“Không ai mong đánh bại Trung Quốc, nhưng sẽ đau nếu để Bắc Kinh xâm phạm”
Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines tuyên bố: “Trung Quốc đang có hành vi trộm cắp lớn. Không ai chấp nhận…
Thẩm phán tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio.
Bloomberg ngày 12/2 dẫn lời Thẩm phán tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio bình luận, Trung Quốc phải tuân thủ bất kỳ phán quyết nào của tòa án xung quanh vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Bắc Kinh vạch ra ở Biển Đông ngay cả khi họ từ chối tham gia phiên tòa. “Nếu Trung Quốc không tham dự cũng không quan trọng, phiên tòa vẫn sẽ diễn ra. Chúng tôi không muốn bất kỳ ai, bất kỳ nhà nước nào sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp này”, Carpio nói với Bloomberg TV.
Philippines hy vọng Trung Quốc tuân thủ bất kỳ phán quyết nào do tòa án phán quyết dù Bắc Kinh có tham gia hay không. “Tôi nghĩ rằng dư luận thế giới sẽ đứng về phía chúng tôi, và tôi không nghĩ rằng sẽ có bất kỳ nước nào trên thế giới có thể vi phạm luật pháp quốc tế trong thời gian dài, đặc biệt là khi đã có phán quyết của một tòa án quốc tế có thẩm quyền”, ông Carpio nói.
Trung Quốc đồng ý “tham vấn” một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) hồi tháng 7/2013 với ASEAN, nhưng đã có rất ít tiến triển kể từ đó. Mọi người cảm thấy Trung Quốc luôn không vội trong việc hoàn thiện COC. Carpio cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng việc hoàn tất COC có thể được thực hiện sớm”. Philippines đã nỗ lực tìm cách giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh bằng con đường đàm phán suốt 17 năm trời, nhưng không có bất kỳ tiến triển nào.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines tuyên bố: “Trung Quốc đang có hành vi trộm cắp lớn. Không ai chấp nhận một nước có thể yêu sách &’chủ quyền’ với gần như toàn bộ Biển Đông cho riêng mình. Carpio cho rằng một cuộc chạy đua vũ trang đang dấy lên ở Biển Đông sau khi Trung Quốc mở rộng sức mạnh hải quân của họ.
“Tất nhiên bạn không thể mong đợi đánh bại Trung Quốc. Nhưng bạn có thể phải đau đớn nếu để nước khác xâm phạm vào vùng biển của mình”, Antonio Carpio nhấn mạnh.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc âm mưu lập 'chuỗi phòng thủ bán nguyệt' trên Thái Bình Dương
Trung Quốc tích cực bồi đắp và quân sự hóa các đảo tại Biển Đông và Hoa Đông là nhằm hình thành một chuỗi phòng thủ hình bán nguyệt trên biển, kéo dài suốt vùng biển khu vực Đông Á, các chuyên gia nhận định.
Video đang HOT
Hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở bãi đá Chữ Thập hôm 14/11. Ảnh: IHS Jane's
Gần đây, Trung Quốc liên tục công bố các hình ảnh xây dựng, bồi đắp tại bãi Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trước đó, tạp chí quốc phòng IHS Jane's cũng công bố một loạt ảnh vệ tinh cho thấy các cơ sở hạ tầng trên nhằm mục đích quân sự, với khả năng xây dựng một đường bằng dài đến 3.000 m.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang đẩy nhanh tốc độ nạo vét, xây dựng đê chắn sóng và các doanh trại ở các đá Gạc Ma, Châu Viên, Gaven, Ken Nan, đá Lạc. Những đá này đều thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Giới phân tích nhận định rằng đằng sau các động thái trên của Trung Quốc là hai ý đồ chiến lược, với mục đích dấn thêm một bước trong việc thít chặt gọng kìm khống chế tại Biển Đông.
Về mặt chính trị, Trung Quốc muốn thông qua việc xây đắp đảo để thay đổi dần hiện trạng tại Trường Sa, từ đó tăng cường các yêu sách chủ quyền vốn không phù hợp với luật pháp quốc tế của mình tại đây.
"Mục đích mà Trung Quốc xây dựng tại bãi Chữ Thập là rất rõ ràng, nhằm ép các nước khác từ bỏ tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ của mình", báo cáo của IHS Jane's cho biết.
Phóng viên Bill Hayton thuộc BBC, tác giả của cuốn sách "Biển Đông - cuộc đọ sức tại châu Á" (The South China Sea: The Struggle for Power in Asia), nhận định rằng, hành động trên của Trung Quốc cũng nhằm đối phó với việc Philippines kiện nước này ra Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật biển.
"Ngay cả khi tòa án phán quyết các khu vực mà Trung Quốc chiếm lĩnh không phải các đảo phù hợp để con người sinh sống, vì vậy không thể quy vào vùng đặc quyền kinh tế, thì việc các tàu hải quân và lực lượng không quân của Trung Quốc xuất hiện tại đây cũng sẽ thay đổi cục diện chính trị", chuyên gia này nói. "Họ tạo ra sự đã rồi, sau đó ép đối phương phải đàm phán trên điều kiện mới, bất kể căn cứ pháp luật là gì".
Về mặt quân sự, quân đội Trung Quốc được cho là sẽ tận dụng hệ thống đường băng tương lai trên bãi Chữ Thập như bàn đạp để tiến hành các hoạt động phòng thủ trên không, phối hợp với lực lượng hải quân tại khu vực phía nam Biển Đông.
Một số chuyên gia nhận định rằng đây là các bước chuẩn bị của Bắc Kinh để thiết lập Vùng nhận dạng phong không (ADIZ) trên Biển Đông. "Trung Quốc muốn thiết lập ADIZ tại đây. Để làm được như vậy, họ cần phải có khả năng giám sát vùng trời", bà Bonnie Glaser, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), bình luận.
Tại Diễn đàn Hương Sơn hồi tháng 11/2014, một quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc thừa nhận nước này bồi đắp đảo ở Trường Sa, là để hỗ trợ hoạt động của radar và thu thập tin tình báo.
Ý đồ sâu xa hơn
Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự tại đảo Nam Kỷ, cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư 300 km. Ảnh: IHS Jane's
Song song với việc bồi đắp đảo tại Biển Đông, Trung Quốc cũng đang tích cực thúc đẩy các hoạt động tương tự tại Hoa Đông. Theo báo cáo mới nhất của IHS Jane's, Bắc Kinh đang xây dựng một căn cứ quân sự tại quần đảo Nam Kỷ thuộc tỉnh Chiết Giang, cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 300 km. So với căn cứ quân sự của Mỹ tại Okinawa, vị trí của đảo Nam Kỷ gần với quần đảo tranh chấp hơn 100 km.
Theo đó, nước này đã lặp đặt một loạt radar cỡ lớn, cùng hệ thống phát phong điện tại đảo chính Nam Kỷ, đồng thời còn gấp rút xây dựng một sân bay trực thăng, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2016.
Truyền thông Nhật Bản cho rằng các công trình quân sự trên đảo Nam Kỷ là nhằm hai mục đích. Một là nâng cao khả năng ứng phó của quân đội nước này trước nguy cơ xung đột vũ trang diễn ra giữa Trung Quốc với Mỹ và Nhật Bản. Hai là Bắc Kinh muốn tăng cường giám sát hoạt động của các nước liên quan trong ADIZ mà nước này đơn phương thiết lập hồi tháng 11/2013.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận định rằng các hoạt động bồi đắp đảo và quân sự hóa của Trung Quốc tại cả Biển Đông và Hoa Đông nằm trong một chiến lược tổng thể, nhằm hình thành một chuỗi phòng thủ hình bán nguyệt trên biển, kéo dài suốt vùng biển khu vực Đông Á.
"Việc hình thành chuỗi đảo hình bán nguyện này rõ ràng sẽ tăng cường chiều sâu chiến lược của Trung Quốc", Financial Times dẫn lời ông Trần Công, nghiên cứu viên hàng đầu của Công ty tư vấn Anbound. "Quá trình quân sự hóa các đảo tại Hoa Đông và Biển Đông không phải là ngẫu nhiên, mà ẩn chứa một chiến lược chuỗi đảo hoàn chỉnh".
Chuyên gia này cho biết chiến lược chuỗi đảo trên sẽ cải thiện rõ rệt môi trường địa chính trị của Trung Quốc. "Chiến lược này là đối sách thực dụng và tích cực để tạo dựng sức ảnh hưởng của Trung Quốc như một cường quốc trên biển, với địa vị không ai có thể coi nhẹ", ông Trần cho biết.
Ông Rory Medcalf, chuyên gia về an ninh châu Á thuộc Viện nghiên cứu Lowy, cho rằng Bắc Kinh đang muốn đột phá "chuỗi đảo thứ nhất", phân cách Biển Đông, Hoa Đông và Hoàng Hải với Thái Bình Dương, để phá thế bị Mỹ và các nước đồng minh bao vây.
Thượng tướng Lưu Hoa Thanh, cố phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, từng viết trong hồi ký của mình rằng, "chuỗi đảo thứ nhất" đã hạn chế hầu hết các hoạt động của quân đội và nước này cần tìm cách khống chế chuỗi đảo trên vào thập niên đầu thế kỷ 21. Tướng Lưu được coi là cha đẻ của nền hải quân hiện đại Trung Quốc.
Khái niệm "chuỗi đảo thứ nhất" và "chuỗi đảo thứ hai" do cố ngoại trưởng Mỹ John Dulles đưa ra vào năm 1951, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, nhằm mục đích kiềm chế Liên Xô và Trung Quốc. "Chuỗi đảo thứ hai" bắt đầu từ phía bắc quần đảo Nhật Bản, kéo dài đến đảo Halmahera của Indonesia, trong đó đảo Guam là hạt nhân. Một số giả thuyết cho rằng nếu Mỹ mất ưu thế tuyệt đối trên "chuỗi đảo thứ nhất", thì việc tăng cường liên minh quân sự với Nhật Bản trấn giữ "chuỗi đảo thứ hai" là cấp thiết để duy trì sức ảnh hưởng của Washington tại tây Thái Bình Dương.
Tạp chí quốc phòng ở Tokyo Japan Military Review dẫn lời Saburo Tanaka, chuyên gia quân sự Nhật, cũng nói thêm rằng hoạt động bồi đắp của Trung Quốc ở sáu đảo trên Biển Đông sẽ tạo nên "chuỗi đảo thứ nhất" của nước này, từ đó có thể kiềm tỏa các căn cứ quân sự của Mỹ ở Australia, mối lo ngại chính của quân đội Trung Quốc. Và với các dự án bồi đắp đất, Trung Quốc có khả năng bảo về đường hàng hải cung ứng cho nước này ở phía bắc Eo Malacca, trong khi ngăn chặn được Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tiến vào Biển Đông từ Biển Celebes.
Chiến lược trên của Trung Quốc được cho là sẽ tác động mạnh đến cục diện địa chính trị tại châu Á - Thái Bình Dương. "Sự hiện diện của các cơ sở quân sự này sẽ chỉ khiến tình hình thêm phần căng thẳng và làm xói mòn niềm tin trong khu vực, vốn tồn tại các tranh chấp chồng chéo và phức tạp", bình luận viên Jeremy Bender của tờ Business Insider cho biết.
Cách tiếp cận trên của Bắc Kinh sẽ khiến các nước liên quan xích lại gần nhau hơn, cũng như hoan nghênh chiến lược xoay trục của Mỹ sớm có những biến chuyển thực tế, như một đối trọng với Trung Quốc trong khu vực. "Hàng năm, chúng tôi đều có các chương trình huấn luyện và tập trận chung với quân đội Mỹ", một quan chức Hải quân Philippines giấu tên cho biết.
Mặt khác, Washington cũng mong muốn Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn trong cục diện an ninh khu vực hiện nay, không chỉ trên vấn đề Hoa Đông vốn liên quan trực tiếp đến lợi ích của Tokyo, mà cả trên vấn đề Biển Đông.
Điều này cũng phù hợp với chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng tại Đông Á của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe, nhằm đối phó với sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc. Tokyo đang thực hiện đường lối ngoại giao tích cực hơn trong quan hệ với các định chế khu vực, đặc biệt thắt chặt quan hệ ngoại giao, hợp tác quân sự và kinh tế với các nước ASEAN khi căng thẳng tại Biển Đông tăng cao.
"Tôi cho rằng các hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại khu vực Biển Đông trong tương lai là hoàn toàn hợp lý", Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội Bảy của Mỹ, bình luận.
Trung Quốc luôn muốn đột phá "chuỗi đảo thứ nhất" (đường đỏ), để tăng cường hoạt động quân sự ra đại dương. Đồ họa: Pentagon.
Theo VnExpress
Philippines yêu cầu Trung Quốc ngừng gây nguy hiểm ở Biển Đông Manila hôm nay kêu gọi Bắc Kinh từ bỏ hành động gây nguy hiểm đến tính mạng của ngư dân Philippines, sau khi cáo buộc một tàu Trung Quốc chủ động đâm ba tàu cá nước này ở Scarborough. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Ảnh: Reuters. "Philippines tiếp tục kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các quyền chủ quyền và tài phán...