Khốn khổ và chạnh lòng như vợ chồng hiếm muộn
Mỗi lần có người hỏi về chuyện con cái, lòng những cặp vợ chồng hiếm muộn này lại đau nhói dù mặt cứ giả bộ thản nhiên như không. Thậm chí cứ nghĩ đến không sinh được con cho chồng là người vợ lại rơi nước mắt và cố xác định sẽ cố gắng đến lúc không thể cố gắng.
Mỗi khi nghe ai đó nhắc tới chuyệnmang bầuvà chăm sóc con cái, lòng chị Nguyễn Thị Yến (Vân Hồ, HN) lại buồn và đau như cắt. 3 năm vợ chồng là 3 năm mà vợ chồng chị mong cháy lòng một mụn con bế bồng, chăm bẵm. Thế nhưng càng mong chờ, anh chị càng phải thất vọng hết lần này đến lần khác.
Từ khi chưa kết hôn, trong một lần phải cấp cứu vì đau bụng, chị Yến đã biết mình có u xơ tử cung. Ngày ấy, chị Yến cũng đã kể với chồng. Chồng chị vẫn cưới và bảo không sao. Nếu sau này không có con được thì vợ chồng chị vẫn sẽ sống vui vẻ với nhau, cùng nhau đi du lịch và đi chơi.
Tính đến nay, vợ chồng chị đã cưới nhau 3 năm. Dù chưa lúc nào anh chị kế hoạch mà tin vui bầu bí vẫn biệt tăm biệt tích. Chồng chị lúc nào cũng động viên, yêu thương vợ thật nhiều. Có được người chồng hiểu biết và tâm lý là vậy, nhưng nhiều đêm khát khao có con lại làm chị không thể ngủ được.
Chị Yến vẫn thường bất chợt tỉnh dậy ban đêm, nằm ngắm chồng ngủ mà cứ tự nhiên chảy nước mắt vì lẽ: “Cứ nghĩ đến việc không sinh được con cho chồng là mình lại rơi nước mắt. Hai năm trước, mình vẫn còn khá lạc quan. Nhưng sang năm thứ 3 này, mình đã xác định là sẽ cố gắng hết sức để điều trị. Mình sẽ tiếp tục cố gắng trong 5 năm nữa, nếu không có con thì sẽ để chồng còn có cơ hội đi lấy người khác”.
Xác định rõ ràng mục tiêu sống là thế, nhưng chị Yến tâm sự: “Dù đã xác định như thế, nhưng sống với chồng, mình càng lúc càng thấy yêu chồng hơn. Mình đang không tưởng tượng được lúc chia tay anh, mình sẽ sống thế nào? Nhưng nếu cứ ích kỷ sống thế này bên cạnh anh thì chồng mình thiệt thòi quá. Dù không muốn cũng phải như vậy thôi. Chị em nào có rơi vào hoàn cảnh này mới biết phải suy nghĩ khổ sở như nào”.
Ba năm vợ chồng là 3 năm mà vợ chồng chị mong cháy lòng một mụn con bế bồng, chăm bẵm. Thế nhưng càng mong chờ, anh chị càng phải thất vọng hết lần này đến lần khác.
Có chồng tâm lý bên cạnh, vợ chồng chị Yến vẫn hạnh phúc. Nhưng cuộc sống với người phụ nữ hiếm muộn này nhiều lúc vì chuyện chưa có con mà không còn ý nghĩa nữa.
Nhiều lúc chị Yến phải tự động viên: “Nhiều lúc, thay vì lo lắng sợ hãi, mình phải tự động viên bản thân. Cứ bắt mình phải nghĩ chắc duyên con cái chưa đến với mình, ông trời đang cho mình thời gian để chăm lo những người mình yêu thương. Vì thế, phải lạc quan để rồi may mắn sẽ mỉm cười. Nhưng tự động viên thế thôi, chứ chỉ cần một vấn đề nhỏ trong cuộc sống cũng có thể làm mình tủi thân và lo nghĩ lắm”.
Video đang HOT
Hơn 2 năm nay, Trần Bích Thủy, 29 tuổi ( Văn Cao, HN) cũng phải sống trong nỗi lo sợ hiếm muộn. Hơn 2 năm làm vợ, Thủy thấy cuộc sống càng ngày càng bế tắc.
Chồng Thủy bị tinh trùng yếu, dù đã trải qua 3 lần bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) nhưng vẫn chưa có kết quả. Mãi cuối năm ngoái, Thủy mới vui mừng đón nhận tin có bầu.
Song niềm vui ngắn chẳng tày gang khi ít lâu sau đó, Thủy đã bị sảy thai. Để chấp nhận mất mát này, phải mất một thời gian dài, người phụ nữ này mới thực sự vượt qua được biến cố ấy.
Sau biến cố mất con, vợ chồng Thủy vẫn yêu thương nhau. Nhưng thỉnh thoảng Thủy vẫn thấy buồn khi ngày nào với vợ chồng trẻ này cứ quanh quẩn đi làm về lại ăn tối, đi tập thể dục, cà phê, xem phim, lượn phố hoặc ôm nhau xem phim. Thậm chí, để cố gắng quên đi nỗi lo hiếm muộn, Thủy vẫn cố gắng tìm niềm vui trong việc chăm sóc nhà cửa, cắm hoa, nấu ăn, làm bánh, du lịch để làm phong phú cho cuộc sống của mình.
Dù đã cố gắng hết mình, nhưng Thủy vẫn phải công nhận: “Dù đã cố gắng không nghĩ tới và luôn làm phong phú đời sống vợ chồng cho có hơi ấm của gia đình. Nhưng cứ mãi sống cảnh vợ chồng son mà đôi khi mình cũng buồn và thấy nhàm lắm, chỉ khát khao thèm muốn trong nhà có tiếng trẻ thơ thôi”.
Hiện, vợ chồng Thủy lại bước vào lần IUI thứ 4. Mọi thứ với Thủy đều đã quá bình thường, quen thuộc từ việc đến ngay canh trứng, uống thuốc, ngày vào viện… Mỗi tháng đối với vợ chồng Thủy là một sự hy vọng rồi lại thất vọng. Nó như một cái lòng luẩn quẩn mà mỗi ngày vợ chồng Thủy phải trải qua đủ loại cảm giác mong ngóng, hồi hộp đếm từng ngày trôi để thử que.
Với người phụ nữ 29 tuổi lúc này:”Mình chẳng biết có thể cố gắng đến khi nào, phải chờ đợi đến bao giờ mới được đón nhận điều kì diệu mà bao lâu hai vợ chồng mong ước nữa. Nhưng mình vẫn không ngừng hy vọng vào ngày vợ chồng mình sẽ được hưởng niềm hạnh phúc làm bố mẹ như bao người. Mong rằng ngày ấy đến sớm”.
Thủy cũng cho biết, để tăng cường tinh binh cho chồng trong quá trình điều trị hiếm muộn, mỗi ngày Thủy vẫn tích cực pha nước cam, làm nước giá đỗ ép và các món ăn bồi bổ cho chồng với tất cả niềm tin, sự hy vọng của Thủy đặt vào đó.
Cứ nghĩ sống cảnh vợ chồng son mãi mà chưa có con, nhiều phụ nữ thấy buồn và cuộc sống không còn ý nghĩa. Họ chỉ khát khao thèm muốn trong nhà có tiếng trẻ thơ.
Nhiều lúc cuối tuần rảnh rỗi nhưng Thủy cũng chẳng còn tâm trạng hào hứng ra ngoài. Lúc ấy, người phụ nữ khát con này chỉ lặng lẽ lướt facebook để ngắm ảnh con của bạn bè cho “đỡ thèm”.
Thủy sợ mỗi lúc đi ra ngoài mua sắm hay nhìn thấy gì hay hay là y như rằng cô lại chỉ trỏ bảo sau này có con thì cô sẽ thế này thế kia. Hoặc mỗi lúc ra ngoài, Thủy cũng sợ phải trốn tránh khi có ai hỏi chuyện con cái hay vô tình bắt gặp những mẹ bầu đang buôn chuyện thai kỳ.
Thủy kể: “Nhiều lúc thèm được chơi với trẻ nhỏ quá, thi thoảng 2 vợ chồng lại sang đón đứa cháu gái 3 tuổi con nhà chị gái đi chơi. Chú dì cùng cháu tung tăng vui vẻ mà người ngoài nhìn cứ tưởng là bố mẹ. Lúc ấy, mình lại tưởng tượng cái ngày mà mình có thể thông báo tin vui cho chồng. Hẳn đây sẽ là một ngày vô cùng trọng đại. Mình đang mong đợi ngày ấy đến lắm”.
Thủy cũng cho biết, tuần sau cũng sẽ đến hạn thử que sau IUI lần thứ 4 rồi. Và ngày hôm ấy cũng là sinh nhật lần thứ 30 của Thủy. “Bước sang tuổi 30 rồi, không biết là một sinh nhật vui hay buồn nữa đây. Bỗng nhiên lại thấy lo sợ quá, không biết mình có cơ hội được làm mẹ không nữa? Hít một hơi thật dài để cố gắng nào”.
Theo Afamily
4 dấu hiệu người ấy "thèm muốn" bạn
Chủ động tạo va chạm bất kì đâu trên cơ thể bạn đó là dấu hiệu người ấy đang khao khát bạn.
Khi "thiên gặp thời, địa đã lợi"...nhưng chàng muốn, thì nàng trốn, nàng muốn, thì chàng khất, vậy làm sao để nhận ra yếu tố thứ ba "nhân hòa" trong " chuyện yêu"?.
Công việc, cuộc sống, gia đình hay sức khỏe...đôi khi tác động không nhỏ đến nhu cầu "yêu" của các cặp đôi. Nhận biết cảm xúc của đối tác để tránh gây mệt mỏi, nhàm chán và gián tiếp biến "chuyện yêu" thành "chuyện cũ".
Đôi mắt - cửa sổ tâm hồn
Đôi mắt chính là điểm hẹn của tất cả suy nghĩ trong đối phương. Do vậy, muốn hiểu nhiều hơn về anh/cô ấy hay đơn giản để nhận ra các dấu hiệu, bạn đừng bỏ qua bất kì điều gì. Khi nói chuyện, nửa kia nhìn thẳng vào mắt bạn, lắng nghe bạn nói, chia sẻ thông tin cùng nhau có nghĩa anh/ cô ấy tôn trọng bạn, muốn hiểu cảm xúc, tâm trạng của bạn để "hành động" đúng lúc.
Trong lúc bạn thao thao bất tuyệt, còn chàng/nàng vẫn bận rộn kiểm tra mail, tin nhắn điện thoại, tập trung vào tivi, dọn dẹp nhà cửa hay bất kì điều gì khác, những lúc như thế, bạn không phải là mối quan tâm chính và "chuyện ấy" càng xa vời.
Chủ động va chạm
Đối phương chủ động tạo tiếp xúc, va chạm với bàn tay, khuôn mặt hay bất kì đâu trên cơ thể, đó là dấu hiệu chàng/nàng đang khao khát bạn. Nếu bạn muốn "bật đèn xanh", hãy đáp lại anh/cô ấy với các hành động tương tự hoặc một chút khiêu khích, kích thích. Còn ngược lại,bạn hãy nhẹ nhàng bày tỏ để nửa kia hiểu lí do vì sao bạn không muốn "chuyện ấy". Tuyệt đối tránh tỏ ra vùng vằng, khiến người kia thấy hụt hẫng.
Chỉ "lâm trận" tốt khi có sức khỏe tốt (Ảnh minh họa)
Sức khỏe
Chuyện "yêu" giống như một cuộc thi thể thao đôi mà nguyên tắc đầu tiên người tham gia phải đảm bảo yêu cầu sức khỏe. Phụ nữ có sức khỏe tốt thì "chuyện ấy" sẽ linh hoạt trong khả năng di chuyển của cơ thể và đạt độ bền cao hơn. Tương tự với nam giới, sức khỏe tốt đảm bảo sự linh động và làm chủ "thế trận". Nếu một trong hai người bị mệt, ốm hay gặp phải bất kì dấu hiệu không ổn nào về sức khỏe, nhu cầu "yêu" sẽ bị tác động ít nhiều.
Hôn
Không có quá nhiều bất ngờ về dấu hiệu này, nhưng ít người chú ý đo được mức độ "nặng nhẹ" của nụ hôn. Một nụ hôn thoảng qua, ngắn ngủi có thể là hành động yêu thương ít nồng nhiệt và đôi khi đối phó. Nếu nụ hôn của hai bạn đầy đam mê, nhiệt tình, lưỡi của anh/cô ấy muốn khám phá nhiều hơn trong miệng bạn, thì "chuyện ấy" đánh dấu là một kịch bản nhiều kịch tính mà bạn nên mạo hiểm thưởng thức.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bí quyết "yêu bù" Trên giường ngủ lúc nào cũng kề vai sát cánh, đôi khi cũng thấy nhàm. Vì vậy thỉnh thoảng, bạn có thể ""bỏ rơi"" chồng, sang ngủ với con. ""Yêu"" bù, vào ngày hôm sau, đây là một trong những cách xây dựng thèm muốn cho cả hai. Dưới đây là một vài gợi ý khác: Biết hài lòng với chồng, theo thời...