Khốn khổ những cặp vợ chồng “nhịn yêu”
Chỉ vì bố mẹ “cấm vận mà nhiều đôi vợ chồng phải sống cảnh “ nhịn yêu”. Một trong những yếu tố khiến cho tình cảm vợ chồng thêm gắn bó, yêu thương nhau hơn là “chuyện ấy” hòa hợp.
Mẹ chồng mê tín chỉ cho “yêu” theo thầy dặn
Câu chuyện của vợ chồng Huy, Quỳnh kể ra khiến ai cũng phải phì cười vì tình huống éo le mà hai người phải trải qua. Ấy vậy mà điều tưởng chừng phi lí đó lại đang là nỗi “thống khổ” mà Huy và Quỳnh đang phải đối diện. Ai đời, vợ chồng mới cưới mà “chuyện ấy” của Huy và Quỳnh chỉ đếm được trên đầu ngón tay, muốn “yêu” cũng phải chờ…mẹ chồng cho phép.
Mẹ chồng Quỳnh là người vô cùng mê tín. Còn nhớ, ngày cưới của hai vợ chồng Quỳnh đến khổ chỉ vì cái khoản “phải theo thầy dặn” của mẹ chồng. Lịch cưới cứ thay đổi liên tục vì lí do mà mẹ chồng Quỳnh đưa ra là không theo lời thầy dặn sau này vợ chồng sống không hạnh phúc. Những tưởng chỉ khổ cái chuyện trăm năm một lần đó, ai dè đến cái “chuyện vui hàng ngày” hai vợ chồng cũng bị mẹ chồng cấm “yêu”.
Chả là mẹ chồng Quỳnh tính toán chuyện con cái, rồi sức khỏe vợ chồng, bà đi xem thầy và về dặn: “Thầy nói muốn vợ chồng mạnh khỏe, con cái sau này khôn ngoan, học giỏi, hai vợ chồng cấm không được yêu ngày đầu tháng, giữa tháng và cuối tháng âm lịch. Ngoài ra trong tháng, có những ngày xấu cũng phải kiêng không được gần gũi nếu không con cái sinh được hình thành vào những ngày đó sau này sẽ vừa xấu, vừa đần độn. Mẹ biết chuyện này là của hai con, nhưng vì tương lai phải nghe lời mẹ mới mong sau này sung sướng được. Lịch trình mẹ đã có đây rồi nên hai đứa cứ tuân thủ theo lời mẹ là được”.
Bị mẹ cấm “yêu”, hai vợ chồng méo mặt sống trong cảnh “thèm thuồng” (Ảnh minh họa)
Cứ như theo cách tính của mẹ thì hai vợ chồng Quỳnh khéo mà một tháng chỉ được gần nhau vài buổi. Trừ đầu, giữa, cuối, trừ những ngày xấu, lại trừ cả 1 tuần vợ “đèn đỏ”, hai vợ chồng son méo mặt vì muốn “yêu” mà không được. Tới những ngày “cấm vận”, y như rằng tối đó mẹ chồng lại nói: “Tối nay mẹ mệt, con sang ngủ với mẹ nhé”. Mẹ đã già, lại vất vả bao năm nuôi chồng, giờ mẹ nói thế, con dâu nào dám không sang ngủ. Vậy là cứ làm theo lời mẹ, hai vợ chồng ngán ngẩm vì phải “nhịn yêu”.
Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như vợ chồng Quỳnh chỉ vì có bố mẹ mê tín mà vợ chồng không được “gần gũi nhau”. Vợ chồng Trúc mới lấy nhau, chưa có điều kiện mua nhà nên phải sống nhờ nhà ngoại. Bố Trúc lại là người gia trưởng, độc đoán nên ông chỉ cho phép hai vợ chồng “yêu” một số ngày nhất định trong tháng vì quan niệm của ông là: “Con gái là con người ta, đã gả đi rồi coi như là khách. Mà để cho làm “chuyện ấy” ở trong nhà là hãm tài lắm”. Cũng vì lí lẽ đó mà dù mới lấy nhau, hai vợ chồng Trúc cũng phải sống trong cảnh “chăn gối lạnh lùng”.
Lo con trai mệt, mẹ chồng không cho “yêu” nhiều
Suốt hai tháng kể từ sau khi cưới tới giờ, tối nào mẹ chồng Hân cũng kè kè bên cạnh cô. Chỉ cuối tuần bà mới “thả lỏng” cho con dâu và con trai “hành sự”. Nguyên nhân là bởi bà nói: “Con bé Hân người nó to như cái vại thế, trong khi thằng Trung thì có một mẩu thế kia, tốt mái thì hại trống, không giữ gìn thì mấy mà thằng Trung ốm vật ra”.
Video đang HOT
Chính bởi cái cách nghĩ con dâu béo tốt còn con trai mình thì gầy, nhỏ con nên mẹ chồng Hân mới “ban hành chính sách cấm vận” như vậy. Vừa mới cưới về, bà đã gọi con dâu ra căn dặn riêng: “Chồng con sức khỏe không tốt, lại làm việc vất vả, là phụ nữ con phải biết giữ gìn, đừng có ham hố quá mà lại hại chồng”. Nghe mẹ chồng nói thế, Hân vừa sợ vừa xấu hổ nên tuyệt đối không dám làm trái lời mẹ.
Không dám “yêu” vì bị mẹ chồng răn đe: “Tốt mái hại trống” (Ảnh minh họa)
Nhưng mẹ Hân không hiểu rằng vì chuyện chăn gối vợ chồng không đều đặn, anh lại có ham muốn tình dục khá cao mà không được thỏa mãn nên càng ngày ốm đau, gầy mòn. Nhiều hôm anh gạ gẫm vợ “vượt rào” nhưng vợ vì sợ mẹ chồng biết mai lại mắng nên cô từ chối. Vợ chồng mới cưới mà chuyện chăn gối lại khốn khổ vô cùng.
Vợ sinh xong, mẹ vợ bắt “ cấm yêu” suốt thời gian dài
Cùng cảnh ngộ với hai cặp vợ chồng trên, câu chuyện của Thắng và Hiền lại bắt nguồn từ mẹ vợ.
Hiền vốn là cô gái được mẹ cưng chiều từ nhỏ. Vì thương con gái nên cái gì mẹ Hiền cũng tỉ mỉ từng chút một. Còn nhờ hôm mới cưới, mẹ Hiền dặn dò con từng li từng tí chuyện tế nhị khiến Hiền đỏ hết mặt. Nhưng số khổ là ở chỗ đó chưa phải là tất cả.
Suốt thời gian Hiền mang bầu, vì sức khỏe yếu nên mẹ phải sang chăm nom. Lo con rể “đòi hỏi” khổ con gái, tối nào bà cũng đòi nằm chung với con gái mà không cho con rể ở cùng. Hai vợ chồng méo mặt nhìn nhau. Mỗi khi định mở lời nói với mẹ thì y như rằng bà lại nói bóng gió: “Vợ chồng sống với nhau về lâu về dài, liệu liệu mà giữ gìn sức khỏe. Vợ đã yếu thì thời gian mang bầu đừng có mà “yêu đương” rồi chẳng may làm sao lại hối không kịp”.
Dọn ra ở riêng để “chuyện ấy” được diễn ra tự nhiên (Ảnh minh họa)
Những tình cảnh trên chỉ là một số ví dụ điển hình cho hoàn cảnh vợ chồng phải “nhịn yêu” chỉ vì bố mẹ. Ban đầu đành chịu đựng, những mãi cũng phải vùng lên, Huy tức tối nói với mẹ không mê tín kiểu đó nữa. Mặc cho mẹ cay ca, phàn nàn, tối tối anh chỉ cho vợ sang đấm bóp cho mẹ, tới giờ thì về phòng chứ nhất quyết không cho ngủ lại cùng mẹ. Còn vợ chồng Trúc đành thuê nhà ra ở riêng để thoải mái riêng tư thay vì chịu đựng cảnh nhịn “yêu” khi sống ở rể.
Còn đối với vợ chồng Hân, chẳng có cách nào khác chính cô phải nói chuyện với mẹ để vợ chồng “tự định đoạt” chuyện chăn gối. Mặc dù xót con nhưng thấy con nói vậy bà cũng đành phải chịu. Nhờ có thế, vợ chồng Hân mới được tận hưởng những phút giây thăng hoa bên nhau mà không sợ bị mẹ nằm kè kè bên cạnh.
Theo Eva
Nơm nớp canh chừng mẹ chồng
Duy có một điều ở mẹ chồng mà Quy rất ngán, đó là bà quá ư mê tín.
Nơm nớp canh chừng mẹ chồng
Mẹ chồng chị Quy cũng giống như đa số các bà mẹ chồng Việt khác: thương con thương cháu, thỉnh thoảng cũng săm soi, bắt ne bắt nét con dâu một chút nhưng nói chung là ở mức độ chịu đựng được. Chị Quy đảm đang, có thói quen chiều lòng mọi người nên hai người phụ nữ chung sống hòa thuận, quý mến nhau. Duy có một điều ở mẹ chồng mà Quy rất ngán, đó là bà quá ư mê tín, đến mức có thể nói là "bệnh".
Từ hồi có con dâu để phó thác hết việc nhà, bà vô cùng sung sướng vì được thỏa mãn tâm nguyện dành hết thời gian cho việc thờ cúng. Riêng việc mua lễ, soạn mấy cái bàn thờ trong nhà để thắp hương ngày vài ba bận đã chiếm rất nhiều thời gian của bà, chưa kể chuyện đi lễ lạt, khấn vái, xem bói... các nơi. Nếu chỉ là chuyện riêng của bà thì chẳng nói làm gì, đằng này đam mê đó ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong gia đình.
"Chỉ riêng việc ăn lộc thắp hương là đủ phát ốm lên rồi. Hễ thấy ai về đến nhà là bà đặt ngay trước mặt một đống hoa quả, bánh trái, bắt ăn đi kẻo lộc mà để thừa là có tội. Đến bữa cơm, bà cũng chia cho mọi người bánh mỳ thắp hương, không ăn thì bà giận mà ăn thì còn bụng dạ đâu cho những món khác. Nhưng nói kiểu gì thì hôm sau bà vẫn lại mua đủ các thứ ấy để cúng, và lại bắt ăn. Cả bố chồng lẫn chồng tôi nhiều lần cáu um lên, nhưng rồi vẫn phải ăn khi thấy bà lủi thủi quay đi chùi nước mắt, miệng lẩm bẩm là tôi cũng chỉ vì cái nhà này mà thôi", Quy kể.
Nhưng điều làm Quy không chấp nhận được là thói mê tín của bà ảnh hưởng đến con chị. Thằng bé sinh non, suy dinh dưỡng trong bụng mẹ nên biếng ăn, còi cọc, ốm đau luôn. Các bác sĩ cũng chỉ biết khuyên Quy là phải kiên trì, vì thể chất của bé không được như các bé khác. Thế nhưng mẹ chồng thì cho rằng cháu ốm là do bố mẹ nó chưa đủ thành kính với các đấng bề trên. Thuyết phục các con "thành tín' hơn không được, mẹ chồng Quy quyết định tự mình phải ra tay.
Nhiều hôm đi làm về, không thấy con đâu, chị Quy gọi điện cho mẹ chồng và hết hồn khi bà nói đang đưa cháu đến nhà thầy bà nào đó để làm lễ cho nó khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. " Có lần bà đưa nó đi đến nhà thầy gì ở tận Phú Thọ, giữa trời rét căm căm. Về nhà, nó bị cảm lạnh, ốm luôn cả chục ngày. Mình xót con nhưng chẳng dám làm dữ với mẹ chồng. Chồng mình thì điên lên, mắng bà một trận, bà khóc lóc, khiến anh ấy lại phải xin lỗi", Quy kể.
Không được đưa cháu đến nhà thầy nữa, bà đành xoay cách khác. Mỗi lần thấy cháu ốm dăm ngày chưa khỏi, mẹ chồng Quy một mình bắt xe đến nhà một thầy mà bà tín nhiệm, nhờ thầy làm lễ từ xa rồi xin bùa cho cháu. Mang bùa về, bà đốt lên hòa với nước, cho cháu uống. Lần đầu bắt gặp mẹ chồng cho thằng bé hơn 9 tháng tuổi uống thứ nước gì đó, chị hỏi thì bà bảo thuốc. Thấy thái độ khả nghi, Quy chạy lại nhìn vào chén, lập tức hiểu ngay vấn đề.
" Tôi giật phắt cái chén trong tay bà, kêu toáng lên. Dù sau đó bà khóc, tôi cũng mặc kệ. Tôi chiều và nhịn bà trong mọi chuyện, nhưng chuyện liên quan đến sức khỏe của con mình thì không. Tôi bảo từ giờ trở đi mẹ không được cho cháu uống bất cứ thứ thuốc hay nước phép gì. Thế nhưng tôi biết thỉnh thoảng bà vẫn rình lúc tôi không có nhà để đốt bùa cho thằng bé uống. Thế nên mỗi khi con ốm, tôi đi làm cứ nơm nớp lo", Quy tâm sự. Những ngày đó, chị toàn làm việc quấy quá để còn về nhà sớm canh chừng mẹ chồng.
Thỉnh thoảng, mẹ chồng Thanh lại yêu cầu vợ chồng cô nghỉ việc để cùng bà đi lễ, đi cúng giải hạn... (Ảnh minh họa)
Náo loạn vì mẹ chồng mê tín
Ngôi nhà của Thanh thường xuyên náo loạn vì tính mê tín của mẹ chồng cô. Cứ dăm bữa nửa tháng bà lại dẫn một ông thầy phong thủy về nhà, ngắm ngắm nghía nghía, đo đo đạc đạc, rồi thông báo với cả nhà rằng phải xoay lại bếp, hoặc xê dịch cái cổng, làm lại ban thờ...
"Nhà bé như cái mắt muỗi mà suốt ngày đập đi xây lại, cát bụi mù mịt, bẩn thỉu vô cùng. Nhưng bà đã quyết là làm, bảo nếu không thì cả nhà sẽ gặp tai họa. Không ai cản được. Tốn kém đã đành, tôi thấy cực kỳ căng thẳng, vì đi làm đã vất vả, về lại con cái, chăm sóc nhà chồng, trong khi nhà cửa chật chội, thường xuyên trong tình trạng bẩn thỉu, tạm bợ, thợ thuyền ra vào", Thanh than.
Thỉnh thoảng, mẹ chồng Thanh lại yêu cầu vợ chồng cô nghỉ việc để cùng bà đi lễ, đi cúng giải hạn... "Đấy là vì công việc, sự nghiệp của các con. Mẹ phải nói khô cả lưỡi thầy mới chịu làm cho bọn mày sớm đấy. Bao nhiêu người đang xếp hàng chờ kia kìa. Mẹ nhọc công thế, chúng mày có mỗi việc đi theo mà cũng không chịu là không được đâu", bà tuyên bố. Hai vợ chồng Thanh đều rất bận, cũng chỉ chiều ý bà được một vài lần, vì thế thỉnh thoảng nhà lại om sòm tiếng khóc lóc, mắng mỏ, tiếng cáu gắt, van lơn..., vô cùng căng thẳng.
Hễ trong nhà có người ốm, hay gặp rắc rối trong công việc, hoặc có chuyện không hay nào đó, bà lại kêu ầm lên là tại mọi người không chịu kiêng, không chịu thờ, một mình bà vá đắp cho cả nhà nhưng không xuể. Đến bố chồng Thanh nhiều khi cũng chịu không nổi, phát khùng lên: " Tôi xin bà, cho tôi yên thân".
Mẹ chồng Thanh vừa bị tiểu đường vừa cao huyết áp, mỡ máu cũng cao. Thế nhưng bà dứt khoát không chịu điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chỉ đi cúng sao giải hạn, xin bùa và nước phép. Bánh lộc không ai ăn, bà sợ phải tội nên cố ăn hết. "Đã nhiều lần mẹ chồng tôi phải nhập viện vì đường huyết tăng vọt, bác sĩ khuyên rất nhiều, nhưng bà vẫn bỏ ngoài tai. Bà bảo chuyện cõi tâm linh, bác sĩ biết làm sao được. Bà ốm hay khỏe là do bề trên quyết định, chẳng qua bà lòng thành nhưng chồng con bà bất kính nên mới thế", Thanh nói.
Hiện Thanh mang bầu 4 tháng, mẹ chồng đã suốt ngày hối thúc cô đi làm lễ, xin ân huệ bề trên rồi. Cô rất lo rằng mai này khi đứa trẻ ra đời, chuyện nuôi con của cô sẽ bị phiền hà không ít vì sự mê tíncủa mẹ chồng. Cô cho biết, mình sẽ phải lôi kéo những người khác trong nhà làm đồng minh để đứa bé không bị lôi vào những cuộc cúng bái của bà.
"Thường thì phải có một kinh nghiệm xương máu, người ta mới tỉnh ngộ ra, nhưng như thế thì muộn quá. Mình hy vọng gia đình mình sẽ không gặp phải chuyện đó", cô nói.
Theo 24h
Oái ăm muôn chuyện Tết về "nhịn yêu" Tết đến xuân về, vợ chồng buộc phải "nhịn yêu" vì mẹ chồng lên ăn Tết. Tết đến, xuân về là khoảng thời gian mọi người bên nhau, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn. Đó cũng là những khoảnh khắc vợ chồng gắn bó và có nhiều thời gian dành cho nhau sau một năm mệt mỏi, vất vả. Tuy nhiên, không...