Khốn khổ vì “tổng đài buôn”
Nhiều cặp vợ chồng mỗi khi va chạm thường đóng cửa bảo nhau để yên cửa yên nhà. Thế nhưng, có nhà vợ chồng trót hục hặc vì lý do này kia rồi bị lọt “từ tai làng, sang tai họ”. “Tổng đài buôn” khiến mọi chuyện càng bung bét, rối tung.
Vợ chồng giận nhau vì “loa xóm”
Mấy ngày hôm nay, mỗi khi đi làm về đến đầu ngõ là anh Chuyên (Đường Láng, Hà Nội) thấy rờn rợn vì bao nhiêu ánh mắt của các bà, các chị cứ đổ dồn về phía mình rồi thầm thì to nhỏ. Không những thế, ngay cả những đứa trẻ con, mọi hôm thấy anh vẫn bám đuôi xe thì nay bỗng dẹp sang hai bên, chỉ trỏ một cách lạ lùng.
Đang băn khoăn không hiểu lý do gì thì buổi tối cuối tuần, bác tổ trưởng dân phố cùng một vài người trong hội phụ nữ ùn ùn kéo vào nhà, điệu bộ rất nghiêm trọng.
Phấn khởi pha trà mời khách đến chơi nhà thì anh Chuyên đánh rơi cả chén nước khi bác tổ trưởng mạnh dạn mở lời: “Cậu Chuyên này, tôi nghe nói vợ chồng cậu căng thẳng không cứu vãn được. Cô ấy đã bỏ về nhà ngoại. Tôi cùng với mấy anh chị ở chi hội phụ nữ đến xem tình hình thế nào…”.
Ngồi thần giữa nhà, phải mất một lúc anh Chuyên mới “nuốt trôi” được những điều bác tổ trưởng nói. Thế nhưng anh hoảng hồn vì không biết ở đâu ra cái tin vợ anh bỏ về nhà ngoại.
Rồi anh như người đang cố thoát khỏi giấc chiêm bao, ngẫm nghĩ: “Nếu cô ấy bỏ về nhà ngoại thì cái cô vừa gọi điện lúc chiều ỏ ê mua quà nọ, quà kia sau chuyến công tác là ai?”. Trong khi anh còn lúng búng chưa kịp phân bua thì từng ấy con người vào nhà anh với mục đích hòa giải thi nhau động viên, phân tích, thuyết phục…
“Mãi đến khi tôi hét toáng lên rằng &’vợ cháu đi công tác, mai cô ấy về’ thì mọi người mới dừng lại. Nhưng ánh mắt vẫn đầy hoài nghi. Lúc đó buộc lòng tôi phải cầm điện thoại gọi cho vợ thì cả đoàn hòa giải mới vỡ lẽ vợ chồng tôi chẳng có chuyện gì” – Anh Chuyên nhớ lại buổi tối đáng sợ đó.
Cuối cùng, dò hỏi mọi chuyện thì anh mới vỡ lẽ cơ sự là do chị hàng xóm ngay sát vách nghe câu được câu mất của vợ anh trước khi kéo vali ra khỏi nhà đi công tác: “Em đi đây. Anh tự lo lấy…”. Nghe được chừng ấy câu từ, ngay lập tức chị ta suy luận và thành lập tổ buôn, thêm thắt tình tiết đẩy câu chuyện vợ anh đi công tác thành bỏ về nhà ngoại, sắp ly hôn.
Có thể những câu chuyện của gia đình chị được mọi người buôn qua, buôn lại không có ác ý gì, “chỉ nói cho sướng mồm” (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Không được êm xuôi như câu chuyện nhà anh Chuyên, vợ chồng anh Nam (Giảng Võ, Hà Nội) từng có thời gian người nọ giận tím mặt với người kia cũng chính bởi “tổng đài buôn” của xóm.
Chuyện là, vợ chồng anh có nói qua nói lại, ghen tuông nhau vì chị Thoa – vợ anh, nhờ đồng nghiệp nam chở về mà không chờ chồng tới đón. Chuyện chỉ có thế, nhưng không hiểu từ đâu “phát thanh” ra mà cả khu loan tin chị Thoa cặp bồ, để bồ chở về tận nhà. Đã thế về nhà, chị lại không coi chồng ra gì.
Câu chuyện “người đàn bà lăng loàn, xấu xa” chẳng mấy chốc đến tai chị Thoa. Nghĩ là chồng lại tào lao mang chuyện ra quán bia đầu phố nói trong lúc say sưa, cơn giận đùng đùng, khi anh đang ngồi xem ti vi, chị dội nguyên cả xô nước vào người chồng rồi không nói không rằng toan sắp xếp đồ đạc về nhà ngoại.
Bị bất ngờ dội cho xô nước, anh Chuyên nghĩ vợ vẫn còn hằn học chuyện anh bắt bẻ chị đi với đồng nghiệp hôm nọ, giờ lại thấy chị thu dọn quần áo thì cũng lớn tiếng: “Cô giỏi rồi, đi với nó mới một hôm mà học được thói côn đồ với chồng. Có giỏi cô đi theo luôn đi…”.
“Mất hơn một tuần chúng tôi mới tìm hiểu ra nguyên do mọi sự hiểu lầm là do các bà buôn chuyện ở xóm. Cũng may mọi việc ở trong tầm kiểm soát nếu không thì…” – chị Thoa cho biết.
Chồng ghét, nhà nội khinh chỉ vì… “tổng đài buôn”
Mỗi khi đụng đến vấn đề đau đầu của mình là chị Hương (25 tuổi, kế toán) khóc rưng rức. Chị cho biết, có thể những câu chuyện của gia đình chị được mọi người buôn qua, buôn lại không có ác ý gì, “chỉ nói cho sướng mồm”. Thế nhưng cũng chính thói tò mò, tọc mạch và nói năng thiếu cân nhắc của họ đã đẩy chị đến cảnh bị chồng ghét, nhà nội khinh.
Qua lời chị Hương kể thì chị vốn là con nhà nông. Cũng may mắn vì bố mẹ muốn con cái thoát cảnh nghèo nên dồn sức nuôi chị ăn học đến nơi đến chốn.
Khi đã có công ăn việc làm, chưa giúp đỡ được gì cho bố mẹ thì chị lại lấy chồng. “Ngẫm đến cảnh bố mẹ vẫn phải gồng gánh nuôi hai em giáp tôi ăn học, tôi xót thương lắm. Bởi vậy nên thi thoảng tôi vẫn dành bớt phần lương để phụ bố mẹ. Chồng tôi cũng tán thành việc đó” – chị Hương nói.
Mọi chuyện bắt đầu rối tung khi một tháng trước, mẹ chồng chị bỗng gọi cả nhà họp đột xuất. “Trong buổi họp đó, bà bóng gió chuyện &’chuột sa chĩnh gạo’ rồi com cóp gom đi… Tôi nghe mà không hiểu gì nên vẫn ngồi cười đùa với chồng.
Dường như thấy ngứa mắt quá nên cô em chồng tôi sỗ sàng bảo rằng: &’Chị đừng nghĩ bước chân vào được nhà này thì cuỗm gì cũng được’. Tôi nghe mà choáng váng. Tôi tỏ ý không hiểu thì mẹ chồng bảo tôi đi ra ngõ mà nghe” – Chị Hương nói tới đây thì bật khóc…
Hóa ra, vì ghen ghét chị là một cô gái nghèo nhưng lấy được chồng con nhà có điều kiện, một số người buôn chuyện rồi đồn thổi này nọ về chị. Không biết từ đâu, câu chuyện chị lấy của nhà chồng mua nhà cho hai đứa em ở, rồi chuyện chị nói rằng lấy chồng chỉ vì con nhà giàu chứ không yêu thương gì… cứ thế đồn mười, rồi đồn trăm.
“Yêu mình thì yêu, trước bao dư luận như vậy thì chồng cũng khó mà không lăn tăn. Chỉ thấy sau đó anh ấy cứ im lặng, không tỏ ra thông cảm và gần gũi với vợ như trước.
Còn mọi người nhà nội thì cho rằng tôi là đứa đào mỏ, đục đẽo nhà chồng. Giờ cả nhà chồng quay lưng lại với tôi. Miệng lưỡi thế gian thật là kinh khủng…” – chị Hương bế tắc chia sẻ.
Theo Afamily
"Biết thế cứ bẩn như mọi hôm cho xong..."
Mặc dù đã có ba đứa con lớn nhưng anh vẫn quyết tâm sẽ sinh thêm con để có người nuôi dưỡng, thờ phụng nếu cuộc sống có bất trắc. Nhưng anh không ngờ ý định này sẽ không thực hiện được.
Cơm nước xong xuôi, chị bê mâm bát ra giếng rửa, còn anh đi kiểm tra chuồng bò. Con bò cái sắp đến ngày đẻ nên có vẻ khó chịu. Anh phủ thêm rơm vào chuồng và lấy tấm nứa quây thêm vào vách tránh gió lạnh. Lúc quay ra thì đã thấy chị rửa xong bát đũa rồi. Anh lột phăng cái áo may ô, múc nước giếng xối ào ào.
Anh gọi với vào trong nhà: "Mẹ nó ơi, lấy hộ tôi bộ quần áo để thay nhé!". Chị chạy ra hè cửa, cằn nhằn: "Trời đang chuyển, sao anh không mang nước vào nhà tắm mà tắm ngoài trời thế để cảm à?". Anh cười hề hề đáp: "Mẹ nó nhìn xem cơ thể tôi cường tráng thế này, tắm ngoài trời tí ốm sao được". Chị nhăn mặt bỏ vào nhà, nghĩ thầm: "Hôm nay còn đi tắm, còn khoe sức khỏe, chắc quyết tâm lắm rồi đây".
8h tối, chị đang xem TV, anh liền ra ngồi cạnh. Thỉnh thoảng anh lại liếc nhìn đồng hồ khiến chị cười thầm trong bụng. Ngồi nửa tiếng, anh bảo: "Muộn rồi, đi ngủ thôi. Xem nhiều tốn điện lắm". Chị miễn cưỡng tắt TV theo anh vào buồng. Chị tìm màn để chuẩn bị mắc thì anh gàn đi: "Không cần mắc màn. Phải có không gian thoáng rộng chiến đấu nó mới hăng chứ. Màn mùng vướng chết được".
Anh vội vã với tay tắt công tắc đèn. Không gian tối sầm lại, chỉ phản chiếu ánh sáng từ bên ngoài hắt qua cửa sổ vào phòng. Trong bóng tối, chị hỏi: "Thế anh quyết tâm làm đứa nữa thật đấy à!". "Làm đứa nữa chứ còn hỏi thật với giả cái gì. Mà đã đi tháo vòng ra chưa đấy? Bảo đi tháo rồi mà còn không tháo là không được với tôi", anh hỏi giật. "Tháo rồi. Gớm nó chả vụn ra rồi ấy. Bác sĩ ở trạm xá bảo phải thay vòng định kỳ, thế mà mình để cả mười mấy năm nay không thèm sờ đến", chị đáp.
Ảnh minh họa.
Anh để chị nằm ngả người ra rồi chuẩn bị cởi cúc. Chị nhỏm lên lấy ở dưới gối một gói đưa cho anh. Chị bảo: "Bác sĩ bảo tháo vòng xong phải chờ một thời gian, không nên có em bé luôn đâu. Họ phát cho cái này". "Lại còn thế nữa. Tôi không dùng. Cô không nhớ hồi trước bọn phụ nữ xã mò đến phát cho tôi cả đống đấy à. Lúc đấy còn cho thằng Mía, con Mật, con Miến thổi lên làm bóng chơi. Đàn ông đàn ang sao phải dùng, như đeo gông vào thế ai chịu nổi. Chả hiểu nó tạo ra cái trò này để làm gì", anh cằn nhằn.
"Mà còn phải chờ đến bao giờ? Sao cô không đi tháo từ sớm đi?". "Ơ, sao bây giờ anh lại quay sang trách em. Anh lúc nào cũng không muốn dùng biện pháp bảo vệ nên em cứ phải đeo vòng. Từ hôm qua anh mới có ý định sinh thêm con nên sáng nay em đi ngay còn gì", chị đấu dịu.
Anh và chị đã có ba đứa con lớn. Thằng Mía đã đi đại học trên thành phố sắp tốt nghiệp, con Mật cũng lên đó học trung cấp năm vừa rồi. Còn con Miến thì đang học cấp ba trên trường huyện nên ở nội trú luôn trên đấy. Nhà chỉ có hai vợ chồng với nhau. Từ tối qua, anh đột nhiên bàn với chị việc có thêm em cho ba đứa.
Chị nghi ngại chuyện cha già con cọc vì cả anh lẫn chị đều đã lớn tuổi. Nhưng anh khăng khăng nói: "Giờ tai nạn rồi bất trắc thì nhiều. Người chết như rươi, hàng ngày không xem báo nghe đài đấy à. Không đông con nhiều cháu thì sau này lấy ai phụng dưỡng, thờ cúng. Thằng Mía con Mật ở trên thành phố xe cộ ầm ầm, giao thông hỗn loạn, bố ai mà biết thế nào. Mà chả nhẽ cứ giữ rịt ở nhà không cho đi học". Chị biết tính anh gia trưởng nên cũng đành thuận theo, nhưng trong lòng cũng vẫn còn nhiều khúc mắc.
Chị nằm xuống, chờ đợi. Anh vẫn ngồi im trong bóng tối. Mãi chị mới phá tan không khí im lặng: "Hay là thôi mình đừng sinh thêm con nữa. Mai em lại đi đặt cái vòng khác. Hôm nay lúc đi về trên đường gặp chị Bòng chủ tịch hội phụ nữ, biết em đi cởi vòng, chị ấy khuyên em về động viên anh đi triệt sản đấy". Sẵn đang bực bội, anh gầm lên: "Sư nhà nó chứ. Triệt, triệt cái con khỉ ấy. Bảo nó về mà triệt cả nhà nó đi". "Ô hay, người ta có ý tốt, mình không làm thì thôi, sao anh phải nặng lời thế", chị nói.
Anh hậm hực nằm phịch xuống giường, vắt tay lên trán. Anh lẩm bẩm: "Hồi xưa người ta đẻ ầm ầm cả mấy chục đứa liền có làm sao. Như cụ, như ông, như bà nhà mình đây này. Bây giờ hở ra một tí là cấm với đoán, tuyên truyền với cả vận động. Mệt bỏ mẹ".
Chị lại phân trần: "Anh Hoạch quản lý thư viện xã, anh ấy làm tốt nên sắp tới được cử đi học bổ túc lên cao. Khi nào xong về sẽ nhận vị trí cao hơn. Mà công nhận anh ấy nhiệt tình chu đáo lắm". "Nhiệt tình chu đáo với cô cơ à, hay có tình ý gì với nhau mà tôi không biết. Mà sao cô biết thằng cha ấy sắp đi học. Nắm rõ lịch trình của nhau quá nhỉ", anh dài giọng.
"Anh đừng nghĩ vớ vẩn. Hồi con Miến thi lên trường huyện, cũng nhờ anh ý tạo điều kiện cho nó mượn sách ôn tập mới thi đỗ. Còn em cũng thỉnh thoảng cùng mấy chị tạt qua thư viện, xin anh ý báo về cho anh đọc còn gì, nếu không thì lấy đâu ra. Người ta tốt mà anh cứ nghĩ linh tinh", chị giải thích. "Vâng, tôi nghĩ linh tinh. Đã thế lứa lợn sắp tới đếch xuất cho nhà thằng ấy nữa, để xem thế nào", anh thách thức. "Thế không xuất cho nhà anh ấy thì xuất đi đâu?", chị hỏi. "Xuất đâu thì xuất, miễn không phải nhà nó", anh nói cùn.
Chuông điện thoại của anh reo vang. Anh nhỏm dậy nghe máy. "Hả cái gì? Thật á? Thế có chết không! Sao mày lại bất cẩn thế hả con? Sao mày không đeo cái bao vào? Giờ phải làm thế nào? Rồi. Mai mày về đây rồi tính". Buông máy, anh vội vã thông báo cho chị: "Thằng Mía nó điện về, bảo người yêu nó dính bầu rồi. Nó đòi cưới vợ luôn".
Chị ngồi phắt dậy, hốt hoảng: "Sao lại thế được chứ? Đấy tại anh không dặn dò nó kỹ lưỡng. Bây giờ bọn trẻ nó sống bừa bãi lắm. Phải làm thế nào bây giờ chứ?". "Thì cho bọn nó cưới chứ làm sao. Còn bốn tháng nữa nó tốt nghiệp ra đi làm cũng có thể nuôi vợ con được rồi. Mai nó về thì bàn", anh đáp.
Chị lại nằm xuống, mông lung suy nghĩ. Hai vợ chồng nằm ngẫm nghĩ, không ai nói với ai lời nào. Đến nửa đêm, anh vòng tay sang người chị, khẽ nói: "Thôi chuyện ngày mai để mai tính. Kiểu này chả làm thêm đứa nữa được rồi. Có cháu đến nơi mà còn sinh con thì thiên hạ họ cười cho. Biết thế hôm nay chả cần tắm giếng làm gì, cứ bẩn như mọi hôm cho xong. Đã trót tắm rồi thì đành dùng cái gói này vậy, không thì phí".
Theo afamily
Tiền lương của chồng: Ngã ngửa khi biết sự thật! Và mọi chuyện sau đó đã sáng rõ như ban ngày khi chị biết sự thật về tiền lương của chồng. Con số đó phải cao gấp 3 lần con số anh thông báo với chị, chưa kể các khoản thưởng và làm thêm. Hai vợ chồng anh Linh và chị Thanh (Thanh Trì, Hà Nội) đã thống nhất với nhau từ trước:...