Khốn khổ vì bố đi ở rể tuổi 70, “mẹ kế” chỉ hơn con riêng 1 tuổi
Người mà bố tôi muốn lấy làm vợ hơn tôi có 1 tuổi. Mẹ kế của chúng tôi là một phụ nữ quá lứa lỡ thì. Điều đáng nói là sau khi cưới, mẹ kế bắt bố tôi phải về ở rể vì “bà” là chỗ dựa duy nhất của bố mẹ bà.
Mẹ tôi mất khi tôi vừa tốt nghiệp cấp 2, còn em gái tôi mới 8 tuổi. Từng ấy năm trời, bố tôi chưa một lần nói đến việc muốn đi bước nữa để có người chăm sóc. Ngoài công việc công chức ngày 8 tiếng, bố tôi dành hầu hết thời gian để chăm nom, dạy bảo anh em tôi từng tý một.
Anh em tôi lần lượt tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm, lấy vợ, lấy chồng rồi sinh con cũng một tay bố tôi lo toan gánh vác. Gần 20 năm “mồ côi vợ” cũng có rất nhiều người phụ nữ cảm mến, yêu thương và quan tâm đến bố, nhưng vì sợ chúng tôi sẽ phải chịu cảnh dì ghẻ con chồng, bố tôi đều từ chối và giữ chừng mực.
Ông nói ông có thể đánh đổi tất cả vì chúng tôi. Thương bố cảnh gà trống nuôi con, anh em tôi cũng nào cũng tâm nguyện phải học hành đoàng hoàng, sống cho tử tế, nhanh chóng ổn định để có thể chăm sóc, phụng dưỡng cho bố tôi.
Bố tôi quyết định khăn gói đi ở rể ở tuổi xế chiều. Ảnh minh họa
Nhưng mọi việc chẳng như chúng tôi mong muốn…
Một ngày cách đây 1 năm, bố tôi gọi con cái, dâu rể về họp gia đình và thông báo ông muốn… đi bước nữa. Thực ra, chúng tôi không hề khó khăn gì vì luôn nghĩ rằng “con chăm cha không bằng bà chăm ông”, chỉ cần bố tôi vui vẻ, hạnh phúc là được.
Thế nhưng, người mà bố tôi muốn lấy làm vợ hơn tôi có 1 tuổi. Mẹ kế của chúng tôi là một phụ nữ quá lứa lỡ thì. Điều đáng nói là sau khi cưới, mẹ kế bắt bố tôi phải về ở rể vì “bà” là chỗ dựa duy nhất của bố mẹ bà.
Video đang HOT
Chiều vợ trẻ, bố tôi quyết khăn gói đi ở rể, mặc kệ con cái ngăn cản và khuyên bảo. Bố chỉ nói với chúng tôi một câu: “Cả đời bố đã sống vì các con, giờ các con đều đã trưởng thành, bố muốn sống vì hạnh phúc của mình và cô ấy là hạnh phúc của bố”.
Thế nhưng, cuộc sống ở rể của bố tôi chẳng dễ chịu gì. Bố mẹ vợ của bố tôi năm nay hơn 70 tuổi, bà thì bị tai biến liệt nửa người còn ông thì bị lẫn. Mẹ kế của chúng tôi hàng ngày đi làm từ sáng tới chiều để bố tôi ở nhà quanh quẩn chăm nom cho 2 người già lẫn cẫn. Không những thế, tiền lương hưu của ông được đồng nào ông đều đưa cho vợ thuốc thang, ăn uống cho bố mẹ vợ.
Có lúc sang thăm bố, thấy bố phờ phạc, mệt mỏi, kêu đau nhức tay chân, anh em tôi ái ngại vô cùng. Có lần tôi đã gọi mẹ kế ra để nói chuyện, bố biết được mắng tôi té tát. Ông nói đây là lựa chọn của ông, ông thấy hạnh phúc vì đã chăm nom, đỡ đần cho người mình yêu thương. Nếu chúng tôi thương ông thì hãy coi mẹ kế tôi như người trong nhà.
3 tháng trước, mẹ vợ của bố tôi phải vào viện phẫu thuật, bố tôi lật đật ra ngân hàng rút tiền tiết kiệm về đóng viện phí. Tôi biết, đó là số tiền mà bố tôi dành dụm bao nhiêu năm để an dưỡng tuổi già.
Nhìn thấy bố đau đầu, khổ sở vì xoay tiền xây nhà cho vợ trẻ chúng tôi không biết phải làm thế nào. Ảnh minh họa
Chưa hết, vừa rồi, bố tôi bất ngờ gọi cả con cái, dâu rể về họp gia đình. Bố nói ông muốn bán căn nhà của gia đình tôi trước đây, nơi để bàn thờ tổ tiên và của mẹ tôi để lấy tiền xây căn nhà mới bên vợ vì nhà “mẹ kế” chật chội và xập xệ quá.
Nghe bố tôi nói, anh em tôi sốc thực sự, chúng tôi không đồng ý và ra sức ngăn cản việc làm này của bố. Thế nhưng ông nói, nếu chúng tôi muốn giữ lại căn nhà thì mỗi đứa “giúp” ông một chút tiền để ông góp vào xây nhà cho bố mẹ vợ.
Thật chẳng đã, chúng tôi không biết làm cách nào được nữa. Thấy bố chật vật, khổ sở ở rể tuổi xế chiều mà không cách nào khuyên nhủ. Nếu không giúp bố tôi, chúng tôi cũng không lỡ nhìn ông loay hoay xoay tiền đến bạc tóc, còn nếu cứ giúp bố bố hoàn thành nghĩa vụ với vợ trẻ như thế này chúng tôi có cảm giác không chỉ bố mà cả chúng tôi đều đang bị lợi dụng.
Chúng tôi chẳng biết phải làm thế nào….
Theo Eva
Đừng để tuổi già 'trắng tay'
Rất nhiều bậc cha mẹ khi về già có bao nhiêu của cải, tài sản đem phân phát hết cho con cái để rồi lâm cảnh trắng tay phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào con.
Câu chuyện của bác Tâm ở Q.6 là một điển hình như vậy. Sau khi dựng vợ, gã chồng cho các con xong, lý ra bác Tâm có thể an nhàn thảnh thơi tuổi già với một cơ ngơi bề thế. Nhưng thấy các con vẫn còn vất vả ngược xuôi, bác không an lòng.
Bác bèn rao bán căn nhà đang ở. Không giữ lại chút gì cho riêng mình, bác chia đều hết cho các con để chúng có thêm vốn liếng làm ăn. Không còn nhà, thế là năm bữa nữa tháng bác đến ở nhà người con này, rồi lại sang nhà người con khác, cứ xoay vòng theo tua như thế. Cũng có khi nhà nào bận việc, nhờ bác đến coi sóc trong ngoài thì bác lại đến ở nhà đó.
Để lại tài sản phòng thân cho mình lúc về già là phù hợp với xu thế thời đại
Mọi thứ gần như thay đổi hoàn toàn khi cách đây 2 năm, bác Tâm bị đột quỵ nằm liệt giường. Bác nằm lại hẳn ở nhà anh con trai lớn. Hai cô con gái thỉnh thoảng ghé qua thăm bố sau giờ làm.
Thời gian trôi qua, sức khỏe bác Tâm càng ngày càng tệ, bác trở thành một gánh nặng cho các con. Từ dâu rể đến con cháu, ai cũng tỏ ra ngán ngẩm, có thái độ nặng nhẹ. Bác Tâm rất buồn, chỉ muốn được "đi" sớm để khỏi tốn kém, phiền hà con cháu.
Còn vợ chồng bác An ở chung cư Chu Văn An, Q. Bình Thạnh thì lại có nỗi khổ tâm khác. Nhìn cái cảnh gia đình cậu con trai duy nhất sau bao năm bươn chãi giữa Sài Gòn mà vẫn ở nhà thuê, hai bác cứ chạnh lòng suy nghĩ.
Được con trai mở lời, hai vợ chồng già bán hết đất đai ở Vĩnh Long hùn vốn mua một căn hộ ở Bình Thạnh. Một phần hai bác muốn giúp con thoát cảnh ở nhà thuê, phần khác bác cũng muốn được sống gần con trong tuổi xế chiều. Tuy nhiên, do không thể thích nghi, hai bác cảm thấy như mình bị giam lỏng, cuộc sống vô cùng tẻ nhạt, ngán ngẩm.
Hồi ở quê nhà cửa rộng rãi, đất đai mênh mông với đủ thứ cây trái, vật nuôi... trong khi căn hộ ở thành phố chỉ vỏn vẹn vài chục mét vuông, ra vô là đụng mặt. Mỗi ngày vợ chồng anh con trai với thằng cháu vừa bước ra khỏi cửa là hai ông bà khóa liền mấy lớp cửa vì sợ kẻ gian đột nhập. Đã vậy, đường sá cũng lạ, mỗi lần muốn đi đâu phải chờ cuối tuần anh con trai mới rảnh rỗi chở đi. Cũng không ít lần hai bác có ý định quay về quê sinh sống như xưa nhưng khổ nỗi nhà cửa đất đai bán hết rồi.
Sai lầm phổ biến của người già là gom hết của cải giao cho con rồi sống phụ thuộc vào chúng
Trong khi đó, dù không mấy dư giả nhưng cuộc sống của vợ chồng bác Tấn ở một chung cư cũ tại Q.3 xem ra khá hạnh phúc. Con cái đều thành đạt, có cơ ngơi bề thế. Ai cũng ngỏ lời được đón cha mẹ về phụng dưỡng. Tuy nhiên hai đã khéo léo từ chối. Theo chia sẻ của họ thì con cái đứa nào cũng tất bật với công việc và cuộc sống nên cũng đừng nên để cho chúng bận tâm về mình làm gì. Nhất là già rồi nhu cầu ăn uống, chi tiêu cũng chẳng là bao nên họ dùng số lương hưu hằng tháng để trang trải cuộc sống "độc lập, tự do" của tuổi già.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh cho nên rất khó để tìm được một phương thức nào có thể ổn thỏa cho cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của người cao tuổi. Nhưng một khoản lương hưu ít ỏi hoặc một món thu nhập nào đó cho riêng mình để bảo đảm không phụ thuộc hoàn toàn vào con cái là điều rất nên toan tính của người già.
Theo TGTTO
Bố vợ giới thiệu mẹ kế, tôi bủn rủn chân tay khi nhận ra đó chính là... Chẳng phải là khoe nhưng đúng là cuộc sống của tôi thay đổi hoàn toàn sau khi lấy được vợ giàu. Chúng tôi được bố vợ tặng cho một căn nhà ngay giữa trung tâm để tiện đi lại làm việc. Ông rất tâm lý, muốn hai vợ chồng được tự do nên nói sẽ để hai đứa sống riêng, thỉnh thoảng qua...