Khốn khổ vì hàng xóm nửa đêm vẫn ‘đập vỡ cây đàn’, ‘hót đi chim’
Những ngày thực hiện việc giãn cách toàn xã hội, tôi không quá lo lắng về sinh hoạt bất tiện, ảnh hưởng công việc… mà chỉ sợ nhất tiếng hát của người hàng xóm.
Ngay từ những ngày dịch Covid-19 bùng phát, cơ quan tôi đã linh động cho nhân viên làm việc tại nhà. Bởi vậy, tôi thường xuyên sinh hoạt và làm 24/24h tại nhà.
Tôi thích ứng khá nhanh với thay đổi này và nhận ra ngoài việc bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng làm việc tại nhà còn giúp tôi tiết kiệm xăng xe, thời gian di chuyển… Tuy nhiên điều khiến tôi ám ảnh là sở thích hát karaoke của hàng xóm.
Gia đình ở cạnh nhà tôi có 6 người, gồm bố mẹ và con trai, con dâu và 2 cháu.
Bình thường các con, cháu đi làm nên người bố (60 tuổi) thường xuyên hát karaoke. Trước đây, do gia đình tôi đi làm, đi học nên không biết và cũng không bị ảnh hưởng bởi sở thích này.
Từ ngày ở nhà, tôi mới kinh hoàng nhận ra việc hát hò của người hàng xóm không chỉ là để giải trí mà còn là đam mê.
Sáng, hàng xóm hát. Chiều, 2h bắt đầu hát. Tối lại tiếp tục. Nếu như giọng hát của bác êm dịu, du dương tôi còn cảm thấy được an ủi. Đằng này, giọng ca bất chấp nhịp phách, tông lạc tận đẩu đâu khiến tôi bị stress thật sự.
Video đang HOT
Tôi cố tìm mọi cách để ngăn cản âm thanh ấy vang vào nhà mình như đóng kín cửa chính, cửa sổ. Không hạn chế được là bao, tôi mở loa bên nhà mình lên, nhờ giọng các ca sĩ đích thực để át đi ca sĩ ‘vườn’ bên kia hàng rào nhưng cũng không ăn thua.
Các con tôi cũng hoảng sợ với giọng hát đấy. Mỗi lần các con mở máy tính học online đều phải chọn phòng kín nhất của gia đình sau đó đóng cửa.
Cực chẳng đã, chồng tôi phải sang lựa lời nói với bác hàng xóm. May mắn, bác tắt ‘cái loa rè’ được một lát. Tuy nhiên hôm sau, đâu lại vào đấy.
Bị gia đình tôi nhắc nhở nhiều, bác nổi đóa và chửi chúng tôi là khó tính, ích kỷ. Bác còn lớn tiếng đáp trả: ‘Nhà mày thích yên tĩnh thì lên núi mà ở. Nếu muốn ở chung với cộng đồng thì phải hòa đồng, vui vẻ’.
Gia đình tôi mới chuyển đến ở khu này được 3 năm, nghe những lời đó, chồng tôi vừa buồn vừa bực.
Cách đây 2 tuần, vì không chịu đựng được. Tôi đã gọi điện cho đại diện tổ dân phố đến để nhắc nhở. Mặc dù đã góp ý với hàng xóm của chúng tôi nhưng đại diện tổ dân phố cũng chia sẻ, việc hát karaoke, nhạc đám cưới, đám ma… chỉ hạn chế sau 10 giờ đêm.
Hàng xóm biết được chúng tôi báo cáo lên chính quyền nên càng tức giận. Thế là từ hôm đó, mức độ làm ồn càng tăng lên. Khi nào mệt không hát được, bác cũng bật loa sau đó trẻ con trong nhà cầm loa nghịch, gây ồn ào không kém gì việc bác hát.
Chúng tôi thường xuyên phải nghe các nhạc phẩm từ cách mạng đến cải lương, bolero, nhạc chế… mà không có cách gì để thoát được.
Tôi chia sẻ nỗi bức xúc của mình với đồng nghiệp thì được biết, không ít gia đình phải chịu sự ô nhiễm tiếng ồn như vậy. Bạn tôi sinh sống tại TP.HCM còn kể, thời điểm chưa có quyết định cách ly toàn xã hội, ở khu nhà đối diện của chị ấy, có gia đình tổ chức liên hoan.
Sau khi ăn uống no say, 10 giờ đêm hơn 10 thành viên của buổi liên hoan còn hát đồng ca. Họ hát từ bài tình yêu, nhạc thiếu nhi đến nhạc vàng, ầm ĩ cả khu. ‘Ai đời, 11 giờ đêm,đ ội đồng ca vẫn miệt mài hát ‘Đắp mộ cuộc tình’, ‘Lan và Điệp’… trong khi gia đình tôi có trẻ nhỏ. Chúng than phiền không tài nào ngủ được’, chị nói. Nhiều lần bị ‘tra tấn’ như vậy, chị phải gọi ban quản lý đến giải quyết.
Trân trọng cảm ơn.
Độc giả Phương Hà (Hà Nội)
Những ai không nên đi viếng đám ma?
Người Việt Nam coi "nghĩa tử là nghĩa tận" nên trong nhiều trường hợp, người có sức đề kháng yếu vẫn phải đi viếng đám ma.
Theo quan niệm dân gian, người có bệnh, ốm yếu, trẻ em, phụ nữ mang bầu... tốt nhất là kiêng không nên đến đám tang. Tuy nhiên, theo BSCK II Nguyễn Xuân Hương - nguyên phụ trách Khoa U bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thì những người cần kiêng kỵ đi viếng đám ma trước hết phải kể đến là nhóm người quá mẫn cảm với "hơi lạnh". Bởi thực tế có những người cứ đi viếng đám ma về là nhức mỏi..., đặc biệt một số người mắc các bệnh mũi xoang, xương khớp mãn tính.
Bên cạnh đó, một số người khác mang nặng yếu tố tâm lý "stress" kích xúc do thương cảm người chết tự cơ thể sinh ra các enzym phản ứng ngược lại. Phụ nữ có thai, những người bệnh tâm thần, mắc bệnh trầm cảm hoặc trạng thái thần kinh u ám cũng không nên trực tiếp viếng đám ma...
Phụ nữ có thai, những người bệnh tâm thần, mắc bệnh trầm cảm hoặc trạng thái thần kinh u ám không nên trực tiếp viếng đám ma... Ảnh minh họa
Thực tế cho thấy, người Việt Nam nặng tình, coi "nghĩa tử là nghĩa tận" nên trong nhiều trường hợp, người có sức đề kháng yếu vẫn phải đi viếng đám ma. Để hạn chế "hơi lạnh" xâm nhập vào cơ thể, theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hương, người đến viếng ngay khi nhận được tin báo chết là viếng luôn, tốt nhất là trước 6 giờ hoặc sau khi đã khâm liệm.
Trả lời phóng viên Báo Gia đình và Xã hội câu hỏi, về mặt khoa học, liệu có hay không việc đi dự đám tang làm cho bệnh ung thư di căn nhanh, tái phát không? Bác sĩ Nguyễn Xuân Phương cho hay, việc đi dự tang lễ làm cho bệnh ung thư di căn nhanh, tái phát lại hoàn toàn không có cơ sở. Di căn là đặc điểm tiến triển tự nhiên của bệnh ung thư, không chịu tác động của việc đi dự tang lễ hay không. Bệnh ung thư sau khi đã được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật, hoá trị liệu, xạ trị chuẩn, miễn dịch trị liệu nhắm trúng đích... sau 5 năm không tái phát tại chỗ thì được gọi là khỏi. Ung thư là bệnh ác tính, không mang tính lây nhiễm từ người này qua người khác, việc ăn uống sinh hoạt chung với người bệnh không bị lây bệnh...
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hương, cần đấu tranh bài bỏ hủ tục để xác chết quá lâu (có những gia đình để hàng tuần) mà không có các phương pháp khoa học như ủ đông khâm liệm, đặc biệt đối với dân tộc thiểu số. Khi đi viếng đám ma, mọi người nên mặc quần áo chỉnh tề màu đen hoặc xám, xức dầu gió vào các huyệt ấn đường, thiên đột, phong trì v.v ... thắp hương chia buồn xong thì về, không ăn uống nhậu nhẹt...
Trong dân gian có kinh nghiệm cho rằng khi phải đi dự đám tang, hoặc đưa tiễn người mất về nơi an nghỉ ở nghĩa trang, tốt nhất nên mang theo người củ tỏi hay quả bồ kết. Một số nơi đặt sẵn ở góc nhà một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Hoặc nếu nhà có vườn rộng thì thường đốt đống lửa ở góc vườn, đặt nồi nước lá bưởi, lá chanh, lá ngũ vị để mọi người rửa, hơ liên tục, hoặc phun tinh dầu sả cho hơi nóng và hương thơm lan tỏa, giúp diệt khuẩn, xua đi tà khí.
Ngoài ra, với những người có con nhỏ, tốt nhất sau khi đi đám tang về nên hơ qua lửa (cả mặt, tay và vùng thân trước), rửa mặt mũi sạch sẽ, thay quần áo rồi mới bế trẻ.
Theo giadinh.net
Vì sao nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh? Rất nhiều người như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có bệnh (đặc biệt là các bệnh về ung bướu, ung thư)... kiêng đi đám ma vì sợ hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh và làm bệnh phát tác mạnh hơn. Tuy nhiên, nhiều người cũng quan niệm rằng đó là mê tín dị đoan, không đáng tin. Từ trước...