Không ai trông coi kho phụ tùng tiêm kích F-35 đắt nhất lịch sử Mỹ
Hiện Lầu Năm Góc không có cơ quan giám sát và theo dõi hàng chục nghìn phụ tùng thay thế cho F-35 – tiêm kích đắt tiền nhất của Mỹ.
Tờ Bloomberg ngày 24.5 đưa tin Lầu Năm Góc không theo dõi hàng trăm nghìn phụ tùng thay thế cho máy bay chiến đấu F-35 trị giá hàng triệu USD vì không rõ ai chịu trách nhiệm làm việc đó.
Quân đội Mỹ và nhiều quốc gia như Israel và Nhật Bản đã sử dụng tiêm kích F-35 Lightning II trong vài năm, điều này tạo ra nhu cầu lưu giữ các bộ phận khác nhau tại nhiều quốc gia. Do đó, Lầu Năm Góc đã duy trì các kho phụ tùng thay thế trên toàn cầu mà các nước đồng minh có thể khai thác khi cần. Số phụ tùng này bao gồm động cơ, bánh đáp, càng đáp, cũng như các loại bu lông, ốc vít. Tuy nhiên, không có cơ quan nào ở Bộ Quốc phòng giám sát những mặt hàng đó, theo báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO).
Vì sao Mỹ không bán chiến đấu cơ tàng hình F-35 cho Thái Lan?
Giải thích về lý do chính khiến Mỹ không thành lập bộ phận chịu trách nhiệm giải trình đối với phụ tùng thay thế, GAO cho biết đó là vì Washington không muốn quản lý bộ phận thay thế cho những chiếc F-35 đã bán cho nước ngoài.
Tiêm kích F-35. Ảnh KHÔNG QUÂN MỸ
Theo tờ Stars and Stripes, kết quả là số lượng thiết bị thay thế, bao nhiêu phụ tùng bị mất hoặc đặt sai vị trí, số tiền đã được trả cho chúng và giá trị của chúng đều không rõ ràng. Thay vào đó, Mỹ phải dựa vào số liệu từ các nhà sản xuất F-35 như Lockheed Martin và công ty gia công động cơ của nó – Pratt & Whitney.
Văn phòng Chương trình Chung, cơ quan quản lý tất cả khía cạnh của chương trình F-35, đã và đang giải quyết vấn đề này. Cơ quan này đã chi 12 triệu USD trong 3 năm qua cho nỗ lực kiểm kê các bộ phận.
Chỉ một nửa số máy bay F-35 Mỹ đủ điều kiện sẵn sàng làm nhiệm vụ
Bộ Quốc phòng ước tính sẽ tiêu tốn 1,7 nghìn tỉ USD để vận hành, bảo trì và hỗ trợ F-35 cho đến khi loại tiêm kích này hết vòng đời vào cuối những năm 2080. Đây là vũ khí đắt nhất trong lịch sử quân sự Mỹ. Các biến thể của F-35 đang được không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng rộng rãi.
Tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine đối với sự phát triển vũ khí của Mỹ
Xung đột ở Ukraine có thể thay đổi các loại vũ khí mà Lầu Năm Góc mong muốn.
Người đứng đầu tập đoàn quốc phòng lớn thứ hai của Mỹ mới đây cho biết cuộc xung đột ở Ukraine có thể làm thay đổi kế hoạch mua vũ khí trong tương lai của Lầu Năm Góc, khi các nhà lãnh đạo quân sự muốn bảo vệ tốt hơn các thiết bị lớn, đắt tiền.
"Những gì chúng tôi học được từ cuộc xung đột ở Ukraine là "một vũ khí phi đối xứng có thể tiêu diệt một hệ thống trị giá hàng tỷ USD", Giám đốc điều hành của tập đoàn Raytheon Technologies, Greg Hayes cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Tại Ukraine, cả lực lượng Ukraine và Nga đều đã sử dụng các máy bay không người lái thương mại đã được sửa đổi, tương đối rẻ để tấn công các mục tiêu quân sự. Trước đây, các vũ khí tự chế có gắn chất nổ như vậy đã được sử dụng bởi các chiến binh IS ở Iraq và Syria.
"Tôi nghĩ điều này sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ lại một số ưu tiên chi tiêu trong thập kỷ tới", ông Hayes nói, lưu ý rằng lực lượng Ukraine đã sử dụng tên lửa vác vai Stinger và Javelin rẻ hơn để tiêu diệt xe tăng, thiết giáp và máy bay chiến đấu đắt tiền hơn của Nga. Raytheon chế tạo Stingers, và chế tạo Javelin cùng với tập đoàn Lockheed Martin.
Tuy nhiên, theo ông Hayes, những thay đổi này khó diễn ra trong năm nay. Hiện Quốc hội Mỹ đang xem xét yêu cầu ngân sách tài khóa 2023 của Lầu Năm Góc, và bên trong Lầu Năm Góc, các quan chức đang xây dựng kế hoạch chi tiêu cho năm tài khóa 2024.
"Tôi không nghĩ chúng ta sẽ không thấy điều đó trong năm nay. Nhưng chắc chắn trong suy nghĩ của những người ở Bộ Quốc phòng Mỹ rằng nếu đối thủ có thể dễ dàng tiêu diệt một trong những tài sản quân sự quan trọng bằng tên lửa, thì chúng ta phải làm gì để bảo vệ? Hoặc sẽ cần những công nghệ nào khác? Hay cần những phương tiện ít bị ảnh hưởng bởi những cuộc tấn công bất đối xứng này?", ông Hayes nêu rõ.
Trong những năm gần đây, Lầu Năm Góc đã điều chỉnh chi tiêu dài hạn của mình nhằm đối phó với những tiến bộ vũ khí của Trung Quốc, sau hai thập kỷ chi hàng tỷ USD cho vũ khí để chiến đấu với quân nổi dậy ở Afghanistan và Iraq. Lầu Năm Góc đang phát triển máy bay ném bom tầm xa mới, vũ khí siêu thanh,...
Sau khi đắc cử vào năm 2020, các chuyên gia và nhà phân tích dự đoán chính quyền Biden sẽ cắt giảm hoặc giữ nguyên mức ngân sách quốc phòng sau nhiều năm tăng chi dưới thời chính quyền Trump. Nhưng cả hai đề xuất ngân sách của chính quyền Biden đều bao gồm việc tăng chi tiêu quốc phòng. Quốc hội Mỹ đã bổ sung thêm hàng chục tỷ USD cho yêu cầu năm 2022 và sẵn sàng làm điều tương tự một lần nữa trong năm nay khi xem xét lại yêu cầu năm 2023.
"Khi Tổng thống Biden đắc cử cách đây hai năm, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều đã chuẩn bị cho việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng không thể tránh khỏi. Nhưng thực tế là, tất cả là vì các sự kiện địa chính trị", ông Hayes kết luận.
Mỹ: Tàu sân bay Ronald Reagan tập trận gần đảo Iwo Jima của Nhật Bản Cuộc tập trận tại căn cứ hải quân Yokosuka sẽ diễn ra từ ngày 9-19/5 và sẽ có sự tham gia của các máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet, cũng như máy bay cảnh báo sớm Grumman E-2 Hawkeye. Tàu sân bay USS Ronald Reagan. (Ảnh: Anh Nguyên/TTXVN) Theo TASS, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 8/5 cho biết Mỹ sẽ tiến...