Không ai bắt phải mang nỗi khổ tiếp khách mà than
Bản thân mình muốn hưởng tiếng tăm, bổng lộc đành phải chấp nhận và cái mà gọi là nỗi khổ chính là “thảm hoa” trải con đường công danh, bổng lộc của các bạn.
Đọc bài: “Nỗi khổ tiếp khách, nào ai thấu tỏ?” của tác giả Lam Hồng Lê, đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 2/2, chúng tôi thấy có đôi điều cần trao đổi cùng tác giả.
Khổ vì tiếp khách nhưng nhận lại sẽ gấp nhiều lần nên ít trường từ chối (Ảnh minh họa: Thanhhoa Cooks).
Trước hết, chúng tôi rất đồng tình với những phản ánh của tác giả. Chuyện cấp trên gọi cấp dưới đi tiếp khách cùng ngầm nhắn nhủ việc bao sô tất cả khoản chi phí hôm ấy không chỉ diễn ra ở một địa phương.
Chuyện này đã trở thành phổ biến ở nhiều nơi và làm liên lụy đến nhiều cấp (ví như cấp sở gọi phòng, cấp phòng gọi trường) để gánh đỡ chi phí.
Sau là, có đôi điều cần chia sẻ về nỗi khổ như tác giả đề cập.
Nỗi khổ chỉ bằng móng tay
Tác giả nói rằng khi bị cấp trên gọi đi tiếp khách và phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ là rất khổ và càng khổ hơn khi phải nghĩ “trăm phương ngàn kế” để lấy chỗ này đập chỗ kia cho hợp thức hóa chứng từ hồ sơ…
Chúng tôi cũng nói thẳng là, dù có khổ như thế nhưng nỗi khổ cũng chỉ bằng móng tay, như hạt cát giữa sa mạc. Đổi lại các vị lại nhận được khá nhiều.
Video đang HOT
Tính ra sự mất quá ít (mất công nghĩ cách, mất lòng cấp dưới vì chi nhiều nên eo hẹp tiền thưởng với giáo viên) nhưng lại nhận được cái lớn hơn gấp nhiều lần cho bản thân.
Nhận lại là món lợi khổng lồ
Đó là được lòng cấp trên, được tiếng là nhiệt tình, năng động, là giỏi giang, có tài ngoại giao…
Khi tiếng đã thơm thì bổng lộc cũng đến khá nhiều. Ngoài con đường công danh sự nghiệp thênh thang rộng mở nên sẽ được ưu ái cho về trường trọng điểm, trường “ngon” (ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
Ở những trường này, bổng lộc đến tha hồ nhận. Trường “ngon” thì mọi thứ đều “ngon” như học trò ngon (phần lớn là học sinh ngoan, học giỏi).
Là phụ huynh ngon (nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế khá giả sẽ rất hào phóng trong việc đóng góp). Là giáo viên ngon (nhiều giáo viên có điều kiện nhất là giáo viên có thu nhập cao từ dạy thêm)…
Trường vừa có tiếng, lại vừa có miếng nên bao danh hiệu thi đua cũng biết tìm đường về. Và hiệu trưởng nhờ đó, danh càng nổi như cồn.
Không ai bắt phải khổ
Trong thực tế, không ít hiệu trưởng lại luôn trông chờ mình được cấp trên gọi tên đi tiếp khách để có dịp ghi điểm trong mắt lãnh đạo.
Nghĩ cho cùng, hiệu trưởng cũng chẳng phải bỏ tiền túi của mình ra. Mọi khoản đều đổ lên đầu nhà trường và giáo viên là người gánh chịu nhưng lợi lộc chỉ một mình hưởng.
Nếu ai đó không muốn mang nỗi khổ ấy cũng chẳng khó khăn gì. Hoặc là đi tiếp khách nhưng không chi, hoặc là từ chối thẳng: “Trường em hết kinh phí”.
Đảm bảo rằng, chỉ 2 lần như thế sẽ chẳng ai gọi đi nữa. Chúng tôi biết khá rõ một hiệu trưởng tiểu học luôn biết “cãi lệnh” cấp trên như việc buộc nhà trường mua văn phòng phẩm theo địa chỉ mà phòng giới thiệu.
Sau khi nắm giá cả thấy bên ngoài bán rẻ hơn, thầy hiệu trưởng này đã cương quyết từ chối.
Rồi việc phòng yêu cầu hỗ trợ tiền phòng đi tiếp khách, thầy hiệu trưởng cũng trả lời thẳng thừng trường mình hết tiền rồi.
Không được như ý, đương nhiên thầy bị phòng ghét. Có lần thầy chia sẻ: “Họ xem mình như cái gai trong mắt, luôn bắt ne, bắt nẹt đủ thứ”. Bù lại nhiều thầy cô giáo lại rất yêu mến thầy.
Vậy nên đừng than khổ khi bị lãnh đạo gọi đi tiếp khách vì khổ hay sướng là do chính mình chọn.
Bản thân mình muốn hưởng tiếng tăm, lợi lộc đành phải chấp nhận và cái mà gọi là nỗi khổ chính là ‘thảm hoa” trải con đường công danh, bổng lộc của các bạn.
Thuận Phương
Theo giaoduc.net
Mỹ nhân khước từ ngôi vị cao quý, không chịu nhìn ngắm long nhan
Sở Thành Vương là một vị hoàng đế thiện chiến nhưng từng "bại trận" trước một tỳ nữ tầm thường. Dù được ban tặng trăm ngàn bổng lộc, cô nương ấy cũng nhất quyết không quay đầu về phía Ngài.
Sở Thành Vương - vị quân vương lừng lẫy một thời
Sở Thành vương tên thật là Hùng Uẩn là vị vua thứ 23 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Hoa. Năm 675 TCN, vua cha Sở Văn vương qua đời, anh ông là Hùng Gian nối ngôi (Sở Đổ Ngao). Tuy nhiên Đổ Ngao vẫn sợ Hùng Uẩn được các đại thần ủng hộ nên năm 672 TCN đã tìm kế định giết đi. Ông bèn trốn sang nước Tùy, rồi chiêu dụ đám đầu sỏ bí mật ám sát Đổ Ngao rồi về nước cướp ngôi, tức là Sở Thành vương.
Sử sách ghi nhận, Sở Thành Vương là một vị hoàng đế thiện chiến, hết chinh phạt nước Tề, lại đến nước Tống, thậm chí đánh lấn chư hầu. Dưới tài cầm binh lỗi lạc, quân Sở trăm trận trăm thắng, bờ cõi được mở rộng, muôn dân an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên vị quân vương dũng mãnh ấy từng "bại trận" trước một tỳ nữ. Dù được ban tặng trăm ngàn bổng lộc, cô nương ấy cũng nhất quyết không quay đầu về phía Ngài.
Ảnh minh họa.
Mỹ nhân tuyệt sắc thà khước từ ngôi vị cao quý, cũng không nhìn mặt đấng quân vương
Sở Thành Vương lấy con gái của nước Trịnh làm vợ, có một cung nữ là Trịnh Mậu theo hầu. Vào một buổi chiều nọ, Sở Thành Vương lên cao đài ngắm nhìn hậu cung, các phi tần và cung nữ đều ngước mặt lên, mong được đấng quân vương chú ý. Duy chỉ Trịnh Mậu vẫn điềm nhiên bước đi, dường như không biết đến sự hiện diện của ngài.
Sở Thành Vương lấy làm lạ, bèn lớn tiếng gọi: "Mỹ nhân đang bước kia, hãy nhìn ta". Trịnh Mậu vẫn không ngẩng đầu. Sở Thành Vương lại nói: "Nếu nàng nhìn ta một lần, ta sẽ phong nàng làm phu nhân". Trịnh Mậu vẫn điềm nhiên bước đi. Sở Thành Vương bèn ra thêm điều kiện: "Nếu nàng chịu ngước mặt lên, ta sẽ phong tước hầu cho gia đình nàng". Nhưng Trịnh Mậu vẫn chẳng đoái hoài. Sở Thành Vương thấy đây quả là một nữ nhân đặc biệt, bèn sai người truyền Trịnh Mậu đến. Hỏi rõ nguyên do tại sao nàng không Ngẩng mặt lên nhìn ngài.
Trịnh Mậu đáp: "Thần thiếp nghe nói, phu nhân phải là người có phẩm hạnh đoan chính và lễ tiết. Hôm nay đại vương đứng trên cao lâu, nếu thần thiếp ngẩng mặt lên nhìn, như vậy chính là phạm phải điều lễ nghĩa. Thần thiếp không ngẩng mặt lên nhìn, đại vương dùng tôn vị phu nhân và quan tước, bổng lộc để cám dỗ thần thiếp. Nếu thần thiếp vì tôn vị, bổng lộc, quan tước mà ngẩng mặt lên nhìn đại vương, vậy thì đó là vì tham phú quý lợi lộc mà quên đi đạo nghĩa làm người. Thần thiếp quên đi đạo nghĩa làm người thì sau này còn lấy gì để hầu hạ đại vương?".
Sở Thành Vương nghe xong rất lấy làm khâm phục. Tuy chỉ là một tỳ nữ thấp kém, nhưng lại không bị mù mắt bởi phú quý, quyền uy. Ngay lập tức Sở Thành Vương phong Trịnh Mậu làm phu nhân, nửa đời sau muôn phần tôn trọng và sủng hạnh nàng.
Xuân Quỳnh
Theo Khỏe & Đẹp
Nhìn vào kẽ hở trên bàn tay, biết ngay tương lai giàu sang hay túng thiếu Chỉ cần nhìn vào kẽ hở bàn tay là bạn có thể biết được vận mệnh giàu sang, nghèo hèn của một người như thế nào? Ngón trỏ và ngón giữa có khoảng trống khá lớn Bàn tay này đại diện cho kiều người thích tự do tự tại, ghét sự ràng buộc và không thích làm việc ở một chỗ lâu dài....