Khốn khổ vì xe quá tải
Quá bức xúc vì xe quá tải gây ô nhiễm môi trường, hàng trăm người dân thôn Tân Nam, xã Quang Sơn, TP Tam Điệp ( Ninh Bình) đã phải kéo nhau ra đường chặn, không cho xe tải lưu thông.
Xe quá tải vẫn rầm rập ngày đêm chạy qua khu vực thôn Tân Nam.
Chặn đường để phản đối
Có mặt tại đường Ngô Thì Sỹ, đoạn chạy qua thôn Tân Nam, xã Quang Sơn, TP Tam Điệp, chúng tôi được chứng kiến hàng đoàn xe Howo 3 – 4 chân chạy qua rầm rập qua khu dân cư. Mặt đường bê tông nhiều đoạn bị bẻ gãy, tạo thành những ổ trâu, ổ gà.
Sau cơn mưa, mặt đường nhầy nhụa bùn đất. Đến sáng ngày 3/10, người dân không còn đem các vật dụng, chướng ngại vật để cản lưu lượng xe quá tải như mấy hôm trước nhưng bên đường, vẫn là những khuôn mặt đầy bức xúc.
Anh Bùi Văn Liêm – trú tại thôn Tân Nam, xã Quang Sơn cho biết: Tình trạng xe quá tải gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông tại đây đã diễn ra trong nhiều năm qua. Sở dĩ người dân phải dùng đến hạ sách, đem chướng ngại vật ra chặn đường là do đã gửi đơn kiến nghị lên các cấp chính quyền để “kêu” rất nhiều lần nhưng không thấu.
“Chúng tôi không thể chịu nổi cảnh hàng đoàn xe tải hạng nặng chở đầy đất, đá ngày đêm chạy rầm rập trên đường. Xe thì to mà đường thì bé, mỗi khi ra đường cứ nơm nớp lo sợ tai nạn. Các cháu đi học, cứ lo nơm nớp vì lưu lượng xe chạy qua đoạn đường này rất lớn.
Video đang HOT
Không những thế, ngày nắng thì bụi bay mịt mù, tiếng ồn không lúc nào ngơi, ngày mưa thì nhầy nhụa bùn đất. Nhà cửa rung lắc, rạn nứt cả vì xe quá tải”, anh Liêm nói.
Cùng chung tâm trạng như anh Liêm, ông Phạm Văn Lợi bức xúc đặt câu hỏi: “Chúng tôi không cản trở doanh nghiệp làm ăn, không chống đối chính quyền nhưng đường dân sinh bé tý, chịu tải được 3-5 tấn mà hàng ngày xe đầu kéo, xe Howo chở đầy đất đá đi qua ầm ầm thì bảo sao chúng tôi không bức xúc. Người dân ở đây kiến nghị nhiều lần lên xã, lên thành phố, nhưng tại sao chính quyền không giải quyết dứt điểm?”.
Theo tìm hiểu từ phía chính quyền, chúng tôi được biết: Vào khoảng năm 2016, Nhà máy xi măng Hướng Dương (Phomihoa) nâng cấp đổ bê tông làm lại đoạn đường Ngô Thì Sỹ qua thôn Tây Nam nhằm mục đích vận chuyển vật liệu trong mỏ đá Hang Nước II ra.
Mặc dù lúc này có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc này nhưng sau đó doanh nghiệp đã “thương lượng” với người dân, cho chạy vào các khung giờ từ 6h-11h trưa và từ 13h-17h, thời gian mỗi xe qua đây khoảng 3 phút, có chứng kiến của xã nên người dân đã đồng thuận.
Đến năm 2020, có một mỏ đá được cấp mới ở địa phận tỉnh Thanh Hóa, nhưng các phương tiện của doanh nghiệp khác cũng đều phải lưu thông qua đoạn đường này.
“Hợp đồng thương lượng” bị phá vỡ, bất kể ngày, đêm, khung giờ nào thì xe tải cứ nối đuôi nhau chạy với tốc độ cao khiến người dân bức xúc.
Phải có giải pháp cụ thể!
Theo ý kiến đề nghị của người dân thôn Tân An, để giải quyết tận gốc vấn đề, không còn cách nào khác là phải xây dựng một tuyến đường mới hay đường chuyên dụng phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu cho nhà máy xi măng Hướng Dương, thay vì dùng đường Ngô Thì Sỹ như hiện tại.
Nếu không, phải có hướng nâng cấp, mở rộng đường Ngô Thì Sỹ, đảm bảo ATGT, hệ thống thoát nước, đèn chiếu sáng, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đặc biệt, đối với những phương tiện cơi nới thành thùng, chở quá khổ, quá tải lưu thông trên đường cần được lực lượng chức năng giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm minh. Thời gian lưu thông điều chỉnh cứ cách 10 đến 15 phút thì có một xe đi qua với tốc độ chậm không được phóng nhanh…
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Văn Hiên – Chủ tịch UBND xã Quang Sơn (TP Tam Điệp, Ninh Bình) cũng khẳng định: Phản ứng của người dân là chính đáng và chính quyền cũng có một phần trách nhiệm trong chuyện này.
Hiện ở thôn Tân Nam có 89 hộ dân với 316 khẩu, trong đó có 51 hộ/161 khẩu liên quan trực tiếp đến sự việc trên. Nguyên nhân do đường nhỏ, xe tải trọng lớn, lưu lượng xe nhiều, đường bị tưới nước nhiều ướt, nhầy nhụa… Người dân đề nghị trước đó nhiều lần, nhưng xã chưa có giải pháp nào để xử lý và UBND xã cũng đã báo cáo lên thành phố.
“Có những ngày có tới từ 30-40 đầu xe chạy trên đường này. Lưu lượng lớn như vậy, thử hỏi người dân không bức xúc sao được. Trước hết chúng tôi đang vận động, tuyên truyền cho bà con không nên chặn xe. Ngày 30/10 vừa qua, UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã họp các ngành xem xét sự việc. Đến ngày 31/10 thì UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại hội nghị bàn giải pháp giải quyết việc người dân chặn xe chở nguyên vật liệu!”, ông Hiên cho biết.
Chấn chỉnh tình trạng xe chở quá tải
Theo bạn đọc phản ánh, quốc lộ 12B đoạn chạy qua các phường Bắc Sơn, Tân Bình, xã Yên Sơn, thuộc TP Tam Điệp và tuyến đường ĐT477 chạy qua các huyện Nho Quan, Gia Viễn (Ninh Bình) thường xuyên có số lượng lớn xe tải lưu thông.
Nhiều chủ phương tiện khi vắng lực lượng chức năng là tái phạm chở đất đá không che phủ bạt, chở hàng hóa quá tải trọng. Nhiều lái xe cố tình phóng nhanh, vượt ẩu, gây mất an toàn giao thông.
Cảnh sát giao thông Ninh Bình kiểm tra tải trọng phương tiện giao thông.
Quốc lộ 12B chạy qua các phường Bắc Sơn, Tân Bình và xã Yên Sơn thuộc TP Tam iệp, có nhiều đoạn đường nối dẫn đến một số mỏ đất đá đang khai thác vật liệu xây dựng phục vụ cho các nhà máy, cơ sở sản xuất xi-măng, các công trình xây dựng ở tỉnh Ninh Bình. Trên tuyến đường này hằng ngày có tới hàng trăm lượt xe tải chở đất, đá, khoáng sản từ các mỏ ra quốc lộ 1. Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình, nhiều cử tri ở TP Tam iệp phản ánh và đề nghị chính quyền TP Tam iệp, các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Bình sớm có giải pháp chấn chỉnh tình trạng: Xe chở đất đá quá tải trọng, cơi nới thành thùng; nhiều lái xe ô-tô bất chấp nguy hiểm chạy quá tốc độ để tăng số chuyến quay trở lại mỏ "ăn hàng", gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường.
Tương tự, trên tuyến đường T477 với tổng chiều dài hơn 21 km, chạy qua 10 xã, hai thị trấn thuộc các huyện Nho Quan, Gia Viễn, có điểm đầu nối với quốc lộ 1, điểm cuối nối với tuyến đường chạy đi tỉnh Hòa Bình, lưu lượng phương tiện xe ô-tô trong những năm qua gia tăng đột biến về số lượng và chủng loại (từ 4.000 đến 5.000 lượt xe ô-tô hoạt động/ngày/đêm). áng nói hơn, đây là tuyến giao thông hỗn hợp hai làn xe; ven hai bên đường có nhiều trường học, khu cụm công nghiệp, bệnh viện, cho nên người dân tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp nhất là vào các buổi sáng, giờ tan ca, học sinh tan trường rất đông. Song, mỗi khi vắng bóng lực lượng chức năng là nhiều lái xe cố tình phóng nhanh, vượt ẩu, đi không đúng phần đường; hoặc dừng, đỗ sai quy định. Ông Nguyễn Văn Hải ở huyện Nho Quan cho biết: "Tuyến đường nối từ Hòa Bình qua Nho Quan đến đường T477, có nhiều xe tải chạy rầm rập suốt ngày đêm. Trước tháng 9-2020, nhiều lái xe, chủ phương tiện thấy vắng bóng lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát là ngang nhiên chở quá tải, làm rơi vãi nhiều đất đá xuống lòng đường rất nguy hiểm". Chị Hoàng Thị Xuân, ở huyện Gia Viễn, phản ánh: "Cuối tháng 8 vừa qua, tôi thường đi lại trên tuyến đường T477 đã bắt gặp nhiều xe chở quá tải hoạt động. Có xe chất đầy vật liệu xây dựng, đất đá, khoáng sản, nhưng che phủ rất sơ sài". Chạy xe với tốc độ cao như thế sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông (ATGT), tàn phá tuyến đường T477, khiến người dân không yên tâm khi tham gia giao thông.
ể chấn chỉnh tình trạng nêu trên, Công an Ninh Bình đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) phối hợp các huyện, thành phố trên địa bàn triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông tới các cụm dân cư, các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, chủ phương tiện vận tải; kết hợp tăng cường phương tiện ca-mê-ra, máy đo nồng độ cồn, thành lập nhiều tổ công tác (gồm năm cán bộ, chiến sĩ CSGT/ tổ), thực hiện tuần tra, kiểm soát 24 giờ/ngày trên các tuyến giao thông; kiên quyết xử lý các hành vi: Vi phạm tải trọng phương tiện, vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường; chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy; hoặc có mui, bạt che đậy nhưng để rơi vãi đất đá, lôi kéo bùn, cát, nguyên vật liệu ra đường bộ, gây mất ATGT, vệ sinh môi trường; kiên quyết xử lý các vi phạm tự ý cải tạo thùng xe, lắp bánh, lốp xe không đúng quy định; hoặc vận chuyển khoáng sản không hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Những ngày đầu ra quân Tháng ATGT (tháng 9-2020), riêng tuyến quốc lộ 12B, lực lượng CSGT của tỉnh đã xử lý hàng chục phương tiện ô-tô vi phạm các lỗi nêu trên, với tổng số tiền phạt là 633 triệu đồng.
Tuy nhiên, để chấn chỉnh tình trạng xe chở quá tải, bên cạnh việc kiên quyết xử lý các lỗi vi phạm, lực lượng CSGT Ninh Bình cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức ký cam kết chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, đội ngũ lái xe, chủ các mỏ khai thác khoáng sản. Các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường bố trí biển báo giao thông; kiểm tra xe chở quá tải tại nơi bốc xếp hàng hóa; tăng cường kiểm tra giấy phép khai thác mỏ, yêu cầu tạm dừng khai thác đối với các mỏ đã hết hạn, hoặc chưa hoàn thiện thủ tục khai thác; yêu cầu các chủ phương tiện, doanh nghiệp vận tải có trách nhiệm hỗ trợ chi phí dọn dẹp vệ sinh môi trường do xe chở quá tải gây ra trên các tuyến đường đông dân cư...
Nhà đầu tư chật vật hoàn thiện đường gom cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn vì vướng nặng mặt bằng Việc tỉnh Bắc Giang còn nợ khá nhiều mặt bằng đã khiến hạng mục đường gom cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn qua địa bàn bị vỡ tiến độ, gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư. Xe quá tải liên tục tràn vào công trường phá nát móng và lớp cấp phối vừa được các nhà thầu thi công. Cho đến...