Khốn khổ vì mẹ chồng mê bói bài
Mặc dù đã nghe rất nhiều câu chuyện bi hài về mê tín nhưng tôi chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh đó. Nhưng từ khi về làm con dâu mẹ, tôi tá hỏa với những phán xét mỗi ngày theo những lá bài của bà.
Tôi mới cưới được hai tháng, cuộc hôn nhân khá êm đềm và hạnh phúc khi gia đình và bạn bè đều ủng hộ. Điều may mắn đối với tôi là bố mẹ chồng rất quý mến, yêu chiều như con gái.
Chồng tôi bảo vì mẹ đi xem bói, tuổi tôi rất hợp với mẹ và không xung khắc với ai trong nhà, có tôi sẽ khiến cuộc sống gia đình bình an, thịnh vượng hơn. Tôi thầm cảm ơn cuộc đời đã ưu ái mình.
Mặc dù đã nghe rất nhiều câu chuyện bi hài về mê tín nhưng tôi chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh đó. Nhưng từ khi về làm con dâu mẹ, tôi tá hỏa với những phán xét mỗi ngày của mẹ chồng theo những lá bài của bà. Mẹ không chỉ đi xem bói nhiều nơi mà còn tự xem cho mình. Trong phòng mẹ luôn có sẵn cỗ bài mới.
Buổi sáng trong mâm cơm, bà đã dặn dò từng người phải thế này thế kia. Ban đầu tôi ngạc nhiên và thích thú với những điều bà đọc ra từ những con bài, nhưng dần dần, tôi thấy khó chịu và khốn khổ.
Ban đầu tôi ngạc nhiên và thích thú với những điều bà đọc ra từ những con bài (Ảnh minh họa)
Hôm trước bà gọi tôi vào phòng bảo: “Quẻ nói hôm nay mẹ cãi cọ, thị phi với đàn bà con gái, mà mẹ chả đi đâu ra khỏi nhà, nhà có con với mẹ thôi nên chắc chắn giữa hai mẹ con sẽ có chuyện”. Tôi chỉ cười và bảo mẹ đừng lo, mẹ con mình trước nay vẫn hòa hợp mà. Mẹ nghiêm mặt: “Không được, hôm nay con nhất định không được ở nhà, con đi đâu thì đi, chứ ở nhà mẹ không yên tâm”.
Tôi mới ốm dậy, người mệt mỏi không muốn đi đâu nhưng mẹ nhất quyết đẩy đi nên đành miễn cưỡng ra khỏi nhà.
Tôi ghé một quán cà phê ngồi giết thời gian, tình cờ tôi gặp một người bạn cũ, chúng tôi đã ngồi trò chuyện vui vẻ hàng giờ đồng hồ. Sau đó anh mời tôi ăn trưa, nghĩ hôm nay mẹ không muốn mình về nên tôi đã đồng ý, không ngờ khi chỉ mới ngồi vào bàn, chưa đụng đũa thì điện thoại đổ chuông. Giọng mẹ chồng tôi nghiêm nghị: “Con về ngay cho mẹ”. Tôi chưa kịp hỏi chuyện gì thì mẹ đã tắt máy, tôi đành xin lỗi bạn và vội vàng ra về. Vừa thấy tôi mẹ đã mắng té tát: “Mẹ bảo con ra khỏi nhà để tránh mẹ con xung khắc thì con lại đi hẹn hò với trai”. Tôi giải thích thì mẹ nghiêm mặt: “Thật quá hư hỏng, thằng Quân mà biết nó sẽ giết cô đấy, lo mà chỉnh đốn lại đi”.
Từ khi về làm con dâu mẹ, tôi tá hỏa với những phán xét mỗi ngày của mẹ chồng theo những lá bài của bà (Ảnh minh họa)
Tôi ấm ức không nói được gì chỉ biết ôm mặt khóc. Ở trong phòng, tôi nghe mẹ chồng nói chuyện điện thoại oang oang: “Quẻ chuẩn quá, không ngờ nó lại hư đốn như thế, cảm ơn bà đã báo. Rồi đây không biết sẽ còn chuyện gì tồi tệ xảy đến nữa, nhà này sắp đến vận hạn rồi”.
Tôi ngán ngẩm không buồn nghe tiếp.
Hàng ngày nghe mẹ chồng phán đoán, dặn dò thế này thế kia khiến tôi sợ giáp mặt bà. Điều tồi tệ hơn là, sáng nào trước khi tôi đi làm bà cũng kéo vào phòng vài phút: “Con trộn bài đi, mẹ sẽ xem cho con hàng ngày, có chuyện còn biết mà tránh”. Tôi lắc đầu: “Con thấy không cần thiết mẹ ơi”, nhưng mẹ vẫn cương quyết bắt tôi làm theo. Nào là sáng nay cẩn thận xe cộ, trưa mất tiền (chắc lại bao cơm nước bạn bè, con nên tránh, đỡ tốn kém), chiều có tình yêu (hẳn lại hẹn với thằng nào), tối bình thường…
Video đang HOT
Tôi được ra khỏi nhà sau khi nghe mẹ chồng xổ một tràng dài dằng dặc. Tôi thực sự không tin một chút nào nhưng vẫn vâng, dạ cho mẹ vui lòng. Thế nhưng cũng không được yên, buổi trưa mẹ gọi điện hỏi ăn cơm với ai, nó trả hay con trả… Buổi chiều cứ một tiếng lại gọi hỏi con đang làm gì, có ở công ty hay lại đang tí tởn ở đâu… Tôi mệt mỏi, thậm chí, cáu gắt vì sự phiền phức khó chịu này. Đồng nghiệp thì cười mỉa mai: “Mẹ chồng giữ con dâu hơn vàng”.
Bao nhiêu lần tôi lựa lời nói với mẹ, đừng tin những phán đoán cảm tính ấy nữa nhưng mẹ nhất quyết không nghe. Mẹ còn lấy một loạt những sự kiện xảy ra đúng như mình phán để làm chứng cứ. Cách mấy hôm lại có mấy bà bạn thân của mẹ ghé qua, họ nhờ mẹ xem và tin sái cổ những điều mẹ nói.
Tôi cảm thấy mệt mỏi với những phán đoán từ lá bài của mẹ chồng (Ảnh minh họa)
Có hôm đi làm về mệt còn nghe mẹ lẩm bẩm: “Rõ ràng ra con Q tép (ý là được người đàn bà cho tiền) mà sao không có nhỉ. Mai Lâm, tí nữa con đưa tiền đi chợ cho mẹ”. Tôi ngớ người: “Con mới đưa cho mẹ hôm mùng mười cơ mà”. Mẹ tiếp: “Thì con cứ đưa nữa, bao nhiêu cũng được”.
Tôi đành đưa tiền cho mẹ, ấm ức đem chuyện này kể với chồng, anh chỉ cười bảo: “Thì em cứ chiều mẹ chút cho vui cửa vui nhà, mẹ mê tín nhưng không phương hại đến ai thì cũng có sao”.
Tôi thấy cũng phải, dù trong lòng không vui. Cứ thế tôi chiều ý mẹ, mỗi sáng chọn bừa mấy con bài rồi bâng quơ vâng dạ cho qua, dù sao việc này cũng chỉ chiếm vài phút.
Cứ như thế, mẹ vui thú với việc phán đoán cuộc sống mỗi ngày, tin vào nó, thậm chí ép mình phải làm theo quẻ bài đó.
Có hôm mẹ còn cho người theo dõi tôi xem tôi đi đâu, làm gì. Việc này khiến tôi bất bình nên đã đôi co với mẹ rồi bỏ về nhà ngoại mấy hôm. Mẹ gọi điện nỉ non kêu tôi về. Tôi ra điều kiện nếu mẹ thôi bói bài thì tôi mới về. Mẹ đồng ý, không bắt tôi xem mỗi ngày nữa nhưng đầu tháng vẫn phải xem để biết trong tháng xảy ra chuyện gì. Tôi nhẹ nhõm quay về nhưng vẫn nơm nớp lo, mỗi lần mẹ gọi, tôi lại giật mình, sợ phải nghe phán xét gì đó. Hôm nay cũng vậy, cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, mẹ nghiêm giọng bảo: “Mai Lâm, tháng trước quẻ báo con có tin vui sao giờ chưa có gì? Liệu liệu xem thế nào”. Khi tôi nói: “Chúng con vẫn đang kế hoạch, sang năm mới tính mẹ ạ”, mẹ lại quát ầm ĩ: mày là đồ bất hiếu, chống đối… Bố chồng và chồng tôi phải khuyên nhủ mẹ mới thôi chì chiết.
Từ lúc nào, sáng sớm tôi sợ phải gặp mẹ, sau mỗi giờ làm việc, tôi sợ về nhà. Dần dà tôi đâm ra ít nói. Ngày nào mẹ cũng có cái để dặn dò mấy bố con.
Công việc mệt mỏi, chồng đi công tác xa, tôi càng đau đầu hơn với những lá bài của mẹ. Khi tôi xin phép về nhà ngoại ít hôm thì mẹ không đồng ý, mẹ nói tôi dọa bỏ đi, dọa mẹ, dọa cả nhà này, rồi mẹ khóc lóc gọi điện cho chồng tôi về dạy lại vợ. Không chịu nổi sự vô lý của mẹ, tôi đã vùng chạy khỏi ngồi nhà đó, chạy khỏi tiếng khóc than, ỉ ôi của mẹ.
Ước gì mẹ chồng tôi đừng quá tin vào những lá bài (Ảnh minh họa)
Nhưng tôi chưa kịp đi đâu đã phải trở về vì bố chồng gọi, nói mẹ vừa bị ngất đi. Nhìn mẹ rũ rượi nằm trên giường, tôi vừa thương vừa giận.
Từ đó, tôi không còn có ý định bỏ đi nữa nhưng tôi không biết mình còn chịu đựng được mẹ bao lâu. Tôi phải làm sao để mẹ thức tỉnh và thôi tra tấn cả nhà bằng những lá bài?
Theo Ngoisao
Hai chị em dâu "bắt tay" đối phó với mẹ chồng
Người ta vẫn nói "chị em dâu như bầu nước lã". Nhưng cũng có những gia đình, 2 chị em dâu sống cùng nhau rất yêu thương, hòa hợp, thậm chí còn bắt tay nhau để đối phó với mẹ chồng tai quái...
Vợ chồng chị Hằng - anh Sơn (Kim Mã, Ba Đình, HN) hiện đang sống cùng nhà với hai vợ chồng em trai anh Sơn và bố mẹ chồng.
Chị cười chia sẻ: "Em dâu về sau mình 3 năm, nhà rộng, mỗi gia đình chiếm cứ một tầng. Ban đầu mình rất lo lắng vì đã nghe quá nhiều thành kiến xung quanh mối quan hệ chị em dâu rồi. Mình luôn muốn sống hòa thuận với những người xung quanh nên khá sợ nếu em dâu không cùng tư tưởng. Nếu thế thì không biết mình có sống nổi nữa không vì một mẹ chồng khó tính đã khiến mình hết hơi rồi!".
Rồi chị cho biết, nằm ngoài những lo lắng của chị, cuộc sống chung với em dâu sau đó hoàn toàn dễ chịu: "Em dâu mình cũng là người muốn sống hòa bình với mọi người, nên bọn mình đã nhanh chóng thân thiết với nhau. Tính mình thẳng thắn, em dâu cũng thế, nên có vấn đề gì thường nói thẳng và giải quyết luôn, ai sai thì nhận lỗi. Công việc chung thì phân công rạch ròi và có sự linh động nếu ai bận đột xuất.
Mẹ chồng mình vì quá thương con trai mà thành ra hay nói xấu và ghét con dâu. Bà thường chỉ nghĩ đến cái nhược điểm bé xíu của con dâu mà lại không nhìn thấy cái ưu điểm to đùng của mình và em dâu. Nếu như trước đây, mình nhiều lần buồn lòng về mẹ chồng thì bây giờ mình đã có đồng minh để trút bầu tâm sự vì đồng cảnh ngộ mà.
Mẹ chồng mình nói xấu con dâu ở hàng xóm thì thôi nhưng hễ tìm ai trong 2 chị em mình để nói xấu người kia là thể nào bọn mình cũng tìm cách bênh nhau. Đến bà cũng phải ngạc nhiên: &'Ơ hay tôi nói chị à mà chị thanh minh thanh nga lắm thế!'.
Chị em mình thường chụm đầu vào nhau tâm sự, rồi rủ nhau đi mua sắm, đi chơi cho xả stress. Người ngoài nhìn không biết còn tưởng chị em gái cơ" - chị Hằng tươi cười cho biết.
Chị em mình thường chụm đầu vào nhau tâm sự, rồi rủ nhau đi mua sắm, đi chơi cho xả stress (Ảnh minh họa).
Chị cho hay, mẹ chồng chị có tính "lật lọng", bà hay nói với các con dâu một đằng nhưng khi có mặt con trai và chồng thì lại một kiểu, hiền hòa như không có gì. Sau bao phen chịu ấm ức, hai chị em dâu nhà chị quyết tâm phải hợp tác "đối phó" với mẹ chồng.
Chị còn nhớ như in: "Hôm đó chỉ có 3 mẹ con ở nhà, em dâu có chút sai sót nhỏ mà mẹ chồng mắng em té tát với những lời lẽ rất khó nghe. Mình im lặng không tham gia vào câu nào, bỏ đi lên phòng nhưng trước khi đi đã để lại chiếc điện thoại đang chạy sẵn phần ghi âm.
Tối, thấy em dâu mắt sưng húp mọng đỏ, mọi người hỏi han quan tâm thì em sụt sịt kể lại chuyện em sai bị mẹ mắng khiến em rất tủi thân. Mẹ chồng đứng bên cạnh giả lả: &'Con bé này mau nước mắt thật đấy!', rồi ai cũng an ủi: &'Mẹ thương mẹ mới mắng, thôi vui lên!".
"Lúc đó mình đang ngồi nghịch điện thoại, vô tình bật phần ghi âm lên. Tiếng mẹ chồng mắng em dâu sa sả, the thé vang lên trong điện thoại. Cả nhà sững sờ, mình cuống quýt tắt đi, cười gượng: &'Con xin lỗi, con không biết là cái gì nên mở ra nghe thử, không biết sao trong máy con lại có cái này!'. Nhưng dù cho mình có muốn tắt thì bố chồng và 2 anh em chồng cũng không cho, họ muốn nghe hết. Sau hôm đó, mẹ chồng hiền hơn hẳn!" - chị Hằng tủm tỉm chia sẻ.
Cùng cảnh đại gia đình sống chung trong nhà chồng là Hoa (Đường Bưởi, Tây Hồ, HN).
Hoa kể: "Mẹ chồng mình trước đi làm dâu bị mẹ chồng chèn ép quá nên có lẽ bà quyết tâm phục thù lại. Bà luôn có tâm lý rằng, con mình đẻ ra nuôi mấy chục năm trời nó lại đi tốt với người dưng... Vì thế nên bà thường tỏ ra khó chịu với con dâu. Mình làm nhiều việc tốt thì bà coi như chuyện hiển nhiên, nhưng một xíu sai sót thì sẽ thành vấn đề to tát ngay được.
Chị dâu về trước mình đã phải chịu khổ vài năm, đến mình về, mẹ chồng cũng chẳng bớt quái tính đi tí nào. Được cái, 2 chị em dâu nhà mình ở chung nhà, ra đụng vào chạm mà vẫn hòa thuận và thân thiết lắm!".
Cô hồ hởi: "Mình cảm thấy rất may mắn khi có một người chị dâu hiểu biết như chị ấy. Bọn mình đều có chung ý nghĩ nên nỗ lực dưới tinh thần hợp tác, xem nhau như bạn thân thiết hoặc chị em ruột, cùng nhau lắng nghe, tuyệt nhiên tránh lôi kéo chồng vào nói xấu, dèm pha gây mất tình đoàn kết.
Chị em mình vẫn thường tự nhủ rằng mẹ chồng hơi quái tính nhưng còn may mắn hơn nhiều cô con dâu khác vì có thêm chị em dâu cùng chia sẻ, thông cảm với nhau. Chị ấy cũng bảo, từ ngày có mình về, chị vui hơn hẳn".
Hai chị em dâu bàn nhau đi công tác để "dằn mặt" mẹ chồng (Ảnh minh họa).
Hoa kể, cô về làm dâu được gần một năm, vẫn chưa có em bé thì có cô cháu họ lên học đại học ở nhờ. Nhà rộng, chỗ ở không vấn đề gì nhưng sự phức tạp, phiền hà kéo theo thì nhiều không để đâu cho hết.
"Không phải mình nói xấu nhưng con bé đó lười và bừa bộn kinh khủng, chẳng biết làm gì hết, cũng không có ý định mó tay vào việc gì luôn. Giá kể con bé cứ ngoan ngoãn thì chẳng sao, đằng này bọn mình vừa phải phục vụ tận răng lại còn đi theo đuôi dọn dẹp nữa. Không những thế, được mẹ chồng mình bênh nên có thái độ không coi bọn mình ra gì cả. Những ngày tháng đó quả thật vô cùng mệt mỏi" - Hoa bức xúc.
Hoa và chị dâu nghĩ con bé còn ở đây học hẳn 4 năm nữa, nếu cứ nhịn thì 2 người phải nhịn tới bao giờ, đến lúc Hoa sinh bé thì không biết sẽ ngột ngạt thế nào.
Một tuần sau, cả Hoa và chị dâu đều thông báo sẽ đi công tác nửa tháng. Cả nhà được phen "á ố" hết cả, vừa ngạc nhiên sao trùng hợp thế, vừa lo lắng khi 2 người đi hết thì ở nhà ai lo bếp núc, dọn dẹp... Hoa và chị dâu kiên quyết chuyến đi này không thể đừng được, việc nhà xin nhờ mẹ chồng và cô cháu họ.
"Trong nửa tháng bọn mình đi, 2 chị em đều liên tục nhận được những cuộc gọi từ chồng, thậm chí của mẹ chồng hỏi bao giờ về. Không có bọn mình ở nhà, mọi thứ dường như loạn cào cào hết lên. Cô cháu thì vẫn viện cớ học, chỉ đợi người cơm bưng nước rót. Nhân khẩu còn lại toàn đàn ông, vị chi mọi việc lại đến tay mẹ chồng. Mẹ chồng phải phục vụ cả nhà, làm cả ngày không hết việc nên sinh cáu gắt, sai bảo cô cháu không được thì mắng không tiếc lời, chẳng còn yêu quý, bênh vực nó như trước nữa.
Đến khi bọn mình về, 2 chị em liền thẳng thắn đề nghị nếu cô cháu còn tiếp tục ở lại thì phải có những bổn phận và nghĩa vụ nhất định. Không thấy mẹ chồng ý kiến gì, bọn mình biết kế hoạch hợp tác &'dằn mặt' mẹ chồng và cô cháu đã thành công mỹ mãn".
Hoa hạnh phúc chia sẻ: "Đến tận bây giờ, vợ chồng mình đã ra riêng nhưng mối quan hệ với chị dâu vẫn rất tốt đẹp. Mình coi chị dâu như chị gái mình vậy".
Theo VNE
Nhận diện mẹ chồng và giải pháp 'khắc chế' Ở Việt Nam, phụ nữ không chỉ cưới người đàn ông mình yêu mà phải cưới cả gia đình của anh ấy. Đây là một điều đáng sợ. Bởi, không nhiều phụ nữ may mắn có được mẹ chồng biết yêu thương và chia sẻ với nỗi vất vả làm dâu. Khi đã nhận diện được mẹ chồng, bạn sẽ biết cách điều...