Không bắn pháo hoa để lo cho người nghèo
Ban Bí thư đã có chỉ đạo không tổ chức bắn pháo hoa trong dịp tết, dành thời gian và kinh phí chăm lo tết cho người nghèo. Các địa phương sẽ thực hiện chỉ thị trên thế nào?
Ban Bí thư vừa ban hành chỉ thị về việc tổ chức tết năm 2017. Trong đó yêu cầu các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp tết, dành thời gian và kinh phí chăm lo tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách.
Ban Bí thư cũng yêu cầu các địa phương cần quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, biên giới, hải đảo, nhất là đồng bào bị thiệt hại do lũ lụt ở miền Trung, hỗ trợ cho người bị thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển…
Các địa phương đón nhận và thực hiện chỉ thị này như thế nào? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của lãnh đạo các địa phương.
Xóm Xuân Cỏ thôn An Xuyên 3, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định có 11 căn nhà ven sông La Tinh bị lũ quét cuốn trôi, làm sập – Ảnh: Duy Thanh
TP.HCM: có nhiều hoạt động khác vui xuân
Ngày 22-12, trao đổi với Tuổi Trẻ, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu cho biết TP đã có kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa đón chào năm mới bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, nhưng Ban Bí thư có chỉ đạo không bắn pháo hoa thì TP.HCM sẽ chấp hành, trước mắt là trong dịp Tết dương lịch.
Bà Thu chia sẻ thêm rằng nếu bỏ bắn pháo hoa thì có lẽ người dân TP.HCM cũng buồn vì việc bắn pháo hoa đón chào năm mới đã trở thành một nét truyền thống của TP.HCM. Đây cũng là hoạt động thu hút khách du lịch.
Tuy nhiên, do đã có sự chủ động chuẩn bị trước nên dù không bắn pháo hoa thì TP.HCM vẫn có các hoạt động lễ hội, văn hóa, văn nghệ khác để phục vụ người dân vui xuân.
Video đang HOT
Chẳng hạn như dự kiến ở khu vực trung tâm TP.HCM sẽ có hai điểm tổ chức nhiều hoạt động lớn là Nhà hát TP và phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Riêng tại các quận huyện, lãnh đạo TP.HCM cũng đã chỉ đạo tổ chức các chương trình chào năm mới phục vụ người dân, nhất là bà con không có điều kiện vào trung tâm TP.HCM chơi tết.
Riêng năm nay, do không bắn pháo hoa nên lãnh đạo TP.HCM yêu cầu tăng cường cho các quận huyện ngoại thành 10 điểm biểu diễn các loại hình nghệ thuật.
Ông Phùng Hữu Nghĩa, chánh văn phòng Bộ tư lệnh TP.HCM, cho biết đơn vị này đã nhận được chỉ thị của Ban Bí thư và hiện đang chờ chỉ đạo của UBND TP.HCM.
Theo ông Nghĩa, tất cả công tác chuẩn bị cho việc bắn pháo hoa tại TP.HCM như mua pháo, hợp đồng với các đơn vị liên quan… hiện đã xong, UBND TP.HCM quyết như thế nào sẽ thực hiện như vậy.
Trước đó, vào ngày 7-12, UBND TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo tổ chức bắn pháo hoa đón chào năm mới Tết dương lịch và đón giao thừa Tết Đinh Dậu.
Cụ thể, dịp Tết dương lịch sẽ bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn và bắn pháo hoa tầm thấp tại công viên văn hóa Đầm Sen. Thời gian bắn trong 15 phút.
Dịp Tết Đinh Dậu bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn và bắn pháo hoa tầm thấp tại sáu điểm (công viên Lịch sử văn hóa dân tộc, công viên văn hóa Đầm Sen, địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò, quảng trường Rừng Sác, khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng).
Anh Đặng Minh Thảo – phó bí thư tỉnh đoàn Quảng Ngãi trao mì gói cứu trợ người dân vùng lũ vừa qua – Ảnh: Trần Mai
Cần Thơ thực hiện đúng chỉ thị của Ban Bí thư
Trao đổi với phóng viên tối 22-12, ông Võ Thành Thống, chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết ngay sau khi có chỉ thị của Ban Bí thư về việc bắn pháo hoa, ông đã gọi điện ngay cho lãnh đạo Bộ chỉ huy quân sự Cần Thơ (vì ông Thống đang công tác tại Hà Nội) yêu cầu thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư.
Theo ông Thống, trước khi có chỉ thị của Ban Bí thư, Cần Thơ đã có dự kiến vẫn tổ chức bắn pháo hoa ở một số địa điểm trên địa bàn TP để phục vụ nhu cầu vui xuân của người dân như mọi năm, nhưng Ban Bí thư có chỉ đạo như vậy thì TP sẽ thực hiện đúng tinh thần chỉ thị và sẽ có chỉ đạo các quận, huyện thực hiện nghiêm túc.
Ông Trần Việt Phường, giám đốc Sở Văn hóa – thể thao và du lịch Cần Thơ, cho biết nhiều năm nay TP Cần Thơ vẫn tổ chức bắn pháo hoa tại khu vực nhà hàng Hoa Sứ (quận Ninh Kiều) bằng nguồn xã hội hóa để phục vụ nhu cầu vui xuân của người dân TP.
Ngoài ra, một số quận huyện khác cũng tổ chức tại địa phương mình tùy theo nguồn kinh phí vận động được.
Đà Nẵng: 100% từ nguồn xã hội hóa
Chiều 22-12, một lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cho biết đến thời điểm này UBND TP Đà Nẵng chưa nhận được văn bản của Ban Bí thư về việc yêu cầu các địa phương không bắn pháo hoa vào dịp tết mà chỉ mới nắm được thông tin qua báo chí.
Nếu nhận được văn bản chính thức thì lãnh đạo ủy ban sẽ thảo luận và có ý kiến về việc này, nhưng chắc chắn là không sử dụng tiền ngân sách.
Theo vị lãnh đạo này, tết 2017 năm nay trùng với ngày kỷ niệm 20 năm Đà Nẵng trực thuộc trung ương (1-1-2017).
Đây là sự kiện trọng đại và có ý nghĩa sâu sắc đối với chính quyền và người dân TP trong quá trình xây dựng và phát triển của Đà Nẵng nên dự kiến sẽ có bắn pháo hoa vào đêm 1-1-2017.
(Theo Tuổi Trẻ)
"Không pháo hoa, vẫn có nhiều loại hình văn hóa khác phục vụ người dân"
Trao đổi với phóng viên Dân trí về việc ngừng bắn pháo hoa dịp Tết, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu cho biết: "Thành phố không chỉ có bắn pháo hoa mà còn chuẩn bị nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ để phục vụ người dân dịp Tết. Dù đúng là chuyện bỏ bắn pháo hoa thì cũng buồn thiệt".
Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh vừa ký ban hành chỉ thị số 11-CT/TƯ về việc tổ chức Tết năm 2017.
Về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Ban Bí thư yêu cầu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương. Các địa phương không chúc Tết Trung ương. Thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức.
Ban Bí thư cũng quán triệt các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp Tết; dành thời gian và kinh phí chăm lo Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách.
TPHCM thường xuyên tổ chức bắn pháo hoa vào các ngày lễ lớn, đón năm mới và Tết Nguyên đán bằng nguồn vốn xã hội hóa
Trước đó, UBND TPHCM đã công bố chương trình hoạt động đón năm mới 2017 và Tết Nguyên đán Đinh Dậu. Trong đó, vào dịp đón năm mới 2017 thành phố sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 2 điểm gồm đường hầm vượt sông Sài Gòn (tầm cao) và công viên văn hóa Đầm Sen (tầm thấp); dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu sẽ bắn pháo hoa tại 7 điểm trên địa bàn TP (1 điểm tầm cao).
Trong nhiều năm qua, TPHCM đều có chương trình bắn pháo hoa vào dịp lễ, tết bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Hoạt động bắn pháo hoa cũng tạo được thương hiệu cho TPHCM trong những ngày lễ như 30/4, Quốc khánh 2/9, Tết dương lịch, Tết Nguyên đán.
Ngày 22/12, trao đổi với PV Dân trí, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu cho biết: "Thành phố không chỉ có bắn pháo mà còn còn chuẩn bị nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ để phục vụ người dân dịp Tết. Dù đúng là chuyện bỏ bắn pháo hoa thì cũng buồn thiệt".
Theo bà Thu, ngoài bắn pháo hoa thì TPHCM còn có đường hoa Nguyễn Huệ, chương trình nghệ thuật tại phố đị bộ, chương trình nghệ thuật do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch kết hợp với TPHCM làm tại Nhà hát lớn TP. Đặc biệt, năm nay thành phố cũng tổ chức thêm 10 điểm phục vụ văn hóa, văn nghệ để phục vụ bà con ở các quận/huyện.
Quốc Anh
Theo Dantri
Không bắn pháo hoa dịp Tết, Hà Nội tiết kiệm 10 tỷ đồng Các tỉnh, thành cho biết việc bắn pháo hoa dịp Tết đều được thực hiện từ nguồn xã hội hóa, nay không thực hiện theo chỉ thị của Ban bí thư sẽ tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng. Ngày 23/12, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội Tô Văn Động cho biết, TP Hà Nội đã quyết...