Không ăn được cay nhưng vẫn cố, cậu bé có biểu cảm đáng yêu khiến dân mạng cười mãi không thôi
Bộ dạng đáng yêu của cậu bé đã khiến nhiều người chỉ muốn xem đi xem lại đoạn clip mà thôi.
Với nhiều người, trẻ con luôn là một nỗi ám ảnh bởi những phiền phức mà chúng đem lại. Nào là gào khóc ầm ĩ, nào là nghịch ngợm và còn cả những đòi hỏi vô lý nữa. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, trẻ con cũng có cả những khoảnh khắc khiến người lớn đổ rần rần vì quá đáng yêu.
Và một trong số những điểm đáng yêu nhất của trẻ chính là sự hồn nhiên của mình. Vì vậy mà những đoạn clip ghi lại những giây phút tự nhiên của trẻ luôn thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Mới đây, một đoạn clip ghi lại hình ảnh một em bé dù không ăn được cay nhưng vẫn muốn thử, để rồi phải liên tục xuýt xoa, hít hà đã khiến dân mạng phải xôn xao.
Cậu bé liên tục xuýt xoa vì đồ ăn quá cay.
Trong đoạn clip, có vẻ như cậu bé của chúng ta được bố mẹ dẫn đi ăn nhà hàng. Nhưng đồ ăn quá cay nên cậu phải liên tục hít hà và chu miệng thổi cho bớt cay. Gương mặt tròn xoe, cái miệng chúm chím cùng 2 má bầu bĩnh đáng yêu của cậu bé khiến ai cũng muốn nhìn mãi không thôi.
Được biết, em bé này vừa xuất hiện trên MXH Trung Quốc đã ngay lập tức được cộng đồng mạng nước này quan tâm. Điều tương tự cũng diễn ra ở Việt Nam khi đoạn clip được dân mạng Việt chia sẻ. Bằng chứng là không lâu sau khi được đăng tải, đoạn clip đã thu về hàng nghìn lượt yêu thích và bình luận:
- Em bé đáng yêu quá!
- Nhìn cái má muốn cắn ghê.
- Cưng quá! Nhìn cái miệng bé bé, chu chu cưng ghê đó trời.
- Giống mình, mình không ăn được cay vì thế mà lớn từng này tuổi rồi mình vẫn chưa thực sự ăn lẩu lần nào.
- Giống em họ mình, mình cho nó ăn thịt bò cay, cay chảy nước mắt nên mình không cho nó ăn nữa. Kết quả là nó khóc còn to hơn.
- Nhìn cái mặt dễ thương thế kia chỉ muốn cắn cho cái.
- Thiết nghĩ không nên cho trẻ con ăn cay nhiều như thế nhưng mà nhìn cái mặt nó cưng thật.
Hiện tại, chưa bàn đến việc nên hay không nên cho trẻ con ăn cay, đoạn clip vẫn đang thu hút sự chú ý rất lớn từ cộng đồng mạng.
Theo afamily
Ghét trẻ con - Cảm xúc là của cá nhân, nhưng vô lương tâm là khi lấy bạo lực với trẻ em ra đùa
Yêu hay ghét một ai đó là chuyện cá nhân, nhưng kích động bạo lực với trẻ em, dù trên mạng ảo cũng là ác vô cùng.
Trong giới tự nhiên, con non là tương lai của giống loài, quyết định thịnh suy, tồn vong của giống loài. Bất cứ con non nào, dù thuộc giống loài mạnh mẽ, uy vũ đến đâu, cũng là những sinh vật mong manh, cần được bảo vệ, che chở cho đến khi cứng cáp, tránh khỏi sự tấn công của kẻ thù - phần lớn là thuộc về giống loài khác.
Trong thế giới con người cũng thế, trẻ em cũng là đối tượng được ưu tiên chăm chút, thậm chí hành trình bảo vệ, uốn nắn chúng còn dài hơn nhiều, cần ít nhất 18 năm. Với cha mẹ, những đứa trẻ là kết tinh tình yêu, là người nối dõi, với thế giới, chúng là hình ảnh tương lai của xã hội. Phải chăng vì thế mà trong các danh tác hội họa Phục Hưng, hầu hết các thiên thần có cánh đều mang hình hài của bọn trẻ?
Đáng yêu là vậy, mong manh là vậy, nhưng những đứa trẻ đôi khi cũng có "quyền năng" mạnh mẽ, khiến người lớn khuất phục, phải nghe lời hoặc chịu bó tay. Hầu hết trẻ con đều hiếu động, ồn ào, chưa có kỷ luật, và lắm lúc cũng gây khó chịu một chút. Trẻ ngoan và xinh ai cũng thích, nhưng trẻ hư thì có đáng được yêu không?
Đa phần chúng ta đều có thể nhanh chóng nói "có", nhưng một số lại nghĩ khác.
Chuyện của hội những người ghét trẻ con
Những ngày gần đây, những thông tin, hình ảnh về một fanpage với tên gọi "Đ... ưa trẻ con" với số lượng hơn 45.000 thành viên tham gia khiến nhiều người đi từ sốc đến phẫn nộ. Hoang mang hơn, một số tài khoản được chọn là "fan cứng" với vô vàn những bình luận căm ghét, kích động bạo lực với trẻ em lại chính là những cô giáo hoặc sinh viên mầm non. Trong group, một số người còn cùng nhau chia sẻ những hình ảnh tiêu cực về trẻ em một cách đáng sợ.
Một lý do khác được hội ủng hộ vô cùng, đó là những người ghét trẻ con không thực sự ghét tất cả trẻ con (!) mà chỉ ghét trẻ con hư, ghét những đứa quá nghịch phá, và sự thù ghét này đến chủ yếu từ việc các phụ huynh không biết dạy con.
Họ nói thế này: " Các vị không dạy được, các vị dung túng tội lỗi của chúng, các vị nói rằng có con đi rồi biết. Khi ai đó than phiền về đứa trẻ của mình không ngoan, thay vì xin lỗi và dạy lại con thì các vị ngoạc mồm lên nó là trẻ con nó biết gì. Rồi tiếp tục để nó phá hết cả quán xá của người ta, để nó ồn ào khắp cả chuyến bay mà nhiều người cần được ngủ.
Một cái page không thể giết chết con các vị đâu. Đứa trẻ được dạy dỗ đàng hoàng sẽ không ai vô lý ghét cả. Các vị chụp lại bình luận của 1 giáo viên mầm non và nói là hôm nay họ ghét, mai họ sẽ đánh đập bạo hành trẻ em, các vị có thấy mình vô lý không.
Lúc điên lên, mấy ông bà có bao giờ nói con "tao đập chết mày", "tao vứt mày ra đường, ném mày xuống ao"? Rồi có đập chết chưa hay chỉ là lúc tức giận nói thế? Bố mẹ còn điên không chịu nổi, mà bắt người không đẻ ra chúng phải chịu đựng trong mọi tình huống? Bạn yêu con bạn nhưng người khác không việc gì phải có nghĩa vụ yêu con bạn nếu bạn để nó mất dạy".
Những đứa trẻ nằm trong "tầm ngắm" của hội ghét trẻ con, theo họ nói, là mấy thứ "con nít quỷ" ăn vạ, khóc nhè, hành hạ động vật, ăn nói thiếu lễ độ, làm những trò ồn ào, ứng xử kém ở nơi công cộng... - những biểu hiện (được cho là) đáng ghét. Sự tức giận của họ sẽ tăng cao ngùn ngụt khi bố mẹ chúng không thể kiểm soát được con và yêu cầu người khác phải thông cảm với một luận điệu quen thuộc: Nó là con nít, nó có biết gì đâu!
Dù nổi giận với những người "ghét trẻ con" đến đâu, ta cũng phải thừa nhận rằng lời họ nói cũng có đôi chút là sự thật. Không thể phủ nhận rằng, rất nhiều bố mẹ Việt đang bối rối, nếu không muốn nói thẳng là yếu kém trong việc dạy con cách cư xử có văn hóa và đúng mực, kể cả ở nhà lẫn chốn công cộng.
Mạng ảo không thể giết ai, nhưng người dùng mạng là người thật, lan truyền sự "thù ghét" là có thật
Đồng ý rằng, ai trong chúng ta cũng có lúc bực bội vì tiếng khóc lóc, trò nghịch phá nào đó của đứa trẻ, chúng ta cũng không hào hứng cho lắm trước một đứa trẻ hư, nhưng đa phần mọi người sẽ trách bố mẹ chúng không biết dạy con, chứ không phản ứng theo kiểu "bọn trẻ con thật ghê tởm", "chúng không nên xuất hiện trên đời này", "làm thế nào để chúng biến mất nhỉ"... như có thể đọc thấy từ các bình luận trong nhóm ghét trẻ con.
Yêu ai, ghét ai đương nhiên là quyền cá nhân của mỗi người, viết gì trên mạng cũng là quyền của mỗi người, nhưng một fanpage với số lượng đông fan đến thế lên tiếng "bài trừ" trẻ em, kể lể về những trò nghịch ngợm của chúng, kể cho nhau nghe việc mình đã "xử lý" mấy đứa nghịch ngợm thế nào...; thậm chí đăng tải những tranh ảnh minh họa đầy bạo lực với trẻ em (nhẹ nhất là chọn vứt con giữa đường để được nuôi chó vì con dị ứng lông chó) trong thế giới ảo hay việc nói tục, chửi một đứa trẻ xa lạ chỉ vì khi dừng đèn đỏ, bé tò mò quay sang nhìn mình ở đời thực đã nằm ngoài ranh giới yêu - ghét thông thường, đó là biểu hiện của cái ác, của sự vô lương tâm. Nếu bao biện rằng đó chỉ là bông đùa, trò đùa ấy đã đi quá xa.
Và đừng nói rằng một (vài) fanpage trên mạng ảo không thể giết được trẻ con thật. Mạng là ảo, nhưng những gì nó tác động là thật. Làm sao biết được trên Facebook thì những người đăng ảnh bạo lực, mắng nhiếc trẻ con sẽ không hằn học với những đứa trẻ khác ở ngoài đời?
Những hình ảnh kích thích và tác động từ đám đông cực đoan có thể tạo nên một hiệu ứng kinh khủng. Cái sai, dù ban đầu vô lý đều đâu, nếu được nhiều người nhắc đi nhắc lại nhiều lần, những người tỉnh táo nhất sẽ bị tác động rằng, đó là điều bình thường, chấp nhận được.
Trung Quốc có điển tích "Tằng Sâm giết người" rất nổi tiếng. Chuyện là Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Đột nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không tin, người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì bà đã tin rằng Tằng Sâm chính là kẻ thủ ác cả làng đang truy tìm. Nếu bạn là người mẹ, bạn có kiên tâm tin rằng mình vẫn đúng, khi rất đông người khẳng định điều ngược lại không?
Tương tự thế, cái ác được tung hô, tiêm nhiễm liên tục, lặp đi lặp lại trong một cộng đồng sẽ được cộng đồng đó tin và chấp nhận về mặt tư tưởng. Thành viên của các fanpage trên đa phần là người trẻ, tính cách chưa ổn định và dễ bị tác động. Họ cũng có cái mạnh mẽ, quyết liệt rất riêng của tuổi trẻ. Cứ thử tưởng tượng một đám đông hàng chục nghìn người bị tiêm nhiễm sự cực đoan căm ghét trẻ con đó vào đầu, nhìn đâu cũng thấy trẻ con hư và muốn "xử lý" chúng thì tác động đến xã hội kinh khủng cỡ nào.
Điều đáng sợ hơn cả là trong hàng loạt fan cứng có những người tự xưng là giáo viên mầm non, họ ghét trẻ con bởi chúng dơ dáy bẩn thỉu, nghịch phá, mè nheo... Thật khó tưởng tượng những người không yêu trẻ con lại đi học ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non để làm gì, có phải vì "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" như người ta hay đùa? Liệu có phải tư tưởng thù ghét trẻ con trong nhóm người có cùng quan điểm này là một phần nguyên nhân của những vụ bạo hành chấn động, mà không đâu xa, ngay trong học đường không?
Trẻ con hư thì ai cũng khó chịu, kể cả cha mẹ chúng chứ không riêng gì người ngoài, nhưng trẻ con là để dạy, chứ không phải để chửi bới, nguyền rủa hay cần có cả một cộng đồng với một (vài) fanpage với cái tên chát chúa như vậy.
Người ta bảo, để nuôi dạy một đứa trẻ sẽ cần đến cả một ngôi làng. Và để dạy được trẻ con, thì điều kiện tiên quyết là sự bao dung và kiên nhẫn. Nên nhớ tất cả những người đã - đang "ghét" trẻ con đều đã từng là một con trẻ, và hẳn đã ít nhiều từng phạm lỗi lầm.
Không biết hồi nhỏ, những lúc họ quậy phá, bố mẹ họ đã ứng xử ra sao, có để lại một nỗi tổn thương, một vết sẹo nào trong tim họ không, hay vẫn tha thứ họ bằng yêu thương? Điều đó không ai chắc, nhưng có một điều có thật, đối với một đứa trẻ hư mà người lớn thể hiện thái độ thù địch, tránh xa... hoặc đồng lõa, thì nó sẽ mãi mãi là trẻ hư, vì mình có đúng đâu mà dạy được chúng!
Theo afamily
Cô chị "thú tội" hay trêu em gái nhỏ phát khóc, dân mạng nhìn ảnh lập tức tha thứ vì quá đáng yêu Mặc dù cô bé bị chị gái "dìm hàng" bằng loạt ảnh khóc lóc, mếu máo nhưng dân mạng vẫn xuýt xoa vì quá sức đáng yêu. Trẻ con đúng là thiên thần, bất kể chúng khóc, cười, ăn, ngủ, làm nũng... đều toát ra sự đáng yêu. Nói thì là vậy, nhưng những ai trực tiếp phải chăm sóc, trông nom thì...