“Không ai làm gì”, cây xăng dỏm vẫn hoạt động
Mặc dù bị tước giấy phép kinh doanh nhưng nhiều cây xăng “dỏm” vẫn hoạt động bình thường và không bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.
Có ít nhất 3 cây xăng bị tước giấy phép kinh doanh nhưng vẫn hoạt động bình thường.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, cây xăng thuộc Công ty TNHH TM DV Văn Hoàn ở Lô 17, đường số 7, phường Tân Tạo, quận Bình Tân dù rào lưới để “ngụy trang” đã ngưng hoạt động nhưng nhân viên cây xăng vẫn lét lút bán xăng, dầu cho các xe tải.
Công ty TNHH TM DV Văn Hoàn lén lút bán xăng cho xe tải
Tuy vắng khách hơn nhưng Đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc DNTN Tây Thạnh (333A đường Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, Tân Phú) vẫn hoạt động bình thường.
Cây xăng 333A, đường Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, Tân Phú bị tước giấy phép nhưng vẫn hoạt động
Mặc dù bị tước giấy phép và cấm kinh doanh từ ngày 1-2 do bán hàng kém chất lượng nhưng cây xăng thuộc DNTN TM Phú Hoàng (số A3, đường Bàu Cát, phường 14, Tân Bình) vẫn ngang nhiên bán xăng cho khách rất xôm tụ. Một nhân viên còn cười cợt nói rằng “Bán thì bán chớ có sao đâu? Có thấy ai làm gì đâu?”
Video đang HOT
“Bán thì bán chớ có sao đâu? Có thấy ai làm gì đâu?”
Bị đóng cửa nhưng ghi rằng “tạm ngưng để sửa chữa”
Trong khi đó, đã đóng cửa nhưng cây xăng kém chất lượng thuộc Công ty TNHH Xe khách Sài Gòn (Số 1 Phạm Hồng Thái, phường 2, Tân Bình) lại treo bảng rằng “Tạm ngưng để sửa chữa”.
Các cây xăng trên nằm trong danh sách 11 đơn vị bán xăng kém chất lượng bị các cơ quan chức năng TPHCM phát hiện cuối năm 2011.
Theo Người lao động
Vụ "rút ruột" và pha xăng dầu dỏm: Các tài xế, chủ bãi đáp đã khai như thế nào?
Thừa nhận có ăn cắp nhưng tài xế các chuyến xe bồn mà Thanh Niên phản ánh lại khai rằng chỉ "rút ruột" 15 - 20 lít/chuyến và không pha gì vào xăng (?).
Dùng miệng để hút xăng?
Sau khi Thanh Niên đăng tải loạt phóng sự điều tra về tình trạng "rút ruột" và pha chế xăng dầu dỏm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm việc và lấy lời khai của các tài xế, phụ xe ăn cắp được nêu đích danh trên báo. Theo lời khai ban đầu của các đối tượng này, họ chỉ ăn cắp mỗi chuyến từ 15 - 20 lít. Đặc biệt, có tài xế, phụ xe làm việc từ năm 2005 đến nay, song họ cho rằng chỉ bắt đầu ăn cắp từ vài tháng trở lại đây.
Theo tài xế, khi lấy xăng từ tổng kho, có một vài cần bơm cũ thường bơm dư xăng so với những cần bơm khác nên các tài xế tranh nhau vào lấy xăng tại cần bơm này. Sau đó, tài xế lợi dụng lượng xăng bơm dư để ăn cắp từ 15 - 20 lít mà không cần pha gì vào xăng.
Tài xế rút xăng dầu ngay bên dưới xe
Rất dễ nhận thấy sự vô lý trong lời khai này bởi lẽ cần bơm tại tổng kho được điều chỉnh mặc định bằng hệ thống vi tính, cho nên lượng xăng bơm dư - nếu có - không thể lên đến con số 15 - 20 lít/chuyến. Nếu chuyến nào cũng bơm dư với lượng trên, thì chỉ cần 100 chuyến, tổng kho đã lỗ hàng nghìn lít xăng, đây là một con số thất thoát lớn, khó chấp nhận. Bên cạnh đó, nếu chỉ đơn thuần lợi dụng ăn cắp xăng bơm dư từ cần bơm thì tài xế phải múc xăng từ cả 4 hầm trên xe, mỗi hầm một ít; trong khi ở các đoạn phim mà Thanh Niên quay được, tài xế luôn chỉ ăn cắp xăng từ 2 trong số 4 hầm.
Lý giải hành động dùng vòi bơm một thứ chất lỏng vào hầm xăng trên xe mà Thanh Niên ghi hình được, tài xế cho rằng đó là họ đang hút xăng dư chứ không phải bơm. Khi được hỏi hút bằng cách nào, các đối tượng này cho rằng, phụ xe ở trên nóc xe cầm vòi, còn tài xế ở bên dưới dùng miệng để hút cho xăng chảy xuống. Lời khai này phi lý ở chỗ, vòi bơm này to cỡ cổ tay người lớn, dài ít nhất 3 - 4 mét, như vậy, liệu có tài xế nào đủ sức hút xăng từ dưới hầm chảy ngược lên vòi rồi chảy xuống phía dưới?
Nhiều can 50 lít đầy xăng bị rút ruột từ xe 57K-8275
Thực tế, không hầm xăng nào được đổ đầy mà phải chừa khoảng trống bên trên để phòng trường hợp xăng giãn nở do nhiệt. Nếu quan sát kỹ đoạn video clip sẽ thấy phụ xe chỉ đưa ống vừa đủ vào miệng hầm chứa xăng chứ không đưa sâu xuống để hút xăng như họ khai. Rất dễ thấy cảnh sau khi bơm chất lỏng trong suốt vào bồn, lúc rút ống ra, lượng chất lỏng còn sót trong ống vẫn tiếp tục chảy ra.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tất cả các xe "làm bùa" đều ăn cắp xăng dầu bên dưới và bơm chất lỏng khác vào bên trên theo nguyên tắc "hút đáy, xả đỉnh". Các xe này đều ăn cắp từ 4 - 8 can hoặc thùng loại 50 lít, tùy vào thời tiết càng nóng thì ăn cắp số lượng càng nhiều.
Ăn cắp chỉ để thu hơn... 100.000 đồng/ngày
Cũng theo lời khai của tài xế, lượng xăng dầu ăn cắp được bán ngay cho chủ bãi đáp với giá 16.000 đồng/lít dầu và 18.000 đồng/lít xăng, mỗi chuyến tài xế và phụ xe được tổng cộng 300.000 - 360.000 đồng. Như vậy, mỗi chuyến họ chỉ được hơn 150.000 - 180.000 đồng/người, chưa kể trong trường hợp phải ăn chia với nhân viên kiểm hàng cây xăng để bỏ qua việc niêm chì bị đứt, thì món lợi mang lại là quá nhỏ. Liệu tài xế, phụ xe có liều lĩnh làm chuyện phi pháp chỉ để thu được bấy nhiêu hay không?
Người của bãi pha chế trút xăng ăn cắp vào các thùng phuy - ảnh chụp từ video clip
Chưa kể, đã tính toán ăn cắp lâu dài, có tổ chức (có bãi đáp, có cả dây chuyền tiêu thụ xăng dầu ăn cắp), dám thực hiện hành vi rất dễ bị phát hiện là cắt niêm chì, không thể có chuyện tài xế chỉ tính toán ăn cắp một tỷ lệ rất nhỏ là 15 - 20 lít/chuyến (chỉ chiếm khoảng 1 phần nghìn so với xe bồn chở 16.000 lít). Bởi, mức lợi nhuận quá ít ỏi không thể bù đắp cho cách thức tổ chức quy mô và chuyên nghiệp đến như vậy.
Với chủ các bãi đáp, họ cho rằng mỗi ngày thu mua được khoảng 300 lít từ các xe bị "rút ruột", sau đó bán cho đầu nậu với giá 20.000 đồng/lít xăng, ăn chênh lệch 2.000 đồng/lít, tức khoản thu lợi bất chính chỉ trên dưới 600.000 đồng. Điều này là rất vô lý, bởi khoản lợi này không đủ chi phí để nuôi 4 - 6 nhân công chuyên làm công việc cảnh giới, đóng mở cổng và trực tiếp tham gia vào quá trình "rút ruột", chưa kể nhiều chi phí khác.
Sự không trung thực của các tài xế, các chủ bãi đáp chắc chắn sẽ bị cơ quan điều tra vạch trần.
Đó là kiểu khai tượng trưng
Những người phạm tội một khi không thể chối tội được thì thường nhận tội nhẹ hơn so với mức mình gây ra. Do đó, cơ quan điều tra không thể đưa ra kết luận chỉ dựa trên lời khai của riêng đối tượng phạm tội mà còn phải thu thập các chứng cứ, nếu lời khai của bị can phù hợp với các chứng cứ đó, lúc ấy lời khai mới có thể được xác nhận hành vi.
Vụ việc này hoàn toàn có thể khởi tố vụ án hình sự và truy tố những đối tượng này tội "trộm cắp tài sản" theo điều 138 bộ luật Hình sự. Còn việc tài xế đã pha gì vào xăng dầu thì cần tiếp tục điều tra, làm rõ sau, khi đã xác định được có thể truy tố hình sự về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả" (điều 156) với hành vi pha chế các chất phụ gia làm ảnh hưởng và không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn xăng dầu quy định.
LS Trần Công Ly Tao - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM
Theo Thanh Niên
36 cửa hàng xăng dầu tại TP HCM có sai phạm Trong năm 2011, đoàn liên ngành TP HCM đã lập biên bản 36 cửa hàng xăng dầu với các hành vi vi phạm như: trụ bơm xăng không đạt yêu cầu về đo lường, bán xăng dầu có trị số octan không đạt... Ngoài các đợt kiểm tra của Sở Khoa học Công nghệ, Chi cục quản lý thị trường, đoàn liên ngành...