Khốn khổ vì nhà hàng xóm liên tục bị “khủng bố” ném chất bẩn để đòi nợ
Một số hộ dân tại đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) phải lên tiếng cầu cứu vì liên tục bị “khủng bố” bằng chất bẩn vào cửa nhà.
Ngày 19/6, Anh Đ. khai trương quán ăn ở khu vực đầu đường Láng. Tuy nhiên, mọi việc không suôn sẻ vì rạng sáng đã có 2 người lạ mặt ném chất bẩn và thuỷ tinh vào trước cửa nhà số 47A, giáp cửa hàng của anh. Chất bẩn và thuỷ tinh bắn ra khắp nơi, ngay buổi sáng đầu tiên khai trương, cả chủ và nhân viên phải mất rất nhiều thời gian cọ rửa vẫn không hết mùi hôi thối.
Chủ nhà chuyển đi, hàng xóm treo biển “Nhà 47A đã bán và chuyển đi rồi xin đừng ném nữa, hàng xóm chúng tôi xin cảm ơn” nhưng vẫn không được buông tha.
Đây không phải là sự việc mới diễn ra, bởi trước đó người thuê mặt bằng nơi anh Đ. đang kinh doanh cũng không chịu được, phải chuyển đi chỗ khác.
“Đêm 18/6 tôi và một số người dân đã túc trực đến 3h sáng nhưng những kẻ đòi nợ chưa xuất hiện, đến hơn 4h thì mới xảy ra sự việc. Tôi đã trích xuất camera và trình báo công an khu vực”, anh Đ. bức xúc.
Đoạn video ghi lại cảnh người lạ ném chất bẩn đòi nợ.
Theo những người dân sống quanh khu vực này, ngôi nhà số 47A của hai ông bà đã lớn tuổi, trước đây bán hàng ăn. Tuy nhiên, hơn nửa năm nay ngôi nhà này bị những người lạ mặt thường xuyên ném chất bẩn, gây sức ép để đòi nợ, khiến chủ nhà đóng cửa hàng, nghỉ bán và “mất tăm mất tích”.
Sự việc diễn ra lâu ngày khiến nhiều gia đình kinh doanh xung quanh bị ảnh hưởng. Mọi người cũng đã dán thông báo: “ Nhà 47A đã bán và chuyển đi rồi xin đừng ném nữa, hàng xóm chúng tôi xin cảm ơn”.
Ngày 19/6, theo ghi nhận của PV Dân Việt, trước khu vực nhà số 47A đường Láng vẫn đang trong tình trạng bốc mùi hôi thối nồng nặc, rất khó chịu, nhiều vết sơn và chất bẩn vẫn đang bám trên tường và khu vực lối đi chung.
Video đang HOT
Quán ăn sát nhà 47A chưa kịp khai trương đã hết hồn vì bị “khủng bố” bằng chất bẩn.
Những mảnh vỡ từ vỏ ruột phích do những kẻ đòi nợ ném vào còn vương vãi, dù người dân đã dọn dẹp.
Chị T. hàng xóm cho biết, mặc dù chủ nhà không còn ở đây nhưng thi thoảng ngôi nhà trên vẫn bị ném chất bẩn trước cửa nhà bốc mùi nồng nặc khiến cuộc sống của nhiều hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng.
Nói về nguyên nhân, một người trong gia đình chủ nhà cho biết, người con dâu nợ của nhiều nhóm khác nhau, nhiều lần anh em trong gia đình phải đứng ra gánh đỡ tuy nhiên vẫn không thể giải quyết hết.
“Do bị chủ nợ gây sức ép nên con dâu và con trai mỗi người một phương, gia đình bây giờ không biết làm cách nào. Thậm chí thời gian gần đây những chủ nợ tìm đến tận nhà những người quen trong gia đình để ném chất bẩn giống như chỗ này”, một người thân của gia chủ thông tin.
Cảm thấy sợ hãi và ảnh hưởng bởi chất bẩn ném liên tục, những người sống xung quanh nhà 47A đường Láng đã làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng can thiệp với mong muốn “được sống yên ổn”.
Ngăn chặn nạn đòi nợ kiểu "khủng bố": Thực hiện quy định có khả thi?
Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ.
Đây là những nội dung đáng chú ý tại Thông tư số 18/2019 vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành, sửa bổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016 quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (CTTC).
Dẹp nạn đòi nợ "khủng bố"
Theo quy định tại Thông tư số 18, CTTC phải niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, điểm giới thiệu dịch vụ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của CTTC khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các loại phí, phương pháp tính lãi. CTTC phải có các hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, khiếu nại của khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng.
Nhân viên một công ty tài chính tư vấn cho khách hàng về khoản tay tiêu dùng (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
Đồng thời, quy định, biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng. Trong đó, số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 đến 21 giờ.
CTTC không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho CTTC, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật...
Về quy định này, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, giới phân tích về tài chính - tiền tệ cho rằng, đây không chỉ là quy định phù hợp với bối cảnh "cho vay thả ga, đòi nợ khủng bố" diễn ra trong thời gian vừa qua mà đây còn là những quy định đáp ứng thông lệ quốc tế.
Thực tế, trong thời gian vừa qua, cho vay tiêu dùng của các CTTC trong nước diễn ra phức tạp và phát sinh nhiều biến tướng tiêu cực. Đặc biệt, số lượng người than phiền bị các CTTC "khủng bố" để đòi nợ rất nhiều. Điều đáng nói, không riêng gì các CTTC, ngay cả ngân hàng cũng vậy. Dù rằng người vay có lỗi khi không thanh toán đúng hạn, nhưng ngân hàng đòi nợ một cách khủng bố, đe dọa và trấn áp khiến cho người vay mất uy tín, ảnh hưởng cả đời sống kinh tế xã hội.
Luật sư Trương ThanhĐức cho rằng, về cơ bản gánh nặng vẫn đặt trên vai người dân. Giả sử CTTC có vi phạm, sai trái thì người dân phải quay phim chụp ảnh... để làm bằng chứng chứng minh. Lúc đó, người dân mới có quyền yêu cầu chấm dứt, bồi thường xin lỗi và xử phạt.
Không chỉ đe dọa, trấn áp con nợ, các CTTC còn "khủng bố"... người thân, bạn bè của họ. Những hoạt động đòi nợ này không kể thứ Bảy, Chủ nhật; ngày hay đêm. Trung bình những người này phải nhận từ 20 - 30 cuộc, ít nhất cũng 10 cuộc gọi/ngày từ các CTTC khiến cho cuộc sống đảo lộn bởi các cuộc gọi đòi nợ không phải của mình.
Chủ một doanh nghiệp ở TP.HCM phải đóng cửa công ty, không dám về nhà vì bị CTTC "khủng bố" bằng cách ném gạch đá, nằm vạ trong công ty để đòi nợ. Hay như trường hợp của chị Trần V (Bình Thạnh, TP.HCM) còn bị một CTTC cho người đến đòi nợ kiểu xã hội đen, đòi chém, siết đồ vì "cục nợ"... không phải của mình.
Đặt câu hỏi về tính khả thi?
Đánh giá cao những quy định như không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ được NHNN quy định tại Thông tư 18 ban hành mới đây, song anh N.V.T (Hoài Đức, Hà Nội) - một người từng bị đe dọa đòi nợ của một CTTC trên địa bàn vẫn nghi ngại về tính thực tế của quy định này.
Quy định về tỷ trọng dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng so với tổng dư nợ cho vay của công ty tài chính.
Anh T cho rằng, những người đi vay như anh là những người yếu thế, việc đứng ra để tố cáo hành vi đòi nợ vi phạm quy định là điều chưa bao giờ anh nghĩ đến. Anh T lo sợ, việc kiện cáo sẽ mất thời gian mà không biết kết quả như thế nào nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả anh và những người thân.
Trước đây, NHNN đã từng lên tiếng "cảnh báo" các ngân hàng, CTTC yêu cầu chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng, trong đó nghiêm cấm hành vi đòi nợ kiểu đe dọa, khủng bố khách hàng. Tuy nhiên, từ đó đến nay tình trạng này vẫn diễn ra và câu hỏi về tính khả thi của quy định này lại một lần nữa được đặt ra.
Về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật Basico cho rằng, quy định để "vui" là chính, còn việc thực thi có hiệu quả hay không thì không chỉ phụ thuộc vào NHNN mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. "Không quy định thì không được, còn nếu quy định mà thực thi triển khai như thế nào thì việc đó không phải là của NHNN mà là của chính quyền, công an và người dân... Đây là bài toán khó trong thực thi pháp luật - vấn đề mà Việt Nam luôn phải đối mặt. Tuy nhiên, có quy định còn hơn không" - ông Đức đề cập.
Vị luật sư cũng chỉ ra rằng, về cơ bản gánh nặng vẫn đặt trên vai người dân. Giả sử CTTC có vi phạm, sai trái thì người dân phải quay phim chụp ảnh... để làm bằng chứng chứng minh. Lúc đó, người dân mới có quyền yêu cầu chấm dứt, bồi thường xin lỗi và xử phạt.
Cũng có quan điểm cho rằng, dù chưa thể khẳng định tính khả thi của Thông tư 18 nhưng việc đưa ra quy định là cần thiết. "Tuy nhiên, vấn đề hiện nay của chúng ta là quy định, luật lệ nhiều nhưng thực thi quá lỏng lẻo, xử lý không nghiêm. Dẫn tới tình trạng nhiều quy định nhưng không thực hiện được. Khi nào chúng ta giải quyết được tất cả những vấn đề này thì những chính sách này mới thực sự đi vào thực tiễn" - một chuyên gia tài chính khuyến nghị.
Theo danviet
Tự tử vì thiếu nợ cờ bạc tiền tỷ, bị chủ nợ "khủng bố" liên tục Nợ tiền đá gà qua mạng gần 10 tỷ đồng, nam thanh niên bị nhóm côn đồ liên tục đe dọa đòi lấy mạng và khủng bố gia đình. Lo sợ, thạnh niên đã uống thuốc tự tử. Chiều 1-6, Bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, H. Đức Hòa (Long An) cho biết, thanh niên tên Nguyễn Hoàng L. (40 tuổi,...