‘Không bao giờ được phép quên ngày Hoàng Sa thất thủ’
“ Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của nước ta nhưng Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm trái phép. Các thế hệ người Việt sẽ cương quyết đòi lại quần đảo này”, ông Võ Ngọc Đồng nói.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng), đã khẳng định như trên vào chiều 19/1, tại buổi gặp mặt 12 nhân chứng từng sống và làm việc trên quần đảo Hoàng Sa.
Ngày một phần lãnh thổ thiêng liêng bị xâm chiếm
Ông Đồng nói rằng nhiều năm qua UBND huyện Hoàng Sa, Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng đã sưu tầm được rất nhiều tài liệu, bản đồ của các học giả nổi tiếng trong và ngoài nước nói về Hoàng Sa. Tất cả các tài liệu này đều chứng minh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Thời chiến tranh, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã khai thác, sử dụng quần đảo này. Tuy nhiên, đến ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã nổ súng xâm chiếm đảo.
Nhân chứng Lê Lai, nguyên là nhân viên y tế trên quần đảo Hoàng Sa, chảy nước mắt kể lại lúc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: Đoàn Nguyên.
“Hôm nay là một ngày mà chúng ta và các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ được quên. Đó là ngày một phần lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc bị kẻ khác xâm chiếm trái phép”, ông Đồng nhấn mạnh.
Là một trong số 12 nhân chứng Hoàng Sa hiện diện tại buổi gặp mặt, ông Trần Hòa (ngụ Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) kể tháng 10/1973, khi đó ông mới đôi mươi, đã không nề hà khó khăn để ra Hoàng Sa làm y tá. Trong 3 tháng làm nhiệm vụ, ông nhớ rõ có lần biển động, một tàu cá Trung Quốc không kịp vào bờ đã tấp vào đảo trú ngụ trong đêm.
Video đang HOT
Chiếc tàu này sau đó bị bão biển đánh chìm, các ngư dân được cứu giúp lên đảo. Ông Hòa và những người lính địa phương, nhân viên khí tượng giữ đảo nhường cơm xẻ áo cho các ngư dân Trung Quốc, dù lương thực trong 3 tháng đã được tính toán chi li vừa đủ.
“Anh em chấp nhận nhịn đói để cưu mang ngư dân nước họ. Thế mà sau đó gần 3 tháng, phía Trung Quốc lại đưa quân lên đảo xua đuổi chúng tôi, rồi ngang nhiên chiếm giữ quần đảo này”, ông Hòa kể.
Một nhân chứng khác nhớ lại, vào ngày 18/1/1974 đội của ông lên tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) về đất liền thì phát hiện tàu chiến Trung Quốc đang xâm phạm phía nam đảo Hoàng Sa. Lúc này, tàu HQ-16 chặn đường, buộc tàu Trung Quốc rút lui.
Sau đó, 6 người trên HQ-16 được yêu cầu xuống xuồng trở lại đảo. Đến rạng sáng 19/1/1974, khi mọi người vào đến đảo thì phía Trung Quốc bắt đầu dội pháo và đổ bộ lính, bắt hết lực lượng Việt Nam Cộng hòa.
“Bây giờ Hoàng Sa là của Việt Nam thì cả thế giới đều biết cả rồi. Nhưng họ không chịu trả lại cho chúng ta là điều đáng buồn. Chúng tôi còn sống ở đây và sẽ luôn nói với con cháu là sẽ tìm mọi cách để đòi lại quần đảo Hoàng Sa”, nhân chứng Trần Văn Chương (ngụ quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), nói.
Phải cương quyết lấy lại Hoàng Sa
Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, cho biết từ năm 2014 vấn đề chủ quyền Hoàng Sa đã làm “ nóng” trên tất cả các diễn đàn đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tuy nhiên, theo ông Ngữ, trách nhiệm đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không chỉ dừng lại trên mặt trận truyền thông, sưu tập, tổng hợp các bằng chứng để khẳng định chủ quyền, mà cần phản biến thành hành động.
“Bước tiếp theo là phải đưa các bằng chứng đó ra để đấu tranh pháp lý, đấu tranh ngoại giao, tiến tới đòi lại Hoàng Sa từ tay Trung Quốc”, ông Ngữ nói.
Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, tặng quà cho các nhân chứng Hoàng Sa. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng, cho biết hai năm qua Đà Nẵng đã đưa lịch sử Hoàng Sa vào chương trình giáo dục trong các cấp học. Vị này kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đưa lịch sử Hoàng Sa vào sách giáo khoa để giáo dục cho các thế hệ trẻ.
“Chúng ta sẽ không bao giờ được phép quên ngày Hoàng Sa thất thủ. Phải nói với con cháu mai sau nhớ mãi sự kiện này. Mười năm, 50 năm hoặc 100 năm sau, nhất định chúng ta phải đòi lại chủ quyền quần đảo thiêng liêng này”, ông Tiếng nhấn mạnh.
Huyện Hoàng Sa phải có dân
Ông Đặng Công Ngữ nói rằng việc TP Đà Nẵng bổ nhiệm chức danh Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa là minh chứng cho quyết tâm đòi lại chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, theo ông, Nhà nước cần phải cho phép huyện này có dân.
“Trước mắt, khi Hoàng Sa đang rơi vào tay nước khác thì chúng ta nên lấy dân ở một số phường thuộc quận Sơn Trà nhập khẩu vào huyện Hoàng Sa”, ông Ngữ kiến nghị.
Vị này cũng mong muốn chính quyền Đà Nẵng sớm thành lập Hiệp hội nghề cá Hoàng Sa để các ngư dân đùm bọc, hỗ trợ nhau trong quá trình đánh bắt hải sản ở ngư trường Hoàng Sa.
(Theo Zing News)
Đề nghị thành lập Hiệp hội nghề cá Hoàng Sa
Đó là đề nghị của ông Đặng Công Ngữ - nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) tại buổi gặp mặt 12 nhân chứng đã từng công tác, sinh sống trên quần đảo Hoàng Sa trước ngày 19.1.1974, do UBND huyện Hoàng Sa tổ chức vào chiều (18.1).
Tại cuộc gặp, ông Đặng Công Ngữ đề nghị nên sớm khẳng định địa vị pháp lý của UBND huyện Hoàng Sa. UBND huyện Hoàng Sa phải được bổ nhiệm theo một cơ chế đặc biệt hoặc hải đảo. "Nhà nước cần thành lập ngay huyện Hoàng Sa có dân, có đất để thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của một địa phương", ông Ngữ nói.
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa phát biểu tại cuộc gặp các nhân chứng Hoàng Sa. (Ảnh: Đình Thiên)
Cũng theo ông Ngữ, ngoài việc sưu tầm tài liệu, chứng cứ thì đã đến lúc lập một quỹ về Hoàng Sa để hỗ trợ các nhà nghiên cứu thầm lặng đi tìm các tài liệu chứng minh chủ quyền.
"Nhiều tài liệu mua cả mấy ngàn đô mà chúng ta không có điều kiện về kinh tế, không thể tự mình bỏ tiền ra mua hết được. Bên cạnh đó chúng ta phải ghi nhận và chọn 1 ngày chính thống, chính danh để tưởng niệm, từ đó thế hệ tiếp nối sẽ luôn luôn nhớ, sẽ đấu tranh...", ông Ngữ tâm huyết nói.
Tại cuộc gặp, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa cũng đề nghị UBND TP.Đà Nẵng nên thành lập Hiệp hội nghề cá Hoàng Sa.
Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng mong muốn Hoàng Sa phải có dân. (Ảnh: Đình Thiên)
"Ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa rất mong muốn thành lập Hội nghề cá. Hơn nữa những hoạt động ở Hoàng Sa phải đi vào thực chất. Chúng ta có nhiều tư liệu chứng minh chủ quyền với Hoàng Sa rồi, nhưng rất cần các phương pháp đấu tranh", ông Ngữ nói.
Đồng ý với ông Đặng Công Ngữ, ông Bùi Văn Tiếng - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng - cho rằng: "Trong cả nước hiện nay chỉ có Đà Nẵng đưa vào lịch sử địa phương hải chiến Hoàng Sa. Tôi cũng nhiều lần phát biểu trên nhiều diễn đàn làm sao Bộ GDĐT phải nhanh chóng đưa Hoàng Sa vào sách giáo khoa lịch sử chung cho cả nước chứ không phải chỉ có Đà Nẵng".
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn công bố một số tư liệu về ngày 19.1.1974. (Ảnh: Đình Thiên)
Ông Tiếng cũng đề nghị Hoàng Sa phải làm sao có dân, phải tổ chức chính quyền Hoàng Sa.
Theo Danviet
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Ngày 16/1, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm sự lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Ngô Xuân Lịch,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Việt Nam hỗ trợ đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD giúp Myanmar

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh

CSGT TP.HCM làm rõ vụ xe máy chạy ngược chiều, chặn đầu ô tô

TP.HCM: Phát hiện nhân viên quán nhậu tử vong trên đường về nhà

Cứu giúp người bị tai nạn, có thể được thưởng 3 triệu đồng

Myanmar xảy ra trận động đất mới, người dân hoảng loạn

Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Đội cứu hộ Bộ Công an mang flycam, radar sang Myanmar tìm nạn nhân động đất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM

Ô tô và xe máy rơi xuống cống, 3 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Thùy Tiên - Pháo bị gạch tên khỏi show Em Xinh Say Hi vì lùm xùm?
Sao việt
4 phút trước
Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà
Ẩm thực
20 phút trước
10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa
Sức khỏe
20 phút trước
Phim Việt: Thu trăm tỷ vẫn mỏi mắt tìm hàng chất lượng cao
Hậu trường phim
23 phút trước
Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Lập kỷ lục 2025, nữ chính đẹp phong thần đúng chuẩn xé truyện bước ra
Phim châu á
24 phút trước
Khi "con tôi ở nhà ngoan lắm" chỉ là một ảo tưởng
Phim âu mỹ
25 phút trước
Tổng thống Trump thông báo về lịch điện đàm với Tổng thống Putin
Thế giới
43 phút trước
Chị dâu tự ý cho con vào phòng ngủ chơi khiến tôi mất oan hơn 2 tỷ, chưa bắt đền xu nào mà chị đòi "nhảy lầu" ăn vạ
Góc tâm tình
1 giờ trước
Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
5 giờ trước
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
6 giờ trước