“Không biết đẻ thì phải biết ý chứ!”
“Con không biết đẻ thì con cũng phải biết ý, giờ con bé kia nó đang mang thai, làm sao mà phá được, thôi thì sống với chồng con chừng ấy năm là hết tình hết nghĩa rồi, con nên ra đi cho chồng con và mẹ có hạnh phúc”.
Ngày cưới, chị hạnh phúc như bất cứ cô gái nào trong làng. Váy trắng tinh khôi, tiệc cưới linh đình. Chị cứ như mê đi trong hạnh phúc. Cả làng mừng cho chị, và những chàng trai thì thầm tiếc nuối chị, cô gái xinh đẹp và dịu dàng nhất làng đã lên xe hoa.
Ngày chị về nhà chồng, vừa tuốt tấm váy cưới xuống đến chân, chị đã nghe thấy tiếng mẹ chồng gọi từ dưới phòng khách. Chị vội vàng xỏ dép xuống dưới. Khách khứa họ hàng vãn còn đang ngồi ngổn ngang, mẹ chồng chị bảo: “Từ nay con đã làm dâu nhà này, gia đình này là của con, con phải lo lắng quán xuyến. Nhà mẹ ở phố nên có khác một chút so với ở quê, mẹ sẽ dạy bảo con từ từ, nhưng con phải thấy là mình may mắn khi làm dâu của mẹ. Gia đình nhà mình nền nếp và gia giáo, con cũng phải cố gắng mà học theo”.
Chị lật đật vâng dạ, chị đã thấy được vài ánh mắt thưởng cảm của mấy bác họ dành cho chị, chị bỗng thấy có một vầng mây đen bao phủ trên đầu.
Từ lúc về làm dâu, đến nay đã tròn 8 tháng. Chưa một lần chị cảm thấy một ngày mình được nghỉ ngơi. Bất cứ việc gì dù nhỏ nhất chị cũng bị mẹ chồng theo dõi quản thúc. Từ việc đặt chiếc ly xuống bàn thế nào cho khéo, đến việc úp cái bát mà không có tiếng động, bất cứ điều gì bà cũng đưa mấy từ “gia giáo nền nếp” vào làm chị không thở nổi.
Từ lúc về làm dâu, đến nay đã tròn 8 tháng. Chưa một lần chị cảm thấy một ngày mình được nghỉ ngơi (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Chị làm cô giáo, công việc không quá bận nhưng cũng chiếm nhiều thời gian của chị. Buổi trưa chẳng bao giờ chị được thảnh thơi như bạn bè để đi ăn cơm cùng nhau, cứ hết tiết dạy chị vội vàng phóng xe về nhà nấu cơm cho cả gia đình chồng. Buổi tối, mình chị cơm nước giặt giũ xong cũng đến gần 10h khuya, lúc đó ngồi bên bàn giáo án, chị buồn ngủ rũ mắt.
Mẹ chồng chị quy định nhà phải lau ngày 2 lần, mà ngôi nhà nào có nhỏ bé gì, mỗi lần lau nhà xong là chị thở hổn hển. Bà kêu chị yếu, có mấy việc cỏn con mà làm không xong. Bà than thở tiếc nuối ngày xưa sao bà không kiên quyết một chút để bắt chồng chị lấy người mà bà chọn, bà coi thường chị quê mùa không biết việc, bà khinh rẻ bố mẹ chị chân lấm tay bùn.
Chị mang thai, chị không được nghỉ ngơi và suốt ngày mệt mỏi nên chị hay bị ngất. Chị sinh con, con bé ốm đau quặt quẹo, bà chê chị không biết đẻ. Bà chẳng bao giờ thèm bế cháu. Trong mắt bà, chị phải đẻ được cháu trai đích tôn, còn không thì cứ phải đợi đấy. Có lúc mệt mỏi, con ốm, chị thấy mệt mỏi, bà bảo: “Khi nào để được con trai thì hãy hay, còn con gái thì tự đi mà chăm sóc”.
Mẹ chị bị ốm lên ở với con vài ngày để tiện việc điều trị ở bệnh viện, bà chì chiết nhiếc móc như phải nuôi thêm một gánh nặng. Chị nuốt nước mắt giúi vội ít tiền vào tay mẹ rồi chở mẹ ra bệnh viện nằm để khỏi nghe tiếng chì chiết.
Bà bảo: “Khi nào để được con trai thì hãy hay, còn con gái thì tự đi mà chăm sóc” (Ảnh minh họa).
Chị mang bầu hai lần nữa, đều bị sẩy. Mẹ chồng chị lại có cớ để tiếp tục phàn nàn. Chồng chị chẳng khác gì bù nhìn, chẳng bao giờ bênh vực và ủng hộ chị, cái gì cũng nhất nhất theo mẹ. Nếu mẹ không hài lòng với chị, anh ta cũng sẵn sàng lao vào sỉ vả hội đồng cùng với mẹ. Bà kêu anh ta cần phải ra ngoài tìm kiếm thằng con trai nối dõi vì bà nghĩ rằng chị không thể đẻ được con trai, anh ta sẵn sàng bỏ bê chị sống với một cô gái khác. Khi cô gái kia mang thai, cô ta đã trở về gia đình cùng với người đàn ông là chồng chị. Mẹ chồng chị lôi chị ra thẽ thọt: “Con không biết đẻ thì con cũng phải biết ý, giờ con bé kia nó đang mang thai, làm sao mà phá được, thôi thì sống với chồng con chừng ấy năm là hết tình hết nghĩa rồi, con nên ra đi cho chồng con và mẹ có hạnh phúc”. Chị không khóc được, con gái chị ôm chân bà nội xin đừng bỏ nó, bà nội phẩy tay dắt cô gái và chồng chị lên tầng, bỏ mặc mẹ con chị bơ vơ….
Chị lại phải cùng con trở về ngôi nhà bé nhỏ với bố mẹ chị. Ly hôn xong là lúc chị biết mình đang có bầu lần nữa. Ông trời thương nên đã để em bé lại với chị. Ngày mà người phụ nữ kia sinh được đứa con gái thì trong ngôi làng nhỏ, hai tháng sau, một bé trai kháu khỉnh đã ra đời.
Chị ôm con mà nước mắt rơi, không biết chị khóc vì hạnh phúc hay vì quá xót xa cho thân phận của mình!
Theo Ngoisao
Con không theo mẹ, chết quách cho xong
Đúng là nuôi con có trăm, nghìn cái khó!
Con tôi cả ngày bám riết lấy bà (Ảnh minh họa)
Tôi lấy chồng gần nhà (cách có 5km). Lúc mới cưới, cô dì chú bác nào gặp tôi cũng vỗ vai xuýt xoa &'mày là sướng nhất rồi. Lấy chồng gần nhà lại bằng tuổi cứ nằm duỗi mà ăn". Những lúc ấy, tôi vui như mở cờ trong bụng, chắc mẩn: "Có lẽ do tôi tu 7 kiếp".
Chồng chiều tôi, mẹ chồng chiều tôi, cuộc đời người phụ nữ thế là sung sướng? Đúng! 2 năm đầu mới lấy anh, tôi thấy cuộc sống toàn màu hồng. Đến năm thứ 3, lúc tôi bầu bí thì thôi rồi! Mẹ chồng tôi quan tâm, động viên và nâng tôi như nâng trứng. Chỉ cần tôi đi vội, chạy nhẹ một chút là bà liếc xéo nhắc nhở ngay, rằng &'bầu bí không giữ cho mình cũng phải giữ cho con"...
Vì ngôi thai cao nên tôi phải sinh mổ. 2 ngày đầu chưa có sữa, tôi đành cho con ti sữa ngoài. Đến khi có sữa thì cũng ít. Nói ra thì buồn nhưng con tôi từ lúc lọt lòng dường như đã không muốn gần gũi mẹ?!
Lần đầu làm mẹ, thiếu kinh nghiệm, tay chân lóng ngóng nên tôi cho con bú rất &'vụng' - 10 lần cho bú thì 9 lần con khóc ngặt ngẽo, tím tái mặt mày còn 1 lần thì chê ti. Chỉ cần thấy bé khóc là ngay lập tức tôi phải &'tự nguyện trên tinh thần ép buộc' giao cháu cho bà nội dỗ dành. Những lúc như thế, tôi tủi thân đến đau dạ dày.
Cũng chẳng hiểu do cơ địa, khả năng hấp thu dinh dưỡng của tôi thế nào mà bao nhiêu chân giò, móng chó... tôi ăn đều đắp hết vào lớp mỡ trên người chứ không tiết ra sữa là bao. Trong khi cân nặng của tôi tăng vù vù thì con tôi ốm nheo ốm nhách. Tháng đầu sau sinh, mẹ tăng 4 kg, con tăng 5 lạng. Đến tháng thứ 2, con bị tiêu chảy mất 3 ngày, không tăng lạng nào. Xót cháu, mẹ chồng tôi nhiếc móc &'cơm đổ lỗ chuột'. Nghe mà ứa nước mắt! Tháng thứ 3, thấy cháu chỉ tăng có 4 lạng, bà quyết định cho bú sữa ngoài. Bà đặt đồng hồ cứ 2-3h lại pha sữa cho cháu ăn 1 lần, vì vậy, số lần cho con bú của tôi cũng giảm (bé ti sữa ngoài lắt nhắt lúc nào cũng lưng lưng bụng nên khi tôi cho bú, bé chỉ chòm chọp mấy cái rồi nhè ti). Sau &'cuộc cải cách ăn uống', con tôi tăng hẳn 1.2kg trong tháng thứ 3.
Ít cho con bú lại thêm phần căng thẳng, tôi dần mất sữa nên tháng thứ 4 bé ăn sữa ngoài hoàn toàn và bắt đầu bà tập cho ăn dặm.
Nhà chồng tôi có 4 anh em trai, tất cả đã lập gia đình nhưng các chị dâu tôi đều sinh con gái, duy chỉ có tôi sinh con trai. Bởi thế, bé nhà tôi chính là &'cục vàng trời ban cho'- mẹ chồng tôi nói thế. Đi đâu thì thôi chứ ở nhà là bà ôm rịt lấy cháu cả ngày. Tôi, đến cơ hội chăm con cũng không có. Chơi, thay bỉm, sữa, ôm ngủ, ru ngủ... bà đều lo hết. Thậm chí từ tháng thứ 4, ban đêm, bà đã bế cháu ra ngủ cùng. Buồn phiền tôi kêu than với chồng: "Em như mang phận đẻ thuê vậy" nhưng anh chỉ cười hề hề rồi gạt đi.
Bây giờ con tôi 12 tháng, chẳng biết mẹ là ai, bế cũng không theo chỉ theo và bám bà. Cả ngày đi làm nhớ con, lúc về, chỉ thèm cảm giác được con lẫm chẫm bước ra vỗ tay mà sao khó quá. Tôi không hề có ác ý gì với mẹ chồng nhưng không thích con cứ bám riết bà nội quá và để tôi &'nhàn hạ' thế này. Cái sự 'nhàn hạ' tôi ghét cay ghét đắng!
Có đôi khi, thấy 2 bà cháu cười nói, trò chuyện rôm rả, tôi ghen tị chỉ muốn cắn lưỡi chết quách cho xong. Có chị em nào rơi vào hoàn cảnh như tôi không?!
Theo VNE
Cha cần nói gì với con trai về giới tính Nếu ai đó rủ rê con đến câu lạc bộ thoát y, hãy nói "không". Vì nơi ấy dành cho phụ nữ lẳng lơ. Đàn ông tới đó thường xem phụ nữ là vật sở hữu mà thôi... Nói chuyện với con trai về những vấn đề giới tính, cha mẹ sẽ giúp chúng trưởng thành, lớn lên trở thành người đàn ông...