Khốn khổ làm dâu nhà chồng mang họ ‘hùa’
Kết hôn mới được 3 năm, Hiền đã thấm thía cảnh làm dâu của mình ngang trái thế nào.
Chưa bao giờ cô nghĩ mình lại ’sở hữu’ một nhà chồng tai quái và nhất là luôn hùa nhau ức hiếp cô một cách quá đáng như vậy. Nhiều khi Hiền uất ức rồi tự nhủ cuộc đời mình thật khốn khổ vì phải làm dâu cho nhà chồng họ ‘hùa’.
Hiền biết nhà chồng ngay từ đầu đã không thích mình rồi. Dù có cố gắng làm tròn nhiệm vụ của một nàng dâu thảo thì cái mác gái tỉnh lẻ lấy được chồng thành phố vẫn bị mọi người trong nhà khinh thường.
Bố mẹ Nam là những người có tư tưởng cổ hủ phong kiến hay áp đặt những giáo điều lên con dâu. Trong khi đó cô em gái Nam cũng thuộc dạng tiểu thư đỏng đảnh chuyên bắt nạt và hắt hủi chị dâu.
Hiền cứ nghĩ dù mọi người có không thương mình thì Nam sẽ là nơi cô gửi gắm nỗi niềm cuối cùng, sẵn sàng sẻ chia nỗi khổ với vợ. Vậy mà chỉ sau một thời gian kết hôn, Nam cũng quay ngoắt 180 độ để cùng bố mẹ và em gái mình hùa nhau ức hiếp vợ.
Hiền không thể quên thời gian đầu về làm dâu, bố mẹ chồng suốt ngày ca thán, mong mỏi có một đứa cháu trai đích tôn. Hiền vẫn biết ước nguyện của ông bà là chính đáng nhưng con cái là của trời cho làm sao muốn là được.
Hiền tâm sự với Nam để mong một người đàn ông hiện đại như anh sẽ có tiếng nói góp ý cho bố mẹ. Vậy mà Nam cũng hùa theo ông bà để lên mặt với vợ: ‘Đúng! Phải sinh một thằng cu đầu tiên để làm mát mặt cái nhà này’.
Ảnh minh họa
Đến ngày Hiền sinh được quý tử, đúng với ước nguyện của cả nhà chồng thì mọi chuyện bắt đầu xảy ra. Thằng bé vì sinh non nên sức đề kháng kém, hay đau ốm lại thường xuyên khóc dạ đề nên Hiền rất mệt mỏi. Tuy nhiên nhà chồng không giúp đỡ cô gì trong việc chăm cháu lại cứ luôn hùa nhau ức hiếp khiến Hiền vô cùng tủi thân.
Mỗi lần nghe thằng bé khóc lóc, Nam lại chửi bới Hiền thậm tệ. Anh còn nghi ngờ thằng bé không phải là con mình nên mới hay trở chứng khóc như vậy. Thấy con trai bắt nạt vợ, mẹ chồng Hiền cũng hùa theo anh để quát mắng: ‘Biết thế lúc đẻ con, để nó về nhà ngoại cho xong. Chăm con kiểu gì mà để nó khóc lên khóc xuống thì ra thể thống gì nữa’.
Video đang HOT
Những lúc ấy, Hiền chỉ biết im lặng nhịn nhục cho qua chuyện, cô cố dỗ cho thằng bé nín khóc mà nước mắt mình lại cay cay. Đã thế, cô em chồng cũng không phải dạng vừa.
Hiền nhớ, suốt thời gian ở cữ chăm con, em chồng không hề giúp đỡ chị dâu mà luôn sai vặt cái này cái khác. Em chồng vốn tính tiểu thư nên trước ỉ lại vào chị dâu đến khi Hiền sinh con vẫn không tập được thói quen độc lập mà vẫn cứ chứng nào tật nấy.
Nhiều lần Hiền khuyên nhủ em nên làm quen với việc bếp núc để sau này về nhà chồng, gánh vác trách nhiệm dâu con. Vậy mà em chồng Hiền không chịu tiếp thu còn đỏng đảnh lên mặt: ‘Tôi không thích làm mấy cái việc tầm thường đó thì chị ép được tôi chắc’.
Biết con gái đã vụng về nhưng mẹ chồng cũng không góp ý lại hùa theo để chống đối lại con dâu: ‘Con gái tôi tự khắc tôi biết dạy chứ cái ngữ như cô không có quyền lên tiếng trong cái nhà này’. Hiền không ngờ là những lời khuyên chân tình của mình dành cho em chồng lại bị phản ứng ngược trở lại như vậy.
Hết 6 tháng chăm con nhỏ, Hiền quay lại với guồng công việc đang chờ thì mọi chuyện lại tồi tệ hơn. Chưa ngày nào Hiền yên tâm làm việc dù con nhỏ ở nhà đã có ông bà nội và cô em chồng chăm. Bởi lẽ cứ làm vài giờ ở cơ quan thì điện thoại của Hiền lại reo liên tục, đó là người nhà thúc về giữ con vì nó khóc.
Có lần vừa mới đến cơ quan, Hiền đã phải quay xe vì tiếng quát của mẹ chồng trong điện thoại: ‘Cô về ngay, con nó khóc thế này thì làm sao tôi giữ được?’. Bên cạnh tiếng quát lớn của mẹ còn có những tiếng hùa nhau thúc giục của bố chồng: ‘Con mày mày về mà chăm nhé!’.
Nhiều chị em trong cơ quan thấy Hiền cứ lận đận chuyện gia đình nên rất thương cô. Họ khuyên Hiền nên thuê ôsin để khỏi phải làm phiền nhà chồng. Hiền cũng thấy hợp lý nên đã đưa ra bàn bạc với gia đình chồng. Ai dè, cô lại bị mọi người hợp sức mắng té tát vào mặt.
Mẹ chồng Hiền thì ngoa ngoắt: ‘Nhà này có cái việc gì lớn đâu mà thuê ôsin hay là cô muốn trốn việc?’. Bố chồng và chồng cũng chẳng vừa khi đồng thanh đáp: ‘Không là không! Chỉ tội phí tiền ra’.
Hiền đến là mệt mỏi vì cái nhà chồng này. Tại sao mọi chuyện lại rối như canh hẹ thế này? Mọi điều cô nói ra đều bị bác bỏ và phản đối. Nếu như nhà chồng hiểu và thông cảm cho cô thì cô đâu phải đưa ra giải pháp đó. Đã thế họ lại còn hùa nhau chống đối và nghĩ xấu cho cô nữa chứ!
Hiền lẳng lặng buồn bã bước lên phòng vì có tiếng khóc của con. Cứ nghĩ đến cảnh bị ức hiếp tập thể của người nhà chồng là Hiền không khỏi rơi nước mắt. Cô vẫn đang tận tâm, cắn răng cam chịu, mong đến ngày được mọi người thông cảm và thấu hiểu cho cô mà thấy xa vời quá!
Theo Afamily
Khốn khổ vì đứa con gái "qua một lần đò" ở tuổi đôi mươi của tôi
Sống với nhau chừng ấy ngày mà chúng vẫn không hiểu hết được một chút về nghĩa vợ chồng, vẫn xem việc đến với nhau rồi chia tay nhau quá nhẹ nhàng.
- Ngày mai con ra tòa ly hôn, giải quyết mọi việc xong xuôi con sẽ chuyển nhà về sống với bố mẹ.
Nghe con gái nói thế, ông bà nhìn nhau thở dài. Rồi dường như không thể kìm được sự bức xúc trong lòng, ông gằn giọng:
- Tôi đến chịu với cách sống của anh chị thời nay rồi đấy. Lúc lấy nhau thì sống chết đòi cưới cho bằng được, chẳng ai cản nổi. Giờ bỏ nhau cũng giải quyết nhanh chóng không ai khuyên được. Thật ra thì chị định sống thế nào với cái tiếng "gái một lần đò" đây?
- Con chẳng có ý định lấy chồng lần nữa nên chẳng có gì phải lo điều ấy.
Ông vì quá ngán ngẩm với cô con gái cứng đầu nên bực bội đứng lên đi ra ngoài. Bà ngồi lại nhìn con gái đang tìm đồ lau dọn lại phòng riêng của nó để mai dọn về mà lòng rối bời.
Gần hai năm trước, con gái bà vừa học xong cấp III. Cả nhà đang hướng cho nó vào một trường đại học nào đó, tìm lấy cái nghề sau này có công ăn việc làm ổn định rồi mới tính chuyện chồng con. Ai ngờ, nó dắt về cậu bạn trai rồi hai đữa thẻ thọt xin bố mẹ cho cưới. Cả nhà bà choáng váng, ngăn cản rồi khuyên nhủ con nên gác chuyện lấy chồng vì tuổi còn trẻ, chuyện học hành chưa đâu vào đâu. Nhưng chúng nó sống chết đòi bố mẹ hai bên cho cưới nếu không sẽ bỏ nhà ra đi đến một nơi khác sống. Thậm chí chúng còn gây sức ép cho hai gia đình bằng cái thai gần ba tháng trong bụng con gái bà. Đến lúc này, ông bà đành nhắm mắt "con đặt đâu, cha mẹ ngồi đó".
Ngày nhìn con lên xe hoa về nhà chồng, bà nát ruột gan vì phần nào đoán được tương lai cuộc sống làm dâu của con mình như thế nào. Ông bà vì thương con gái nên chấp thuận con rể nhưng bên thông gia thì khác. Họ thương con trai nên càng giận con gái bà, vì nó khiến cho con trai họ phải kết hôn sớm khi tuổi còn trẻ, công danh sự nghiệp chưa có gì. Dù gì con rể bà cũng là đứa con trai cưng nên bên sui gia cũng kỳ vọng con họ sẽ thành danh trước khi thành thân. Ai ngờ con gái bà lại đeo cho nó cái "gông" quá sớm. Bởi lo cưới vợ, nó chẳng để ý đến việc gì khác. Thậm chí khi họ hỏi lấy gì nuôi vợ con, nó thản nhiên bảo "đã có bố mẹ hai bên... lo hộ". Vì cái tức giận ấy nên họ ghét con dâu, từ lúc dẫn cưới cho đến khi lúc đón dâu, họ chẳng hề háo hức, đón chờ, hay mong đợi.
Đúng như dự đoán của bà, về làm dâu được tháng trước tháng sau con gái bà mếu máo về nhà khóc lóc, bảo mẹ chồng quá đáng, luôn gây áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Bà hiểu con gái nên chẳng dám trách thông gia. Nó lớn lên, bà chưa kịp dạy cho nó phải làm vợ, làm dâu như thế nào, nên giờ bị nhà chồng chỉ trích la mắng cũng là lẽ đương nhiên. Vậy nên bà một mặt dạy việc cho con, an ủi, động viên, mặt khác chạy qua chạy lại thay con "làm dâu".
Cứ tưởng sự cố gắng của bà sẽ có sự thay đổi từ cả hai bên. Ai ngờ khi con gái bà mang thai đến tháng thứ 7, vì không chịu nổi áp lực của cuộc sống bên nhà chồng nên đã sảy thai. Những ngày nó mang thai, bên nhà thông gia nặng nhẹ nói con dâu khi quan hệ với chồng phải có chừng mực vì đứa cháu. Nhưng khi cháu không còn, họ chẳng phải lựa lời mà thẳng thừng thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng với cô con dâu ăn bám. Con rể bà cũng không phải là người chồng chín chắn hiểu biết nên chẳng thể là chỗ dựa cho con gái bà. Sau một thời gian "chèo chống" với vai trò làm dâu, làm vợ, con gái bà cuối cùng đành buông tay chèo để "xuống đò" hôn nhân ở tuổi hai mươi.
Ngày biết nó có ý định ly hôn, ông bà thương con nên gọi con rể sang bàn tính chuyện hai vợ chồng ra ngoài sống riêng. Ông bà nghĩ đó là một cách để hai đứa giảm áp lực từ phía gia đình, giữ vững tình cảm, tiếp tục yêu thương nhau, xây dựng hôn nhân hạnh phúc. Nhưng con rể là đứa quen sống ỷ vào bố mẹ, nó sợ ra ngoài không ai trợ cấp kinh tế, sợ cô vợ "cơm nấu còn khê" ấy sẽ bỏ đói nó hàng ngày nên không chịu nghe theo phương án của ông bà. Con gái bà cũng thuộc dạng ương bướng, "trời chẳng chịu đất thì đất cũng không chịu trời", lá đơn ly hôn được hai đứa ký không một chút đắn đo.
Vì chẳng có tài sản chung riêng gì, con cái cũng không nốt nên phiên tòa xử cho chúng ly hôn diễn ra một cách nhanh chóng. Bà não nề rời khỏi phiên tòa trong khi hai đứa chúng nó bình thản chào nhau. Con gái bà về đến nhà thở phào như trút được gánh nặng mà không hiểu được tâm tư của bố mẹ đang buồn phiền đến cỡ nào.
- Giờ chị đính tính sống thế nào đây?
Nghe bố hỏi, nó nghĩ một lúc rồi trả lời:
- Con sẽ đi học nghề, tìm công việc tử tế để nuôi sống mình không dựa dẫm vào bố mẹ nữa. Con sẽ sống với bố mẹ trọn đời.
- Tôi không cần chị sống trọn đời với chúng tôi, hai mươi tuổi đã thành "gái một lần đò". Con ơi là con... - Bà cầm lòng không nổi nên âm thầm rên rỉ.
- Nếu mẹ cứ thế này, con dọn ra ngoài thuê nhà ở đấy.
- Chị giỏi quá nhỉ...
- Bố mẹ thật là... - Nó vùng vằng mang đồ lên phòng riêng rồi đóng sầm cửa lại.
Khốn khổ vì đứa con gái "qua một lần đò" ở tuổi đôi mươi của tôi
Nó kết hôn chưa đầy hai năm, chưa kịp nếm trải hết ý nghĩa của cuộc sống vợ chồng thì đã ly hôn. Thế hệ của bà nếu tính đến chuyện bỏ nhau thì cũng phải vật vã đau đớn, dùng dằng níu kéo mãi, cố gắng sửa chữa khiếm khuyết để hàn gắn. Chỉ đến lúc cảm thấy không thể tiếp tục níu kéo được nữa thì mới tính đến chuyện ra tòa. Mà có đến nước ấy thì cũng đau đớn lắm chứ không dửng dưng như chúng nó bây giờ.
Mấy hôm nay hàng xóm biết chuyện con gái bà ly hôn nên xì xầm bàn tán. Ra đường, bà não nề trước câu hỏi tò mò của những người hay đưa chuyện. Nhưng điều đó không làm bà đau khổ bằng việc không biết định hướng cho đứa con gái qua một lần đò ở tuổi hai mươi này như thế nào, nhất là khi nó đã mất niềm tin vào cuộc sống hôn nhân. Nó trẻ tuổi nhưng làm sao có cơ hội chọn chồng như gái tân, đàn ông hiện đại "thoáng" nhưng gia đình người ta không "thoáng" thì con gái bà lại khổ thêm lần nữa. Nghĩ mãi bà lại ước giá như thời gian quay trở lại bà sẽ không để con gái mình rơi vào tình trạng này...
Theo Thế giới trẻ
Khốn khổ vì vợ thích 'đổi gió' nơi công cộng Phụ nữ có gia đình phải đoan trang, nghiêm chỉnh chứ ai lại đổ đốn đua theo mấy trò làm tình lố lăng ở nơi đông người được. Tôi hơn Khanh - vợ tôi đến 7 tuổi, một khoảng cách đủ làm tạo nên tính cách, quan điểm khác nhau. Ngày mới yêu Khanh, em là một cô bé rất đáng yêu. Có...