Không ai dám trộm lăng mộ Chu Nguyên Chương suốt 600 năm qua, chuyên gia ‘vén màn bí mật’ tiết lộ 4 lý do vào được nhưng không thể thoát ra
Ngay cả tên trộm mộ nổi tiếng ở Trung Quốc cũng phải chấp nhận bỏ qua lăng mộ của Chu Nguyên Chương.
Cuộc đời của Minh Thái Tông Chu Nguyên Chương là một huyền thoại khiến nhiều người ngưỡng mộ. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, thời niên thiếu phải sống lang thang khắp nơi, đến khi hợp lực với những người chung chí hướng, nổi dậy chống lại chế độ nhà Nguyên, thống nhất các lực lượng và lập nên vương triều Đại Minh.
Theo lẽ thường tình, lăng mộ của Hoàng đế chính là mục tiêu thèm muốn của những kẻ trộm mộ nhưng suốt 600 năm qua, chưa một ai dám đến trộm ở Minh Hiếu lăng, khu lăng mộ của Chu Nguyên Chương.
Mới đây, các chuyên gia đã phân tích và cho rằng 4 điều này chính là nguyên do khiến không ai bén mảng đến trộm mộ của Chu Nguyên Chương.
Một trong những lý do đó là kiến trúc đặc biệt của Minh Hiếu lăng, được thiết kế để ngăn chặn bọn trộm mộ xâm nhập. Mọi con đường trong lăng đều có hình dạng bất thường, giống một mê cung khổng lồ, nếu tự tiện tiến vào thì có khả năng sẽ không thể thoát ra, kết cục là bị mắc kẹt trong lăng mộ mãi mãi.
Bảng đá khắc chữ Minh Hiếu lăng.
Ngoài ra, Chu Nguyên Chương có một địa vị lịch sử đặc biệt, ông không chỉ lật đổ nhà Nguyên, xóa sổ các lực lượng còn lại ở biên giới mà còn thiết lập nên một xã hội người Hán. Trong mắt người dân Trung Hoa, Chu Nguyên Chương đã giải phóng người Hán khỏi khổ sở.
Thêm vào đó là thân phận xuất thân từ nông dân bần hàn, Chu Nguyên Chương được hàng triệu người yêu mến và kính trọng. Có lẽ là vì nể phục công trạng của ông đối với dân tộc nên những kẻ trộm mộ không dám ngang nhiên xâm phạm lăng mộ của ông.
Thứ 3, Minh Hiếu lăng được thiết kế các cơ quan chống trộm đặc biệt. Trên đỉnh lăng mộ có rất nhiều đá cuội, nếu có kẻ lạ đột nhập, những viên đá sẽ lăn xuống từ mọi hướng, lấp kín sàn. Những kẻ trộm mộ không những không thể thoát ra mà còn có nguy cơ mất mạng bởi những hòn đá cuội này.
Video đang HOT
Ngoài đá cuội, trong Minh Hiếu lăng còn rất nhiều cơ quan nguy hiểm khác. Theo lời tương truyền, ngay cả tên trộm mộ nổi tiếng Tôn Điện Anh cũng bỏ qua Minh Hiếu lăng vì sợ các cơ quan chống trộm ở bên trong.
Minh Hiếu lăng là một trong những kiến trúc lăng mộ Hoàng đế hoành tráng nhất ở Trung Quốc.
Cuối cùng là kiến trúc Minh Hiếu lăng vô cùng kiên cố, ban đầu địa cung được thiết kế ở trong núi Độc Long Phụ, toàn bộ địa cung sẽ nằm bên trong núi đá. Ngọn núi sẽ được khoét rỗng dần dần để xây dựng huyền cung với một lối vào duy nhất.
Điều này khiến những kẻ trộm mộ không thể leo từ trên đỉnh núi xuống hay đào lỗ từ dưới lên. Trong khi đó, việc sử dụng chất nổ sẽ khiến cả khu lăng mộ nổ tung, phá hủy hoàn toàn khu di tích lịch sử.
Lối vào duy nhất của địa cung Minh Hiếu lăng.
Trước lăng mộ Võ Tắc Thiên có 61 pho tượng đá đứng canh, tại sao tất cả những pho tượng này đều không có đầu?
Lăng mộ Võ Tắc Thiên từng khiến hậu thế tò mò vì trước lăng có một tấm bia vô cùng lớn nhưng tuyệt nhiên không được khắc một chữ. Thế nhưng những điều ly kỳ quanh lăng mộ của nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa chưa dừng lại ở đó.
Chắc hẳn khi nhắc đến Võ Tắc Thiên, rất nhiều người đều biết đến bà. Võ Tắc Thiên là Nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Mặc dù cả đời bà từng làm rất nhiều việc sai lầm, nhưng lịch sử cũng đã không phủ nhận những đóng góp của người phụ nữ này.
Nhắc đến Võ Tắc Thiên, có lẽ trong đầu rất nhiều người sẽ nảy ra ngay cụm từ "lòng dạ độc ác". Nhưng thực tế không phải như vậy. Theo quan điểm của Qulishi về Võ Tắc Thiên, bà là một Hoàng đế nhân từ, có tình người, bất khuất, ngoan cường, nhìn xa trông rộng và hoàn toàn có năng lực để làm một nữ vương.
Trong thời gian Võ Tắc Thiên trị vì, sức mạnh tổng hợp của Trung Hoa được nâng cao rõ rệt. Dẫu vậy, việc một người phụ nữ lên nắm quyền thống trị đất nước trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ cũng để lại nhiều điều dị nghị và bàn tán.
Cho đến tận ngày nay, vẫn còn lưu lại rất nhiều những câu chuyện ly kỳ về bà.
Võ Tắc Thiên là Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà đã kế thừa thời kỳ Trinh Quán chi trị, đặt nền móng cho thời kỳ Khai Nguyên thịnh thế, là một nhà cải cách có phần tiến bộ của triều đại phong kiến. Lời trăng trối muốn trả lại quyền lực cho Lý Đường, an táng ở Càn lăng của bà càng được các sĩ phu tôn sùng, bởi hành động này đã giữ gìn được sự thống nhất của Trung Quốc.
61 người canh lăng trước mộ bà đều là quan lại thuộc tộc người khác, cúc cung tận tuỵ cho đế quốc Đại Đường, có thể thấy Võ Tắc Thiên tuyển dụng nhân tài không hề rập khuôn.
Sau khi qua đời, những người này được ban cho mai táng ở Càn lăng, đây là vinh dự hết sức to lớn, đồng thời cũng thể hiện rõ ràng được tấm lòng rộng lớn của Võ Tắc Thiên.
Hình ảnh nhân vật Võ Tắc Thiên trên phim.
Thế nhưng điều khiến người ta thấy lạ là: 61 "người canh lăng" trước mộ Võ Tắc Thiên đều không có đầu. Rốt cuộc nguyên nhân nào khiến cho những tượng đá này không có đầu?
Có hai cách giai thích được đưa ra như sau:
Cách giải thích thứ nhất
Người ta kể rằng vào cuối thời nhà Minh, có sứ thần một nước láng giềng tới viếng thăm. Sau khi tham quan Càn lăng, ông ta nhận ra tổ tiên của mình đang ở đây canh lăng.
Ông ta vô cùng tức giận, nhưng lại chẳng thể trút ra. Vậy là sau khi trời tối, ông ta tới vùng với những người thân cận phá hoại hoa màu, đến khi trời sáng liền nói với những người nông dân rằng tượng đá đã thành tinh, khiến đồng ruộng bị phá hoại.
Người dân thật đã sự tin lời ông ta, vậy là họ kéo nhau đi đập tượng đá. Còn một phiên bản khác là đám trộm mộ đã đập đầu của tượng đá xuống, vận chuyển ra nước ngoài bán. Hai phiên bản này đều nhuốm màu truyền thuyết, bởi dù sao tượng đá cũng không phải thứ đáng giá.
Cách giải thích thứ hai
Cách giải thích đáng tin nhất chính là tượng đá bị động đất phá hỏng. Vào thời nhà Minh, vùng phụ cận Càn lăng từng xảy ra trận động đất mạnh 8 độ richter, gây ra rất nhiều thương vong.
Hình ảnh 61 pho tượng canh lăng trước lăng mộ Võ Tắc Thiên.
Do những tượng đá này vốn đã không được xây dựng kiên cố, phần cổ tượng lại là vị trí dễ gãy nên đã bị động đất làm cho rụng hết phần đầu. Vả lại không chỉ những tượng đá này, cả chim đá, thú đá cũng xảy ra hiện tượng đứt gãy.
Hơn nữa, về sau có người từng phát hiện ra phần đầu của những tượng đá này trong đồng ruộng xung quanh đó, nên khả năng những bức tượng canh lăng Võ Tắc Thiên bị phá hủy do động đất là tương đối cao và hợp lý.
Vì sao trong kim tự tháp không có xác ướp? Suốt thời gian qua, các chuyên gia cho rằng kim tự tháp được người Ai Cập xây dựng làm lăng mộ cho các pharaoh. Thế nhưng, đến nay, giới khoa học chưa tìm thấy bất cứ xác ướp pharaoh Ai Cập trong kim tự tháp nào. Vì sao lại vậy? Khi nhắc đến kim tự tháp, nhiều người nghĩ ngay đến Ai Cập....