“Không ai gần dân như thành viên của MTTQ Việt Nam”
Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải dựa vào dân, tin dân và ngược lại, cũng để cho dân tin.
Chiều 14/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự lễ tổng kết Quy chế phối hợp công tác giữa Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2016 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017.
Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước và lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Chủ tịch nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Phát biểu tại lễ tổng kết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao công tác phối hợp giữa Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong năm qua đã có nhiều đổi mới, ngày càng đi vào chiều sâu với nhiều hoạt động cụ thể. Qua đó xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; động viên phong trào thi đua yêu nước; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021; tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Đặc biệt, trong năm 2016, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đóng góp tích cực vào thành công của Đại hội lần thứ XII của Đảng, cũng như thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong việc hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Qua đó góp phần tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội lớn của toàn dân.
Chủ tịch nước nêu rõ, đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại buổi làm việc.
Chủ tịch nước đề nghị, trong thời gian tới hai bên cần đẩy mạnh phối hợp xây dựng và phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện tốt các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước và Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nâng cao chất lượng công tác trao đổi thông tin, nghiên cứu tham mưu với Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Điều lệ Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan, nhất là trong triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đồng thời chủ động đề xuất các chương trình hành động cụ thể nhằm đa dạng hóa các hoạt động phối hợp công tác giữa Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong các lĩnh vực đối nội, đối ngoại; xây dựng hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc động viên sức mạnh của toàn dân tộc trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Video đang HOT
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói: “Chúng ta bám sát vào chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tập trung vào những nhiệm vụ công tác trọng tâm đó là tập trung cho việc khơi dậy, động viên, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và nhiệm vụ đối ngoại trong đó có đối ngoại nhân dân. Rồi chúng ta thực hiện thật tốt nghị quyết Trung ương 4 khóa 12, tích cực tham gia vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phát huy thật tốt vai trò phản biện xã hội và giám sát để cùng các cơ quan chức năng khác để chúng ta giám sát việc thực thi pháp luật, thực thi các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước để làm sao đi vào cuộc sống và có hiệu quả”.
Chủ tịch nước yêu cầu Văn phòng Chủ tịch nước chủ động phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam để tham mưu Chủ tịch nước về công tác Mặt trận trong các hoạt động đối nội, đối ngoại. Đặc biệt thúc đẩy hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân, công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường giao lưu, hợp tác phát triển giữa các đoàn thể chính trị – xã hội với bạn bè quốc tế bằng nhiều hình thức phù hợp, góp phần phát triển quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đồng thời đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiếp tục nâng cao vị trí, vai trò của mình trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, công tác dân tộc, tôn giáo; tích cực nắm bắt, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân. Cùng với đó làm tốt vai trò giám sát đối với các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, góp phần xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu: “Không ai gần dân như là thành viên của Mặt trận tổ quốc; tất cả chúng ta phải nói là luôn gần dân, sát dân và dựa vào dân. Chúng ta phải dựa vào dân, tin dân và để cho dân tin cho nên nhiệm vụ nắm bắt, kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của các tấng lớp nhân dân thì mặt trận bao giờ cũng là người nắm bắt được đầy đủ nhất. Chính vì vậy trong thời gian tới chúng ta tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này tốt hơn nữa”.
Chủ tịch nước mong muốn Mặt trận tổ quốc Việt Nam cần biểu dương kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Đồng thời quan tâm công tác đối ngoại nhân dân, tích cực vận động đồng bào ta ở nước ngoài giữ gìn bản sắc dân tộc, hình ảnh con người, đất nước Việt Nam, hướng về Tổ quốc, xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Bên cạnh đó cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồng bào.
Theo Việt Cường
VOV
Thủ tướng: Cùng là con cháu Lạc Hồng, phải chung tay xây dựng đất nước
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị của Thủ tướng với các tổ chức tôn giáo tổ chức tại TPHCM hôm nay, 19/12. Thủ tướng nhấn mạnh, đều là người Việt Nam, đều là con cháu Hồng Lạc, mỗi người cần có trách nhiệm chung với dân tộc, cùng chung tay xây dựng đất nước.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành đã lắng nghe, trao đổi về những vấn đề mà các chức sắc cao cấp các tổ chức tôn giáo quan tâm.
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 39 tổ chức tôn giáo, một pháp môn tu hành, với trên 24 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số. Cả nước có gần 53 nghìn chức sắc, 133,7 nghìn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự.
Thủ tướng gặp gỡ các chức sắc tôn giáo cả nước.
Phát biểu tại Hội nghị, đại diện các tổ chức tôn giáo bày tỏ, thời gian qua, Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động. Các chức sắc tôn giáo khẳng định, đồng bào các tôn giáo luôn phát huy truyền thống yêu nước, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại diện các tổ chức tôn giáo đánh giá cao Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vừa được Quốc hội thông qua và đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành để Luật sớm đi vào đời sống. Một số chức sắc tôn giáo bày tỏ mong muốn Chính phủ tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo đẩy mạnh hợp tác quốc tế...
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các đại biểu đã có nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, đóng góp với Chính phủ để thực hiện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo. Các ý kiến đều thể hiện tinh thần yêu Tổ quốc cùng mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường.
Theo Thủ tướng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng đã được các cơ quan liên quan triển khai nghiêm túc, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tại Kỳ họp thứ 2 tháng 11 vừa qua với nhiều điểm mới, tiến bộ.
Thủ tướng yêu cầu giải quyết thoả đáng các kiến nghị từ đại diện các tôn giáo.
Thời gian qua, tình hình tôn giáo ở nước ta tương đối ổn định. Các sinh hoạt tôn giáo cơ bản tuân thủ quy định của pháp luật. Đồng bào, chức sắc, tín đồ các tôn giáo nhiệt tình hưởng ứng và tham gia có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
"Một mặt vui mừng trước những kết quả đạt được nhưng chúng ta cũng cần khách quan nhìn nhận, hoạt động tôn giáo, công tác tôn giáo của chúng ta cũng đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức mà quý vị đại biểu, chức sắc, chức việc các tôn giáo đã nhìn nhận và phát biểu", Thủ tướng trao đổi.
Khó khăn nằm cả ở mặt khách quan và chủ quan. Có những khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường sống, có những khó khăn nằm ở cơ chế, chính sách, pháp luật và khâu thực hiện. Có những khó khăn do sự khác biệt về nhận thức, do có sự chưa thấu hiểu nhau giữa các cơ quan chức năng và các tổ chức tôn giáo; thậm chí đâu đó còn có sự xúi giục, kích động từ các thế lực xấu.
"Chúng ta đều là người Việt Nam, đều là con cháu Hồng Lạc, chúng ta cần có trách nhiệm chung với dân tộc, cùng chung tay xây dựng đất nước", Thủ tướng đề nghị các vị chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Nhà nước cùng giải quyết những khó khăn, vướng mắc với tinh thần xây dựng, thiện chí, khách quan, thượng tôn pháp luật và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Ghi nhận các ý kiến, Thủ tướng cũng trực tiếp xử lý, giải quyết các kiến nghị của các vị chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo.
Về kiến nghị Chính phủ có văn bản hướng dẫn sát với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tránh rơi vào cơ chế xin - cho, Thủ tướng nhìn nhận đây là ý kiến xác đáng và cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với các các quan liên quan, khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn trên cơ sở bám sát các nội dung Luật giao cho Chính phủ thực hiện và sẽ công bố thời gian tới.
Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ Nội vụ sớm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Luật, trong đó đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến Luật đến đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo từ Trung ương đến địa phương. Thủ tướng đề nghị các chức sắc, chức việc, nhà tu hành cũng cần nghiên cứu Luật này để "chúng ta cùng nhau thực hiện tốt pháp luật trên tinh thần thượng tôn pháp luật".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, Bí thư Thành uỷ TPHCM và các đại biểu tham gia hội nghị.
"Về ý kiến quý vị nêu việc thành lập chi hội trên các đảo thì hiện nay, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo có quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc. Tới đây, khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thì việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc được áp dụng tại điều 28, 29 của Luật này", Thủ tướng phát biểu.
Trước phản ánh về tình trạng căng thẳng ở một số địa phương thời gian qua, Thủ tướng trả lời, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng không chấp nhận hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Đảng, Nhà nước, nhân dân cũng như đồng bào có đạo biết rất rõ ai có thái độ xây dựng, ai có thái độ thiếu xây dựng trước các sự việc của đất nước.
Thủ tướng cho rằng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới nhu cầu văn hóa tâm linh của đồng bào có đạo, trong đó có đồng bào có đạo ở nước ngoài. Các tổ chức tôn giáo cần quan tâm, qua sinh hoạt tôn giáo để đoàn kết cộng đồng, bảo tồn, phát huy văn hóa Việt Nam và các lĩnh vực khác, qua đó, xây dựng hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp, không thể giải đáp tất cả các vấn đề, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng ghi nhận, xem xét xử lý theo đúng thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng nếu vượt thẩm quyền với tinh thần "không để tình trạng kiến nghị không được trả lời".
Để triển khai thực hiện hiệu quả hơn nữa chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, cần kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối an ninh trật tự, lợi dụng chống phá Nhà nước, gây cản trở đối với Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Ảnh: VGP)
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ 1/1/2018, vì vậy Thủ tướng đề nghị tiếp tục thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo trong thời gian từ nay đến 1/1/2018. Đồng thời, quán triệt, tuyên truyền và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện Luật khi có hiệu lực.
Thủ tướng đề nghị tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, nhân văn, bác ái của các tôn giáo trong đời sống xã hội, làm phong phú và bồi đắp cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam; phát huy nguồn lực trí tuệ và sức sáng tạo của con người Việt Nam nói chung và đồng bào tôn giáo nói riêng trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và lao động sản xuất. Đây vừa là mục tiêu vừa là động lực để chúng ta cùng phấn đấu thực hiện.
Thủ tướng giao Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chức năng, các địa phương rà soát các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; các lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy nghề; đặc biệt là vấn đề đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự; hoạt động quốc tế, pháp nhân của tổ chức tôn giáo... để kịp thời đề xuất bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh trong các văn bản pháp luật khác phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
"Có thể nói, đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng cho đất nước phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người nhằm góp phần xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh; phát huy các nguồn lực tôn giáo, tạo sức lan tỏa trong xã hội, xây dựng nếp sống văn minh "tốt đời, đẹp đạo" gắn bó đồng hành cùng dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và phát triển đất nước", Thủ tướng nhấn mạnh.
Công Quang - Phương Thảo
Theo Dantri
Nhân dân cả nước bất bình trước vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh "Cử tri và nhân dân bất bình trước việc ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) - mặc dù làm thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước nhưng vẫn được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng tại Bộ Công Thương, UBND tỉnh Hậu Giang. Vừa...