Khốn khổ vì bệnh ‘ăn thịt người’ thầm lặng
Khadija Ahmad đang trồng hành thì giẫm phải một cái gai đâm xuyên qua dép, chọc vào ngón chân.
Cái gai mang theo mycetoma, một loại bệnh nhiễm trùng gây hoại tử mô do nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Với Ahmad, một nông dân 45 tuổi ở El-Fasher, vùng Darfur, nơi bị chiến tranh tàn phá ở miền nơi Sudan, bà chỉ phát hiện bất ổn khi bàn chân bắt đầu sưng tấy.
“Lúc đầu tôi không thấy đau, chỉ nổi cục u ở chân”, Ahmad nói. “Tôi cứ nghĩ mấy hôm rồi khỏi”.
Một bệnh nhân rời khỏi Trung tâm Nghiên cứu Mycetoma sau khi thăm khám ở thành phố Soba, Sudan, cách thủ đô Khartoum khoảng 10 km về phía nam, hôm 7/9. Ảnh: AFP.
Mycetoma được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách các Bệnh nhiệt đới hiếm bị lãng quên, là loại bệnh rất phổ biến ở Sudan.
“Tôi để 9 năm mới đi khám”, Ahmad nói khi bác sĩ thăm khám cho mình ở Trung tâm nghiên cứu Mycetoma (MRC) tại thủ đô Khartoum.
“Tôi đến quá muộn”, bà nói, giơ chiếc chân giả lên. “Tôi phải cắt chân”.
Ahmed phải dùng thuốc suốt đời.
Video đang HOT
Người dân Sudan đặt một tên khác cho căn bệnh này, đó là “cái chết thầm lặng”. Có rất ít người chết vì nó, nhưng mycetoma thường hủy hoại cuộc sống của người bệnh.
Rất nhiều người nhiễm bệnh là thanh niên làm nghề nông đi chân trần trên ruộng, theo WHO. Với những người sống nhờ lao động chân tay, tàn tật do nhiễm trùng chính là bản án chung thân.
Mycetoma là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt. Bệnh sẽ hủy hoại dần các mô cơ thể, ăn sâu vào da, cơ, thậm chí cả xương. Bệnh có đặc điểm là bàn chân sưng tấy, xuất hiện các nốt nhọt có dịch mủ màu trắng.
“Bệnh phát triển chậm và lan khắp cơ thể qua nhiều năm”, Ahmad Hassan Fahal, người sáng lập MRC cho hay. Nó có thể biểu hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, không chỉ ở nơi có vết cắt.
“Vi khuẩn len vào sâu trong lớp da sau đó phát triển”, Fahal nói. “Nó thường gây khuyết tật. Gần 60% người nhiễm đều phải cắt chi”.
Ahmad Hassan Fahal, người sáng lập kiêm giám đốc MRC, trả lời phỏng vấn trong văn phòng tại thủ đô Khartoum, Sudan, hôm 7/9. Ảnh: AFP.
Loại bệnh này phát triển mạnh trong môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Nó rất phổ biến ở Sudan, cũng như trong “vành đai” địa lý 40 quốc gia có khí hậu nóng ẩm, từ nước láng giềng Ethiopia và Cộng hòa Chad, tới Ấn Độ, Mexico và Venezuela.
“Ở Sudan, chúng tôi gọi bệnh là ‘cái chết thầm lặng’, bởi nó gây ra nhiều vấn đề khác nhau, từ tàn tật, dị dạng, tới nhiều bệnh khác, nó cũng có thể giết chết bệnh nhân”, Fahal nói. “Người ta thường phải cắt chi và không thể lao động”.
Từ khi MRC thành lập năm 1991, viện đã điều trị miễn phí cho 9.000 người khắp Sudan. Đối với 1/5 số người đến khám, lựa chọn duy nhất là cắt cụt chi.
Tuy nhiên, những ai đến được đây để khám bệnh vẫn được coi là “may mắn”, Fahal nói. “Đa số người bệnh sinh sống ở các làng quê hẻo lánh và không thể tới đây. Họ là những người nghèo nhất trong số những người nghèo”.
Trong bệnh viện MRC hiện đại, 30 bác sĩ chuyên khoa điều trị cho 400 bệnh nhân mỗi tuần, bao gồm cả bệnh nhân mycetoma đến từ những quốc gia khác. Trọng tâm của MRC xoay quanh phòng thí nghiệm tiên tiến, nơi nghiên cứu dành riêng cho căn bệnh này duy nhất trên thế giới.
Trong một phòng bệnh, Walid Nour al-Dayem, 22 tuổi, nằm trên giường, chân trái quấn băng.
“Một năm trước, tôi giẫm phải gai khi đang thu hoạch lúa mỳ”, Dayem nói. Cậu sống ở làng Managil, bang miền trung Gezira. “Khi đó, tôi không thấy đau lắm nhưng càng về sau, bệnh càng nặng”.
Bệnh viện địa phương đề nghị Dayem đi khám ở MRC.
“Bây giờ tôi đang nằm đợi số phận mình được quyết định”, cậu nhỏ giọng nói.
Bác sĩ khám cho một bệnh nhân ở MRC hôm 7/9. Ảnh: AFP.
Bác sĩ đã lấy mẫu từ chân của Dayem để xem cậu nhiễm trùng do vi khuẩn hay nấm, hoặc do cả hai, để quyết định sử dụng thuốc. Kháng sinh giúp chữa nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng không chữa được nhiễm trùng do nấm.
“Cái khó trong việc tìm ra cách chữa trị bệnh này là bởi nó có hai nguyên nhân gây bệnh khác nhau: vi khuẩn và nấm”, Fahal cho hay. “Cho tới nay chưa ai tìm được loại thuốc điều trị cả nấm và vi khuẩn”.
Các nhà nghiên cứu của MRC đang hợp tác với Thụy Sĩ và Nhật Bản để phát triển loại thuốc mới.
“Hy vọng trong hai năm nữa, chúng tôi sẽ có kết quả”, ông nói. “Nếu thành công, đây sẽ là một công trình tuyệt vời”.
Ai Cập và Sudan tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Lãnh đạo Ai Cập và Sudan đã cam kết tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như năng lượng, hạ tầng và y tế.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Sudan của Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly vào ngày hôm qua (15/8), lãnh đạo Ai Cập và Sudan đã cam kết tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như năng lượng, hạ tầng và y tế.
Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly (trái) gặp Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok tại thủ đô Khartoum vào ngày 15/8/2020. (Ảnh: Al-Ahram).
Theo tuyên bố của văn phòng Nội các Ai Cập, trong chuyến thăm một ngày đến Sudan, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly đã thảo luận với người đồng cấp của Sudan Abdalla Hamdok về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, trong đó nhấn mạnh việc thúc đẩy sự hợp tác song phương trên các lĩnh vực như kết nội mạng điện lưới, phát triển hạ tầng và hợp tác trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và công nghiệp.
Về dự án điện, lãnh đạo hai nước đã nhất trí năng công suất của dự án kết nối điện lưới giữa 2 nước từ 70 megawat lên đến 300 megawat; đồng thời, cam kết đạt tiến độ trong xây dựng mạng lưới điện tại Sudan để phục vụ dự án hợp tác này.
Về tiến trình đàm phán 3 bên liên quan đến dự án đập Đại Phục hưng, lãnh đạo hai chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được một thỏa thuận có tính ràng buộc thông qua các vòng đàm phán liên quan đến giải quyết vấn đề bất đồng tại đập Đại Phục hưng, được Ethiopia xây dựng trên dòng sông Nile Xanh.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Sudan đã đánh giá cao mối quan hệ tốt đẹp với Ai Cập, nhất là sự hỗ trợ gần đây của chính phủ Ai Cập nhằm giúp Sudan chống đại dịch Covid-19 thông qua việc cung cấp các chuyến hàng cứu trợ đến Sudan./.
Hai xe tông trực diện, hơn 40 người chết tại chỗ Một vụ va chạm trực diện giữa một chiếc xe tải chở đầy hành khách và một phương tiện khác đã giết chết ít nhất 43 người và khiến 32 người bị thương ở Sudan. Cảnh sát Sudan hôm 22-5 cho biết vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc thuộc vùng Darfur vào tối 21-5 (giờ địa phương). Chiếc xe tải...