‘Khôn’ như muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Chỉ đẻ trứng ở nơi nước trong và “đeo bám” người để hút máu, các nhà khoa học đánh giá muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết đang ngày càng tinh khôn hơn.
Nước ở các chậu cây cảnh là nơi đẻ trứng ưa thích của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (ảnh nhỏ) – Ảnh: Shutterstock – Tư liệu Cục Y tế dự phòng
Siêu đẻ trứng, không thích nước ao tù
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) Dengue (muỗi vằn) được gọi là muỗi “nhà vua” bởi chúng chỉ đẻ trứng ở nơi nước trong.
“Sự sống của muỗi vằn liên quan “mật thiết” với người bởi muỗi vằn cái chỉ hút máu người thì trứng mới phát triển tốt”, một cán bộ nhiều năm kinh nghiệm trong “nghề” nuôi muỗi SXH trong phòng thí nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư chia sẻ.
Đặc biệt, muỗi vằn cái là muỗi “siêu đẻ”, trung bình một vòng đời sống được 1 – 2 tháng và sau mỗi lần hút máu no khoảng 3 ngày chúng lại đẻ trứng một lần. Như vậy, trung bình một muỗi cái có thể đẻ trứng khoảng 8 – 10 lần trong vòng đời của chúng. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp như vào mùa nóng ẩm, muỗi vằn cái có thể sống tới 3 tháng. Đây chính là lý do muỗi sinh sôi phát triển với mật độ rất cao.
Chịu khát chờ mưa
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, đặc biệt lưu ý: “Khi đẻ trứng, muỗi vằn thường chọn đẻ nơi nước sạch, hoàn toàn không đẻ nơi ao tù, nước thải cống hôi thối như nhiều người dân thường nghĩ. Muỗi vằn cái có thể đẻ rất nhiều nơi nếu như ở đó có các vật dụng chứa nước sạch”.
Các điều tra trong các hộ gia đình do chuyên gia y tế thực hiện những năm gần đây cho thấy, muỗi vằn ưa thích các dụng cụ chứa nước để đẻ trứng như: lọ hoa, các dụng cụ kê chân chạn cho khỏi kiến (nếu nước không cho muối), chậu hoa cây cảnh chứa nước, bể chứa nước mưa (nếu không thả cá để ăn bọ gậy) và đặc biệt các dụng cụ phế thải xung quanh nhà có khả năng chứa nước mưa (vỏ đồ hộp, chai lọ vỡ, mảnh gáo dừa, lốp xe, chum vại).
Các chuyên gia về côn trùng lưu ý khả năng tồn tại rất bền bỉ của trứng muỗi vằn. Những đám trứng này có thể bám vào thành chum vại, bám lại những nơi nước vừa cạn đi và tồn tại trong tình trạng khát nước đến 6 tháng. Ngay khi một trận mưa xuống, chỉ cần có nước thì lập tức trứng đó phát triển thành bọ gậy (lăng quăng) rồi hình thành muỗi.
Sở thích hút máu người và tập quán “sinh đẻ sạch” nên muỗi vằn thường sống trong nhà, xung quanh hộ gia đình. Đáng lưu ý, muỗi vằn đã xuất hiện ở trên các nhà cao tầng trong thành phố, nơi vẫn có các dụng cụ chứa nước mà muỗi có khả năng sinh sản và phát triển.
“Chúng tôi tìm ra các ổ bọ gậy ở những nơi kín đáo như khay chứa nước từ tủ lạnh ở góc khuất. Muỗi vằn truyền bệnh SXH đang ngày càng khôn và tinh ranh hơn, tìm đẻ trứng ở những nơi con người không ngờ tới”, TS Trần Vũ Phong, chuyên gia về côn trùng (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư), cho biết.
Video đang HOT
Cục Y tế dự phòng lưu ý do đặc tính chịu khát và ưa nước sạch, muỗi SXH có khả năng sinh sản mạnh và phát triển vào mùa mưa. Dịch bệnh SXH thường tăng cao từ tháng 4 – 10 và đỉnh dịch từ tháng 8 – 10 khi có mưa nhiều, đây là thời điểm lý tưởng cho muỗi truyền SXH sinh sôi. Cùng với diệt lăng quăng, muỗi truyền SXH, cần chú ý phòng muỗi đốt (nằm màn, bôi kem xua muỗi…).
Diệt tận gốc muỗi truyền sốt xuất huyết
Với đặc tính đẻ trứng nơi nước trong như muỗi vằn, để ngăn chặn loài muỗi này, giúp triệt đường lây truyền bệnh SXH, trong gia đình cần loại bỏ hoàn toàn các dụng cụ chứa nước đọng là môi trường thuận lợi để muỗi đẻ trứng và lăng quăng phát triển.
Nên thay nước bình hoa thường xuyên, dọn sạch các dụng cụ có thể đọng nước; thả cá vào bình, bể chứa nước; vệ sinh thường xuyên hoặc đậy kín khay nước thải điều hòa, tủ lạnh; diệt lăng quăng. Đảm bảo không còn bọ gậy, không còn SXH.
Phun hóa chất diệt muỗi cần bao phủ được tất cả các hộ gia đình, tất cả các tầng, phòng trong khu vực ổ dịch.
Theo Thanh niên
Cách phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ em
Mùa mưa kéo dài là điều kiện thuận lợi để bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch với tốc độ lây lan chóng mặt.
Trẻ em với sức đề kháng yếu là đối tượng dễ bị dịch bệnh tấn công
Trong đó, trẻ em với sức đề kháng yếu, sẽ khó chống chọi với những diễn biến bất thường của bệnh và có thể dẫn đến nhiếu biến chứng vô cùng nguy hiểm.
1. Nguyên nhân bắt nguồn bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra và lây lan do muỗi vằn hút máu từ người bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi vằn này sinh sống ở khắp mọi nơi và hoạt động thường xuyên ở những chỗ ẩm thấp, góc tối và nơi nước đọng.
Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết
2. Một số biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ em và cách phòng ngừa
Người bệnh sốt xuất huyết dễ gặp phải một số biến chứng nặng dẫn đến tử vong.
Mất máu
Sốt xuất huyết nặng dễ dẫn dến ra máu cam
Sốt xuất huyết ở giai đoạn nặng sẽ xuất hiện triệu chứng xuất huyết như: ra máu cam, ra máu chân răng, qua vết thương hở. Điều này do vi rút sốt xuất huyết làm tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương và khó lưu thông máu. Đến một ngưỡng nhất định sẽ gây sốc, khiến máu bị đẩy ra ngoài kèm theo các biểu hiện bứt rứt, li bì, ớn lạnh, tụt huyết áp,...
Tràn dịch màng phổi
Khi huyết tương trong cơ thể bị tràn sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, dẫn đến tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Nếu không nhanh chóng cấp cứu ngay, có thể đe dọa đến tính mạng.
Hôn mê
Đây là biến chứng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết. Khi cơ thể bị xuất huyết, dịch huyết tương có thể ứ đọng ở màng não qua các thành mạch. Lâu dần, gây phù não dẫn đến hôn mê.
Hôn mê sâu là biến chứng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết
Để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, người lớn cần đặc biệt quan tâm và ghi nhớ những điều sau đây:
- Để người bệnh nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, tuyệt đối không ra mưa, ra nắng.
- Người bệnh phải được uống nước đầy đủ vì sốt xuất huyết làm cho máu bị cô đặc, rất khó lưu thông. Nước cam, nước chanh, nước khoáng hay nước lọc đun sôi là lựa chọn phù hợp nhất trong việc cung cấp nước cho người bệnh. Cần uống một cách chậm rãi vì việc uống quá nhanh dễ dẫn đến nôn trớ, đầy bụng.
- Về ăn, cần chọn các món ăn mềm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như cháo, súp. Đặc biệt, không cho các bé ăn quá no.
Cần cung cấp đủ nước cho trẻ bị sốt xuất huyết
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là đối với trẻ nhỏ.
3. Chung tay tiêu diệt và phòng chống muỗi để kiểm soát sốt xuất huyết
Mọi người cần chủ động bảo vệ trẻ bằng cách cho bé mặc quần áo dài tay, hạn chế mặc sẫm màu khi ra ngoài vì màu tối dễ thu hút muỗi. Cho bé ngủ màn, kể cả ban ngày. Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, phát quang những bụi rậm xung quanh để tiêu diệt môi trường sinh sống của muỗi,...
Đặc biệt, các sản phẩm như kem chống muỗi, chai xịt xua muỗi cũng là trợ thủ đắc lực giúp bảo vệ các bé và người thân khỏi nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sốt xuất huyết.
Sản phẩm chống muỗi Remos an toàn cho cả người lớn và trẻ em.
Từ năm 2011 đến nay, nhãn hàng Remos thuộc công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) đã phối hợp với Trung tâm Y ế tổ chức chiến dịch "Remos - Bảo vệ gia đình khỏi mọi vấn đề do muỗi" nhằm tuyên truyền, hỗ trợ cộng đồng phòng chống các dịch bệnh liên quan đến muỗi và côn trùng. Năm nay, chiến dịch sẽ tiếp tục được phát động tại 32 tỉnh thành trên cả nước.
Sản phẩm chống muỗi Remos hiện có bán tại các nhà thuốc, siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm và Lazada. Hãy cùng Remos chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhé!
Theo Thanh niên
Những nơi trú ngụ ưa thích của muỗi vằn gây sốt xuất huyết Trong 7 tháng đầu năm, cả nước đã ghi nhận 124.751 ca sốt xuất huyết, 15 người tử vong. Số bệnh nhân hiện tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, để phòng căn bệnh nguy hiểm này chỉ cần ngăn chặn và loại bỏ nguồn sinh sôi, phát triển của loài muỗi này. Hơn 100 nghìn ca mắc,...