Không “bó tay” với giải trình buôn chổi đót xây biệt phủ
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ), trong Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN – sửa đổi) có những quy định có thể xử lý được kiểu cán bộ giải trình xây biệt phủ, biệt thự nhờ đi buôn chổi đót. Luật mới đã quy định rõ thẩm quyền của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
Ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ)
Giải trình không rõ, sẽ xác minh lại
Năm 2018, Luật PCTN (sửa đổi), một trong những đạo luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua. Công cụ mới này sẽ góp phần vào công tác PCTN, tiêu cực thế nào, ông Nguyễn Tuấn Anh có chia sẻ với NTNN.
Thưa ông, Luật PCTN năm 2018 đã được Quốc hội thông qua, tuy nhiên vấn đề liên quan đến xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc lại chưa được thông qua, điều này khiến nhiều người băn khoăn về tính quyết liệt của công tác phòng, chống tham nhũng?
Ảnh minh họa.
- Tôi cho rằng chúng ta cần hiểu đúng ý này! Không phải Quốc hội không quy định hay không muốn quy định hoặc vẫn muốn giữ nguyên mà sau khi “lật đi, lật lại”, thảo luận rất kỹ lưỡng ưu, nhược điểm từng giải pháp thì thấy đều chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt pháp luật, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam nên chưa quy định. Đây cũng thể hiện sự thận trọng, nghiêm túc của Quốc hội trong quá trình xem xét vấn đề này. Tôi nghĩ, khi chúng ta có quy định mà không áp dụng được thì bản thân người dân, xã hội cũng sẽ đặt câu hỏi “tại sao” và như thế sẽ phản tác dụng.
Trong PCTN nói chung thì đây là vấn đề quan trọng, nhưng cũng rất khó. Không chỉ khó với Việt Nam mà khó với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với nước chưa kiểm soát được thu nhập, chi tiêu trong toàn xã hội, hệ thống quản lý thuế, đăng ký tài sản, quyền sở hữu, thanh toán qua tài khoản chưa đáp ứng yêu cầu. Qua tổng kết của Cơ quan Liên Hợp Quốc về chống tội phạm và ma túy thì ngay hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ đã quy định là tội phạm đối với hành vi “làm giàu bất chính” theo khuyến nghị tại Điều 20 của Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng, nhưng xét xử theo quy định này chưa được nhiều. Theo tổng kết đánh giá chu trình đầu tiên về việc thực hiện Công ước thì quy định tại Điều 20 ở trên vẫn gặp rất nhiều trở ngại trong việc nâng cao mức độ tuân thủ của các quốc gia thành viên.
Trường hợp cán bộ giàu lên bất thường, họ có thể giải trình kiểu “xây biệt phủ nhờ buôn chổi đót”, thì liệu chúng ta có “bó tay” không thưa ông?
- Với những quy định mới của Luật PCTN năm 2018, chúng ta vẫn có thể xử lý được tình trạng này, qua đó nâng cao hiệu quả công tác PCTN. Luật mới đã quy định rõ thẩm quyền của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Theo đó, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền yêu cầu, người có nghĩa vụ kê khai giải trình về nguồn gốc tài sản. Nếu thấy giải trình không hợp lý, cơ quan này có quyền tiến hành xác minh làm rõ nguồn gốc tài sản đó hình thành từ đâu, đã nộp thuế chưa, có dấu hiệu liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật không. Nếu có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật thì chuyển ngay sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành thanh tra hoặc chuyển cơ quan điều tra… Các cơ quan này sẽ xác minh, làm rõ và căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành để thu hồi tài sản.
Video đang HOT
Trước đây, ngay cả quy trình xác minh, yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai… cũng chưa quy định và thực hiện một cách quy củ thì lần này chúng ta đã bổ sung nên rõ ràng phải làm đến cùng theo thẩm quyền. Trường hợp tiến hành thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, nếu các cơ quan thanh tra không làm rõ, không làm đến cùng, sau này khi các cơ quan khác có thẩm quyền vào làm rõ được có vi phạm pháp luật thì chính cơ quan này và các cá nhân có liên quan, nếu có lỗi, cũng sẽ phải chịu trách nhiệm.
“Áp lực chứ không đặc quyền”
Có ý kiến cho rằng biện pháp kê khai tài sản thu nhập chưa phát huy hiệu quả, vấn đề này đã được khắc phục thế nào thưa ông?
- Có thể nói Luật PCTN năm 2018 đã tập trung vào sửa toàn diện để khắc phục tính hình thức và nâng cao hiệu quả của biện pháp này trong PCTN, cụ thể:
Thứ nhất là luật đã quy định theo hướng chuyển trạng thái từ minh bạch tài sản, thu nhập sang kiểm soát tài sản, thu nhập. Minh bạch dù sao vẫn mang tính chất tự nguyện, phát huy đạo đức công vụ của người có nghĩa vụ kê khai thì giờ giao cho hệ thống các cơ quan làm nhiệm vụ chuyên trách có tính chất độc lập tương đối với cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai để theo dõi, kiểm soát, xác minh.
Thứ hai là luật đã trao quyền cho các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập quyết định việc xác minh tài sản, thu nhập chủ động theo lựa chọn ngẫu nhiên hoặc theo yêu cầu.
Thứ ba là Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức nhằm mục đích chủ yếu là tạo cơ sở để so sánh, đối chiếu khi họ được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn hoặc khi có tài sản, thu nhập biến động trong năm từ 300 triệu đồng trở lên.
Quy định này, giúp hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Từ đó, có thể chủ động kiểm soát biến động tài sản, thu nhập; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để xác minh được nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm của người có chức vụ, quyền hạn; qua đó giúp sử dụng dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập một cách có hiệu quả vào công tác đấu tranh PCTN thời gian tới.
Luật quy định giao Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại các bộ, ngành, chính quyền địa phương, DN Nhà nước. Với số lượng kiểm soát lớn như vậy, Thanh tra Chính phủ liệu có quá tải, dẫn đến bỏ sót vi phạm, hoặc cũng có thể dễ lạm quyền không thưa ông?
Liên quan vấn đề kê khai tài sản thu nhập, theo báo cáo, năm 2018 Cơ quan chức năng đã tiến hành xác minh đối với 44 người/1.136.902 người đã kê khai nhưng chỉ phát hiện 6 trường hợp vi phạm (tăng 1 trường hợp so với 2017).
- Khi luật đã trao quyền thì luôn gắn với đó là nhiệm vụ, trách nhiệm. Đây chính là áp lực chứ không có đặc quyền gì cả. Áp lực về mặt xã hội, áp lực từ phía các cơ quan có thẩm quyền khác như các cơ quan giám sát.
Nói như vậy để thấy luật cho cơ quan này công cụ để kiểm soát tốt tình hình, thì cũng đặt lên vai áp lực không hề nhẹ. Khi thanh tra xem xét vụ việc có dấu hiệu tham nhũng mà có lỗi dẫn đến không phát hiện được hoặc bỏ lọt vi phạm, sau này cơ quan có thẩm quyền khác vào lại chỉ ra được sai phạm về cùng một nội dung thì người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý trách nhiệm.
Trong quá trình xây dựng luật, các cơ quan cũng đã đánh giá tác động, xác định số lượng Thanh tra Chính phủ phải kiểm soát tài sản, thu nhập. Theo thống kê, số lượng này khoảng trên 3 nghìn người nên không quá lớn. Hơn nữa, ở đây là kiểm soát để nắm giữ, cập nhật giữ liệu thông tin tài sản, thu nhập, chứ không phải ngay lập tức yêu cầu đi xác minh xem trên 3 nghìn người này có kê khai đúng không.
Thời gian đầu, có thể tiến thành xác minh theo mẫu ngẫu nhiên hoặc lựa chọn nhóm dễ xảy ra tham nhũng cao để giảm bớt nguy cơ thiếu trung thực. Sau này, khi đã xây dựng được cơ sở giữ liệu quốc gia về tài sản, thu nhập thì việc kiểm soát sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn.
Xin cảm ơn ông (!)
Theo Danviet
Bé trai 4 tuổi bị tổn thương vùng kín: Cô giáo muốn công an vào cuộc
Nữ giáo viên trường Mầm non Thiên Đường Trẻ Thơ (Long Biên, Hà Nội) cam đoan không xâm hại thân thể học sinh hơn 4 tuổi, đồng thời mong cơ quan công an vào cuộc làm rõ sự việc.
Trả lời PV Dân trí tối 21/12, bà Đặng Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Thiên đường trẻ thơ (Long Biên, Hà Nội) cho biết, sau khi xem camera của lớp Vành khuyên ngày 14/12/2018, nhà trường xác thực cô T. không tiếp cận cháu T.Q.V. - trừ giờ ăn trưa lúc 10h37, vì cô T. phụ trách bàn ăn của bé V.
Trong ngày 14/12, lớp chủ yếu do cô Hòa, cô Ninh, cô Diệu điều hành các hoạt động của trẻ. Cô T. chỉ tham gia khi cho trẻ tập thể dục sáng nhưng lúc đó cháu V. mới đến, đang ăn sáng trong lớp.
Bà Đặng Thị Hiền khẳng định, không có chuyện cô T. bạo hành trẻ. Bà cũng cho biết, mình sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu phát ngôn sai.
Lớp học của cháu V. (Ảnh: M. Hà).
Chia sẻ thêm với PV Dân trí, bà Hiền cho hay, sau khi có thông tin, dù đang trong thời gian cô T. nghỉ có việc gia đình nhưng cô đã trở về và có giải trình sự việc.
Theo giải trình này, cô phủ nhận thông tin mình cấu vùng kín của bé V. vì ngày đó cô không tiếp xúc riêng với bé.
"Cô T. muốn mời công an điều tra, làm sáng tỏ sự việc. Tuy nhiên, gia đình chưa hợp tác", bà Hiền cho biết.
Được biết, trong bản tường trình, cô T. thống kê lại những việc mình đã làm từ 7h20 phút đến 17h ngày 14/12, trong đó chỉ có thời gian tiếp xúc với bé V. trong bữa ăn vì cô phụ trách bàn này.
Tại buổi làm việc với PV Dân trí trước đó, bà Hiền cho hay, phụ huynh có thể xem lại camera, đồng thời chủ động mời cơ quan công an xác minh sự việc. Nếu nhà trường mời, phụ huynh sẽ không tin tưởng. Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, phụ huynh không muốn mời cơ quan công an.
Trả lời câu hỏi về việc, bé V. kể sự việc xảy ra ở trường và do cô giáo nhưng theo xác minh ban đầu của nhà trường, sự việc không liên quan đến cô. "Vậy con tự gây tổn thương cho mình, hay do bạn bè hoặc lý do gì đó con nhớ sai"?
Chị Thanh Tâm cho hay: "Con tôi mới hơn 4 tuổi. Cháu không ngẫu nhiên tự nghĩ ra sự việc kinh khủng như vậy. Do đó, tôi vẫn tin một phần vào lời con nói".
Bản cam kết trước đó của nhà trường (Ảnh: M. Hà).
Trước đó, chị Thanh Tâm, mẹ cháu V. cho hay, tối 14/12, sau khi đón từ trường về và tắm cho con, cháu kêu đau vùng kín. Bên ngoài không tổn thương nhưng phần bên trong bao quy đầu bị đỏ. Chị đưa con đi khám bác sĩ, cháu được chẩn đoán bị tổn thương do tác động bên ngoài, điều trị bằng cách bôi thuốc.
Người mẹ kể trong quá trình trò chuyện, hỏi han, con nói bị cô T. cấu ở lớp học. Phụ huynh này bức xúc, tới gặp hiệu trưởng để trao đổi. Người đứng đầu nhà trường nói tiếp nhận thông tin và xác minh.
Mấy ngày sau, cháu V. vẫn kêu đau và không muốn đi học. Chị Tâm vẫn gửi con tại trường và mong muốn đổi giáo viên thay cô T.
Đại diện Phòng GD&ĐT Long Biên cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng đã xuống trường Mầm non Thiên đường Trẻ thơ để xác minh, xem lại camera. Phòng sẽ mời đơn vị đầu tư là công ty cổ phần Giáo dục Thiên đường Trẻ thơ làm việc, giám sát, cũng như làm rõ sự việc.
Hiệu trưởng cho biết, đã làm bản cam kết đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh cả về thể chất, tinh thần; không vi phạm những điều giáo viên, nhân viên không được làm tại quy định Điều lệ trường mầm non; không vi phạm đạo đức nhà giáo; nghiêm túc thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Hiệu trưởng bị tố dâm ô hàng loạt học sinh vẫn đi làm bình thường Bà Trần Thị Kim Nụ - Hiệu phó Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, Phú Thọ cho biết, thầy hiệu trưởng bị tố dâm ô vẫn đi làm bình thường, mọi hoạt động của nhà trường vẫn diễn ra như thường ngày. Trước thông tin lãnh đạo Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn (huyện Thanh...