‘Không bút mực nào tả xiết vẻ đẹp của quần đảo Thổ Chu’
Cảnh đẹp của quần đảo Thổ Chu thật sự không bút mực nào có thể tả hết: những bãi cát trắng, làn nước trong xanh, hàng dừa quyến rũ, rặng san hô màu sắc, hải sản phong phú và giàu có đến nỗi bạn có thể câu cá mà không cần dùng lưỡi hay mồi.
Chuyến tàu đến đảo Thổ Chu – Ảnh: VĂNG CÔNG MINH
Là người làm nghề du lịch, tuổi đời ở mức lưng chừng, tôi càng có máu đi. Tôi thích đắm mình trong nét đẹp hoang sơ mà ở đó, chẳng xô bồ, chẳng bon chen, tôi có cơ hội được sống với những điều giản dị của người dân bản địa cũng là dịp nhìn lại chính mình sau những bộn bề lo toan giữa cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt.
Ngoài ra, bản đồ hình chữ S luôn là ưu tiên số một khi tôi nghĩ xách ba lô lên, bỏ lại sau lưng những áp lực công việc hàng ngày. Nhưng với quần đảo Thổ Chu (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), nơi tiền tiêu của vùng biển Tây Nam, ngoài quyết tâm còn đòi hỏi một chữ duyên để có thể đặt chân đến vùng đất nơi mà cha ông đã đặt cột mốc A1 cho đường cơ sở của đất nước Việt Nam mình.
Ý nghĩ đi đến quần đảo quân sự này nhen nhóm tận hai năm để thành hiện thực. Có những người bạn đồng hành ban đầu hăng hái với vẻ đẹp thiên nhiên của nó, nhưng rồi cũng rút lui dần vì thời gian chờ đợi, hành trình xa xôi.
Sóng gió trên con tàu ra đảo dễ làm nản lòng những người nhẹ bóng vía, vì bươn chải cuộc sống, hay là vì người ta nghĩ mình sẽ làm gì với chừng ấy thời gian ở một nơi hoang vắng – quá cô đơn, cũng quá chán chường, không nhà hàng, không rạp chiếu phim, không quán bar hay pub.
Thần may mắn cũng mỉm cười với người có lòng, Vietjet mở đợt khuyến mãi 0 đồng cho các chặng bay trong nước. Tôi nhanh tay có được chiếc vé hai chiều Sài Gòn – Phú Quốc với ngày trùng khớp để có thể đi tàu từ cảng Bãi Vòng ra Thổ Chu và quay về với giá chỉ 594.000 đồng, vào mùa đẹp nhất trong năm của Thổ Chu: tháng 4 dương lịch.
Nếu đặt cạnh nhau, Phú Quốc như nàng hoa hậu đội chiếc vương miện lấp lánh, Thổ Chu là một cô gái quê mùa với một nụ cười ngọt ngào toả nắng e ấp sau chiếc nón lá, và tôi yêu nét chân chất.
Đảo Thổ Chu – Ảnh: VĂN CÔNG MINH
Máy bay hạ cánh xuống Phú Quốc, tôi đón xe đến một nhà nghỉ giá rẻ dành cho khách du lịch bụi, Tây balo gần bến cảng để tiện di chuyển sáng hôm sau. Thuê xe gắn máy của chủ nhà nghỉ, không kịp thay quầy áo, tôi chạy vào thị trấn Dương Đông, nơi mà tôi có hẹn với hai khách người nước ngoài vừa thực hiện xong hành trình 3 ngày 2 đêm nghỉ dưỡng trên tàu Mekong.
Bình minh ló dạng, lại tất tả vác ba lô trên lưng, bác chủ nhà nghỉ kiêm xe ôm dúi vào tay hai ổ bánh mì ốp la cùng hũ muối tiêu của bác gái làm rồi chở tôi ra bến tàu để kịp chuyến 9h. Cảng Bãi Vòng sáng sớm tấp nập trên bến dưới thuyền. Chiếc Thổ Chu 09 neo ở một góc riêng, chào đón những bộ đội trẻ ra đảo nhập ngũ, bà con đi lại giữa hai nơi để giao thương cùng hàng hoá tiếp tế cho vùng đảo xa.
Máy điều hoà mở lạnh đến nỗi dù ngoài trời đang nắng ấm rực rỡ, tôi vẫn phải khoác thêm 2 cái áo nữa để giữ ấm. Chiếc tàu lướt sóng khá êm ra biển lớn, mọi người chìm vào giấc ngủ để quên đi hành trình 4,5 tiếng, quên đi những cơn say sóng.
Video đang HOT
Bình minh trên biển đảo – Ảnh: VĂNG CÔNG MINH
Khoảng hơn 13h, tàu thả neo, báo hiệu cập bến Thổ Chu. Hiện ra trước mắt tôi là con đường dài dẫn vào bãi Ngự, nơi dân cư tập trung đông đúc và sầm uất nhất trong 8 tháng tại vùng đất thiêng liêng này.
Theo hướng dẫn, tôi đến đăng kí với Đồn biên phòng của đảo và Công an xã đảo. May mắn lại mỉm cười với tôi khi anh phó công an xã mời tôi về nhà cha mẹ anh để ở trong 6 ngày lưu lại tham quan vùng đất tiền tiêu này.
Thời gian ở Thổ Chu, tôi đã đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác về một vùng đất trù phú, xinh đẹp và ấm áp tình làng nghĩa xóm. Mọi người ở đây chào đón bạn phương xa bằng trái tim ấm nóng của người dân xứ biển.
Cảnh đẹp của quần đảo Thổ Chu thật sự không bút mực nào có thể tả hết được: những bãi cát trắng, làn nước trong xanh, hàng dừa quyến rũ, rặng san hô màu sắc, hải sản phong phú và giàu có đến nỗi bạn có thể câu cá mà không cần dùng lưỡi hay mồi, rừng nguyên sinh mát rượi với hệ thực vật xanh tốt.
“Cảnh đẹp của đảo Thổ Chu không bút mực nào tả xiết” – Ảnh: VĂN CÔNG MINH
Nét văn hoá truyền thống của lễ hội vía Bà, lễ Ông hòa trộn với những nụ cười hồn hậu của người dân tứ xứ đến lập nghiệp trên quần đảo đã tạo nên một đặc sản quấn chân bất cứ ai có dịp một lần đặt chân đến đây.
Xã Thổ Chu đang thức giấc sau một giấc ngủ dài, từng có lịch sử đau thương với hơn 500 người bị Kh’mer đỏ thảm sát. Giờ đây, Thổ Chu đã trở mình, biến đau thương thành sức mạnh để trở thành một vùng đất có tiềm năng lớn trong tương lai.
Sau chuyến đi, tôi chỉ hy vọng miền đất xinh đẹp này sẽ có những bước phát triển đúng đắn và bền vững, để nụ cười mãi luôn xinh đẹp và chân chất như ngày tôi đến.
Miếu Bà Chúa Xứ trên đảo – Ảnh: VĂNG CÔNG MINH
Vị trí quần đảo Thổ Chu trên bản đồ (chấm đỏ) – Ảnh chụp màn hình
Kỳ lạ hòn đảo nơi người dân dùng tiền xu khổng lồ nặng tới 4 tấn
Ở hòn đảo kỳ lạ này, người bản địa còn sử dụng một loại tiền tệ khác thường.
Đó là hàng trăm đĩa đá khổng lồ nằm rải rác khắp nơi.
Yap là một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Caroline ở tây Thái Bình Dương. Đây là một trong các bang của Liên bang Micronesia. Tại đây, nền văn hóa và truyền thống của người dân bản địa tương tự như các đảo lân cận.
Bản thân đảo Yap ban đầu có những người di cư từ bán đảo Mã Lai, quần đảo Indonesia, New Guinea và quần đảo Solomon. Khi tới đảo Yap nhỏ bé của Micronesian, du khách thường bị "mê hoặc" bởi cảnh sắc thiên nhiên biển đảo trong lành.
Những đồng tiền bằng đá vôi với đủ kích cỡ trên đảo
Nhưng điều kỳ diệu thực sự không đến từ khung cảnh bình dị, lời chào của những cô gái xinh đẹp trong bộ váy truyền thống mà chính là loại tiền tệ khác thường được người dân bản địa sử dụng.
Đó là hàng trăm đĩa đá khổng lồ nằm rải rác khắp nơi, từ bên ngoài khách sạn, số khác nằm gần bãi biển, trong rừng sâu hoặc ở làng bản. Thậm chí có những "đồng xu" kích thước lớn hơn người, nặng tới 4 tấn và không thể di chuyển.
Trên thực tế, trước khi sử dụng tiền xu và tiền giấy như thời hiện tại, con người trong các nền văn minh cổ đại đã sớm gán giá trị tiền tệ cho nhiều món đồ. Khi đó, tiền có thể là pho mát, muối, hạt ca cao, trà...
Một số quốc gia thời trung cổ dùng da sóc làm phương tiện trao đổi. Thời gian trôi qua, những loại tiền tệ này không còn sử dụng nữa và giá trị của nó chỉ còn là một phần của lịch sử.
Du khách chụp hình với một đồng tiền khổng lồ to hơn người thật
Quay trở lại với câu chuyện đồng tiền khổng lồ trên đảo Yap, theo giới thiệu của người dân, loại tiền tệ bằng đá này được họ sử dụng hàng thế kỷ qua, nhưng không ai nhớ rõ chúng xuất hiện từ khi nào. Chúng đều mang đặc điểm chung là rất nặng, làm từ đá vôi chở từ Palau sang. Đây là hòn đảo nằm cách đảo Yap chừng 400km về phía tây nam.
Nhiều du khách tới đây sẽ đặt câu hỏi, tại sao loại tiền trên đảo lại to và nặng nề đến vậy?
Vấn đề ở chỗ hòn đảo này vốn không có kim loại quý hay đá vôi làm tiền xu. Trước kia, những thủy thủ qua lại ở đảo Palau tìm thấy đá vôi trong mỏ đá. Ban đầu, họ chỉ làm những đồng xu bằng đá nhỏ còn gọi là "hòn đá Rai". Tuy nhiên, để có được số đá vôi này, các thủy thủ phải đối mặt với nhiều rủi ro và cả dân bản địa không mấy thân thiện.
Những thanh niên người bản địa
Hàng trình đưa đá vôi về Yap càng không đơn giản. Bởi vậy người dân khi đó rất coi trọng những đồng tiền của mình. Sau đó, đồng tiền đá trở thành tài sản và có thể mua bán xoay vòng.
Càng về sau, kỹ thuật tạc đá được hoàn thiện dần khiến những đồng xu đá lớn tới mức to hơn cả người thật. Sau khi trở thành loại tiền tệ, chúng được đục lỗ ở giữa để dễ vận chuyển.
Có những đồng tiền được đúc với trọng lượng và kích thước cần 20 người đàn ông trưởng thành di chuyển từ nơi này tới nơi khác. Khi đó, hệ thống tiền tệ của người dân dựa theo sự sở hữu truyền miệng. Tức là để mua một món đồ, họ chỉ cần sự chấp thuận của chủ sở hữu và di chuyển viên đá tới nơi là xong.
Giống như David O'Keefe, một thuyền trưởng người Mỹ gốc Ireland được người bản xứ giúp đỡ trong vụ đắm tàu gần đảo Yap. Sau đó, ông đã giúp đỡ người dân bằng cách lấy những đồng tiền Rai. Đổi lại, thuyền trưởng này nhận nhiều món hàng hóa như cùi dừa và hải sâm. Đây vốn là những món hàng rất có giá trị ở vùng Viễn Đông.
Hòn đảo có cảnh sắc mê hồn, không khí trong lành
Ngày nay, đồng đô la Mỹ là đơn vị tiền tệ dùng trên đảo Yap cho các giao dịch hàng ngày. Tuy nhiên, trong các nghi lễ trao đổi truyền thống, những đồng tiền bằng đá vẫn được sử dụng.
Hiện tại, trên đảo vẫn còn những đồng xu có trọng lượng còn nặng hơn một chiếc ô tô. Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 13.000 đồng xu đá cổ đủ mọi kích thước còn tồn tại, với đường kính từ 30cm tới 350cm.
Đảo Thổ Chu - Thiên đường nơi đầu sóng Bãi cát trắng, làn nước trong cùng hàng dừa ngả bóng khắc họa nên vẻ đẹp nguyên sơ nhưng đầy cuốn hút của đảo Thổ Chu, nơi được mệnh danh là mảnh đất thiên đường ở Tây Nam Tổ Quốc. Đảo Thổ Chu không chỉ có khung cảnh phong phú với những bãi biển hoang sơ, hùng vĩ giữa cánh rừng sâu, mà...