Khôn ngoan để đẹp mặt chồng
Khôn ngoan ứng xử để đẹp mặt chồng- đấy chẳng phải là chìa khóa của hạnh phúc gia đình nằm trong tay của chính chị em phụ nữ chúng ta hay sao?
Có thể nói chỉ trừ những người đàn ông thích “ cảm giác mạnh”- nghĩa là thích những lời lẽ thô tục hay những hành xử thô thiển trong mối quan hệ vợ chồng, còn tuyệt đại đa số đàn ông đều thích hoặc mong muốn được ở bên cạnh một người phụ nữ hiểu biết, ăn nói nhẹ nhàng ngọt ngào, biết đối nhân xử thế và biết điểm dừng trong mọi hành động để không khiến người đàn ông của mình lâm vào tình trạng khó xử. Đã đành là những phẩm chất kể trên của người đàn bà đã lập gia đình chỉ có thể có khi người đàn bà ấy được tiếp thu một sự giáo dục tốt từ gia đình. Nhưng nếu có bị thiếu hụt về mảng giáo dục gia đình, thì người phụ nữ đó cũng phải có đủ kiến thức, đủ hiểu biết để luôn tự học hỏi và điều chỉnh mình. Nếu không, sẽ không thể mang lại cho cuộc sống gia đình một bầu không khí dễ chịu. Không thể làm cho ngôi nhà trở thành một mái ấm mà người đàn ông dù đi xa mấy cũng có mong mỏi được mau chóng quay về.
Tuy vậy trên thực tế, không phải người phụ nữ nào cũng đủ khôn khéo (chữ khôn khéo phải được hiểu theo một ý nghĩa đẹp nhất) để có thể “buộc chân” người đàn ông của mình lại.
Bởi không phải tất cả phụ nữ đều hiểu được điều này:
Không một người đàn ông nào không cảm thấy cực kỳ khó xử khi bị người phụ nữ của mình đặt vào thế phải lựa chọn hoặc là mẹ của anh ấy hoặc là vợ! Và một khi đã bị đặt vào thế buộc phải lựa chọn một cách quyết liệt rốt ráo, dẫu vẫn còn yêu vợ, người đàn ông ấy nhất định sẽ chọn mẹ của mình.
Ảnh internet.
Trường hợp này thường rơi vào những cặp vợ chồng mới kết hôn, khi mà mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu phát sinh và không thể giải quyết nổi.
Có một cô vợ ngoài lợi thế về sự trẻ trung xinh đẹp còn có những lợi thế khác như thu nhập hay chỗ dựa vào bố mẹ đẻ của cô ấy. Ngược lại, người chồng lại là đứa con duy nhất, còn mẹ anh thì góa bụa đã lâu nhưng bà vẫn quyết không đi bước nữa để toàn tâm toàn ý chăm sóc con mình.
Video đang HOT
Sau khi kết hôn, nàng dâu trẻ một mực muốn ra ở riêng vì bố mẹ cô hoàn toàn có thể “chi viện” cho hai vợ chồng một chốn ở riêng không chê vào đâu được. Dĩ nhiên là cô biết hoàn cảnh một mẹ một con của chồng mình. Nhưng cô tin là với những lợi thế của mình, nhất định cô sẽ thuyết phục hay nói thẳng ra là có thể “lôi” được chồng mình ra khỏi vòng tay của mẹ anh.
Người chồng không đồng ý. Mẹ anh tất nhiên cũng chẳng vui vẻ gì. Không khí gia đình vì thế mà trở nên nặng nề căng thẳng. Người vợ từ đó sinh ra cau có gắt gỏng. Họ thường xuyên cãi cọ nhau. Cuối cùng, cô đưa ra “tối hậu thư” buộc chồng phải lựa chọn giữa mẹ và mình. Trong thâm tâm cô tin chắc rằng không đời nào anh có thể bỏ một người phụ nữ có quá nhiều điểm son như cô cả.
Vậy mà người chồng lại quyết định sống với mẹ chứ không ra ở riêng. Cuộc hôn nhân đẹp như mơ của họ phải chấm dứt. Một cái kết không đẹp mà rõ ràng cái sự bắt buộc chồng phải lựa chọn là một nguyên nhân không nhỏ, nếu như không muốn nói là nguyên nhân quyết định.
Sai lầm kế tiếp của không ít những người đàn bà là xúc phạm, hoặc rêu rao kể xấu những mối quan hệ thuộc phía bên chồng. Phải khẳng định ngay, đối với một phụ nữ khôn khéo, chừng mực trong đối nhân xử thế, mọi mối quan hệ liên quan đến bên chồng phải được coi là rất đỗi đáng trân trọng. Không gì đáng trách bằng việc một người đàn bà đi rêu rao khắp nơi khắp chốn về bố mẹ anh em nhà chồng; về bạn bè cũng như đồng nghiệp của chồng. Nếu xử sự như thế, tất yếu bạn đã làm mất mặt chồng mình. Và điều này thường rất khó cứu vãn hoặc sẽ để lại những vết gợn rất khó xóa bỏ trong mối quan hệ của người vợ với các mối liên hệ bên chồng.
Thời chưa có mạng xã hội, nhiều bà mẹ chồng rất không ưa cái cảnh con dâu nhà mình lê la hàng xóm rồi mang chuyện nhà mình ra kể hết cho bàn dân thiên hạ. Đúng là sợ nhất cái cảnh “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường”. Cứ hễ ló mặt ra đường là hàng xóm xa gần đã hỏi vanh vách về những chuyện lẽ ra chỉ thuộc về chuyện riêng tư của gia đình mình mà thôi.
Ngày nay, mạng xã hội đang phát triển mạnh. Ngoài những lợi thế của nó mà rất nhiều người trong chúng ta hồ hởi đón nhận, thì không thể không kể đến những bất lợi mà nó mang lại. Đó là sự cái gì cũng đưa lên mạng như một sự nghiện: ăn gì bữa sáng, trưa, chiều, tối- đưa lên facebook để mọi người biết sự tươi ngon bổ dưỡng của các bữa ăn nhà mình; đi vội bị vấp chân chảy máu- cũng đưa facebook để bạn bè còn xuýt xoa “thương quá… thương quá…”; giường chiếu nhà mình xô lệch, nghĩa là chuyện vợ chồng nặng nhẹ với nhau- lại càng là chuyện đáng phải đưa lên facebook cho mọi người mổ xẻ phân tích rồi bênh ai, ghét ai(!!!).
Chuyện nhà đã vậy, chuyện bức xúc ở cơ quan, chuyện họp hành bầu bán, chuyện chạy đua chức quyền… tất tần tật đều đưa tốc lên facebook cho thỏa những bức xúc đang ngùn ngụt trong lòng, không tính đếm gì đến việc chồng mình sẽ khó xử đến đâu khi “sở hữu” một người vợ chuyện to chuyện nhỏ gì cũng đưa lên mạng xã hội như vậy.
Đàn ông tự cổ chí kim hẳn là chẳng ai muốn có một cô vợ đần. Nhưng một người vợ quá khôn ngoan sắc sảo đến mức chồng làm cái gì cũng thấy ngứa mắt rồi mắng chồng khơi khơi còn hơn mắng con, chắc chắn cũng không khiến người chồng nâng niu và tự hào. Thiết nghĩ, trong mọi mối quan hệ xã hội, sự dữ dằn luôn không có chỗ để đặt chân, nữa là trong mối quan hệ vợ chồng.
Cũng là trên bình diện chung, người ta thường tránh xa những người cục cằn thô lỗ và dành nhiều thiện cảm cho những ai sở hữu đức tính nhẹ nhàng. Vậy thì trong một gia đình, một người phụ nữ ngọt ngào, có đủ sự nhạy cảm để “đo” những cảm xúc của người chồng, đề cao và trân trọng công sức của người chồng dành cho gia đình con cái và cho chính bản thân mình, sẽ luôn khiến người đàn ông của gia đình tự hào.
Nói một cách vui vui hài hước rằng: khi có một ông chồng yêu vợ, người hưởng lợi đầu tiên là người vợ. Và… muốn cho người đàn ông của mình chỉ chăm chút riêng mình mà thôi, thì không gì hơn là tránh những điều đã liệt kê ở trên. Khôn ngoan ứng xử để đẹp mặt chồng- đấy chẳng phải là chìa khóa của hạnh phúc gia đình nằm trong tay của chính chị em phụ nữ chúng ta hay sao?
Saomai Pham.
Sau đêm đó, chồng tôi vẫn không tới xin lỗi và đón mẹ con tôi về
Khi bỏ nhà ra đi, tôi nhắn tin cho anh: "Nếu nó dốt nát giống mẹ thì mẹ con tôi chẳng dám nhờ đến người chồng giỏi giang như anh nữa".
Đọc bài tâm sự "Nhói lòng khi con trai dặn tôi: "Mẹ đừng cho bố biết nhé!" của chị Tạ Thu Thắm, tôi lại thấy đâu đó hình bóng con trai tôi. Dù hiện tại con tôi chỉ mới hơn 4 tuổi nhưng đã sợ bố như sợ cọp dữ.
Chồng tôi từ nhỏ anh đã nổi tiếng học giỏi khắp cả huyện. Khi quen anh, ai cũng nói tôi may mắn khi tìm được một người giỏi giang, đạo đức tốt. Chính tôi cũng công nhận anh giỏi và sống tốt với mọi người. Nhưng với vợ con thì không.
Sống với nhau 5 năm, cũng có đôi lần chúng tôi cãi nhau. Và lần nào cũng kết thúc bằng câu: "Em học hành chẳng bằng anh thì nín mà nghe anh nói đi". Cái gì anh cũng cho rằng mình đúng, vợ sai. Anh luôn ỷ vào những thành tích của mình mà khoe mẽ, gia trưởng với tôi. Mở miệng ra là "Tiến sĩ này nói, khoa học kia đã chứng minh.." khiến tôi phát ngán.
Mỗi lần mở miệng là anh lại "Khoa học đã chứng minh, tiến sĩ đã nghiên cứu..." khiến tôi phát ngán. (Ảnh minh họa)
Nhưng tôi khổ ít, con trai tôi mới khổ nhiều. Chồng tôi cũng giống như chồng bạn Thắm, luôn dạy con bằng áp lực, roi vọt. Thằng bé hơn 1 tuổi mà anh đã bắt con tự mang giày. Con mang nhầm giày trái phải là bị anh mắng nhiếc không ra gì. Tôi giúp anh cũng không cho vì "để cho nó tự trưởng thành".
Thằng bé cũng không được đi chơi nhiều như bạn bè. Chồng tôi cứ bắt con ngồi xem tivi với mấy bài hát tiếng Anh để con làm quen với ngoại ngữ. Lớn thì học thêm hết trung tâm này đến trung tâm nọ. Đi học muộn hoặc về ba hỏi không trả lời được là anh đánh con.
Giỏi đâu không thấy, tôi chỉ thấy con mình đêm ngủ hay trằn trọc, mơ mộng loạn xạ. Thương con đứt ruột nhưng tôi lại không thể bảo vệ được con.
Mới hơn 4 tuổi mà thằng bé đã sợ ba như sợ cọp dữ. Sáng nào ba đưa đi học là con đều mếu máo tội nghiệp. Tôi nhắc anh thì anh trách tôi chiều con quá đáng. Nhưng con còn quá nhỏ, dạy con từ từ, không lẽ cứ đánh con mới là tốt hay sao?
Nhìn những vết lằn ngang dọc rướm máu trên đùi non và mông con, tôi cũng khóc theo. (Ảnh minh họa)
Mới tối hôm qua, chồng tôi còn dùng cả dây điện để đánh con. Thằng bé học Tiếng Anh hơn 2 năm nhưng chỉ nói được những câu thông dụng nhất. Thế là chồng tôi mắng con ngu như bò, học 2 năm còn thua đứa mới học. Tôi có nói bênh con vài câu, không ngờ anh lấy đó làm lí do để chì chiết tôi. Anh nói con dốt giống tôi, nếu giống anh đã khôn ngoan hơn nhiều. Tôi giận xanh mặt nhưng không muốn ồn ào nên ráng nín nhịn cho qua.
Một lát sau, tôi nghe tiếng con khóc thét lên. Tôi chạy lên, thấy anh đang cầm sợ dây điện quất vào chân, mông thằng bé. Tôi vội vã chạy tới giật lấy sợi dây rồi bồng con lên. Thằng bé sợ hãi bấu chặt lấy tôi khóc nấc từng cơn. Nhìn những vết lằn ngang dọc rướm máu trên đùi non và mông con, tôi cũng khóc theo.
Chồng tôi vẫn chưa hả giận, anh đứng đó, chỉ tay vào mặt tôi hét lên: "Tốn bao nhiêu tiền cho nó học Tiếng anh, giờ cô giáo gọi điện báo nó tiếp thu chậm nên phải cho học tăng buổi. Đúng là cái đồ dốt nát giống mẹ".
Hết chịu đựng nổi, tôi bế con ra xe, chạy thẳng về nhà ngoại. Rồi tôi nhắn tin cho anh: "Nếu nó dốt nát giống mẹ thì mẹ con tôi chẳng dám nhờ đến người chồng giỏi giang như anh nữa".
Suốt tuần nay chồng tôi cũng không qua nhà đón mẹ con tôi. Chắc tôi chia tay thật. Tôi cần con mình được tự do phát triển chứ không phải kiểu "trái non chín ép" như vậy.
Lê Hồng / Theo Thời đại
37 tuổi tôi biết mình đã thành gái ế Tôi chỉ cần một người có việc ổn định, thu nhập thấp chút không sao, miễn người đó đừng lười lao động. Tôi, một cô gái miền Tây, 37 tuổi, chưa lập gia đình, công tác tại trường cao đẳng nghề, làm bên bộ phận y tế, ngoài thời gian ở trường tôi còn ra ngoài khám bệnh và điều trị cho mọi...