt trường hợp, sau những nhỏ to, nặng nhẹ mà đồng nghiệp vẫn tỏ thái độ ung dung hoặc chống đối thì chị em cứ mạnh dạn đưa câu chuyện này ra để chia sẻ cho cả nhóm, cả phòng hoặc liên hệ phòng hành chính nhân sự để làm việc nếu cần. Mọi vấn đề đều có thể dễ dàng được giải quyết bằng nhiều biện pháp.
Theo Trí Thức Trẻ
Công ty trả thiếu lương, chàng trai sốc nặng khi "nghe đồn" số tiền bị trừ được dùng vào mục đích này
"Sau 1 một hồi hỏi các đồng nghiệp xung quanh thì họ trừ tiền lương của mình để cho 1 người con của sếp lớn thêm tiền... đi du học".
Bị trừ lương vô lý là một trong những vấn đề khiến dân công sở ấm ức nhất khi đi làm, nhưng sẽ ra sao nếu bạn "nghe đồn" số tiền bị trừ ấy được dùng vào mục đích cá nhân của riêng gia đình sếp? Chắc chắn sẽ vô cùng sốc. Và đó cũng chính là tình cảnh của chàng trai trẻ trong câu chuyện có 1-0-2 dưới đây.
Cụ thể, anh chàng đăng đàn than khóc trong một hội nhóm chuyên "tám" chuyện công sở trên MXH như sau:
"Mọi người có ai như công ty em không nhỉ? Em là nam. Công ty em có trụ sở tại Sài Gòn. Điều mà em quan tâm đó chính là cách tính lương "kỳ quái" có 1-0-2. Nghĩa là như thế này: Mình đi làm 40 tiếng/tuần thì chỉ có trả lương cho 30 tiếng đến 35 tiếng/tuần.
Ngoài ra, bên chị thư ký và chị quản lý bảo rằng công ty nào cũng thế đó em ơi, sang công ty khác họ cũng tính lương kiểu như thế dù em đi làm công ty tư vốn 100% nước ngoài hoặc ra nước ngoài cũng thế thôi.
Sau 1 một hồi hỏi các đồng nghiệp xung quanh thì họ trừ tiền lương của mình để cho 1 người con của sếp lớn thêm tiền đi du học. Mình còn nghe đồn trong văn phòng rằng do con sếp rớt đại học năm ngoái nên phải đi du học.
Cuối cùng, bạn đồng nghiệp của mình còn phát hiện ra 1 điều kỳ lạ nói cho mình nghe là trên instagram của người con thì thấy toàn post hình đi chơi bar, ăn tôm hùm, lái xe BMW và Audi, và ăn chơi ngày đêm ở Las Vegas.
Không biết các công ty tư nhân xung quanh Sài Gòn cũng chơi cách tính tiền lương này chỉ để nuôi cho gia đình sếp hay các quản lý cấp cao không nhỉ?".
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Hầu như ai xem xong câu chuyện này cũng vô cùng sốc trước nội dung của những lời đồn, vì thế bên dưới phần bình luận, kha khá ý kiến tiêu cực xoay quanh vấn đề này đã được viết ra như sau:
"Ủa sao chưa nghỉ nữa vậy, trừ phi con sếp là vợ/ chồng sắp cưới của bạn thì làm tiếp, không thì úm ba la bùm thôi chứ bạn. Định nuôi quý tử nhà sếp đến bao giờ nữa".
"Ơ, thế giờ vẫn có kiểu công ty bóc lột thế này hả? Gọi ngay cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội đi bạn ơi. Công ty kiểu này cần phải tiêu diệt, sếp kiểu này cần phải bài trừ".
"Công ty nào mà hèn vậy, thêm mấy người đồng nghiệp nữa, bị trừ lương để nuôi con nhà người ta mà vẫn chịu được. Quao, thật nhân văn!".
Tuy nhiên, cứ tưởng câu chuyện này chỉ có những bình luận và lời khuyên như trên (vì nội dung sốc quá mà) nhưng không, vẫn còn không ít dân mạng mà nhất là dân công sở bình tĩnh suy xét vấn đề, chỉ ra cho chàng trai trẻ thấy bản chất của mọi môi trường làm việc:
"Môi trường làm việc nào cũng đầy những tin đồn giật gân nhưng đồn thì mãi là đồn thôi em ạ. Đừng có tin vớ tin vẩn rồi bắt đầu sân si tới gia đình sếp. Nếu công ty trả lương chưa đúng, cái em cần là tập trung đòi lại quyền lợi chính đáng của mình. Đừng nghe lung tung".
"Quan điểm của chị như này:
1. Nếu công ty của em tính lương theo giờ và đã thỏa thuận số giờ làm việc thì việc công ty trả kiểu đó là sai hoàn toàn. Em nên kiến nghị để công ty trả đúng thù lao cho em, quản lý của em nói công ty nào cũng thế là hoàn toàn nhảm nhí. Em làm rõ thêm xem có phải đây là cách làm của công ty chung hay quản lý của em tự ý làm sai rồi có hướng xử lý phù hợp nhe.
2. Em không nên nghe đồng nghiệp bàn ra tán vào chuyện nhà con sếp như nào cả. Dù công ty em có sai thì nhà con sếp ăn gì làm gì mình đừng quan tâm, không có giá trị gì chỉ mất thời gian, thời gian công sức đó em đầu tư nâng cao bản thân rồi đi tìm việc tốt hơn. Chưa chắc những gì em nghe là thật, chả có ông sếp nào dại tới mức dùng cắt tiền nhân viên để nuôi con mình đâu, nghe đã thấy vô lý".
Quả thật, như 2 bình luận trên có nói, thứ mà chàng công sở nghe đồng nghiệp kể cũng chỉ là suy luận không có căn cứ, lời đồn không thể chứng minh mà bản chất của mọi nơi làm việc đều luôn tồn tại hàng tá những câu chuyện drama gây sốc như thế.
Cho nên, chuyện của mình là tỉnh táo để xem vấn đề nằm ở đâu để tìm hướng giải quyết, không được lan man đi nạp vào đầu những tin tức gà vịt kẻo "lĩnh hội" xong rồi bắt đầu đi kể chỗ này chỗ kia, sếp mà nghe thấy lại phiền.
Môi trường công sở vốn lắm thị phi, tin sái cổ tin tức hành lang của hội buôn chuyện trong công ty thì có ngày mang họa chứ chả đùa!
Theo Trí Thức Trẻ
Sếp "vạch lá tìm sâu": Kiểm tra camera văn phòng từ vài tháng trước rồi phạt nhân viên 200k vì... vắt áo lên ghế làm việc Ngoài ra, cô nàng "nạn nhân" trong vụ phạt gây chấn động làng công sở còn kể thêm "sếp rất thích nhân viên về muộn buổi chiều và làm việc không nghỉ trưa". Môi trường làm việc vốn lắm thị phi nên dân công sở không chỉ đề phòng đồng nghiệp xung quanh mà còn phải dè chừng cả những vị sếp tưởng...