Khốn đốn vì buôn nấm với người Tàu
Cây nấm chẹo màu đỏ tươi được người dân địa phương vùng Đông Bắc nâng niu như vật báu. Còn với giới chủ buôn, cây nấm ấy đã tạo nên một “chiến trường khốc liệt” vì giá trị kinh tế mà nó mang lại là rất lớn bởi từ lâu loài thực vật này được mệnh danh là “thần dược” giúp phụ nữ có thai. Cái thương trường khốc liệt ấy không chỉ khiến nấm chẹo có nguy cơ bị tật diệt mà không ít người dân đã khóc ra nước mắt vì các chiêu trò thủ đoạn của những tay buôn lắm tiền…
Ảnh Internet
Giá bao nhiêu người Tàu cũng mua hết!
Người dân địa phương tỉnh Lạng Sơn thường gọi nấm chẹo với cái tên đặc biệt là boóc pào. Boóc pào là loại nấm ăn đặc sản, thơm, ngon và có vị thuốc nam với người dân nơi đây. Tuy chưa có nghiên cứu chính thức nhưng theo kinh nghiệm lâu đời của người dân bản địa thì “boóc pào làm tăng khả năng thụ thai cho những phụ nữ sống trong điều kiện khí hậu lạnh, khó sinh nở”. Chính bởi lời đồn thổi ấy mà bỗng nhiên loại nấm này trở thành “thần dược” cho phụ nữ khó mang thai. Giá bán mỗi kg nấm chẹo không dưới 1 triệu đồng. Người dân bản địa bỗng chốc giàu lên bởi thu nhập từ cây nấm quý này. Giới lái buôn dưới miền xuôi cũng đi săn lùng “thần dược” cho phái nữ.
Hàng năm, vào khoảng thời gian tháng 3-4 và tháng 9-10 âm lịch, cánh chủ buôn ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh lại đổ xô về vùng này để thu gom loài nấm quý. Thu gom được càng nhiều, số tiền lợi nhuận sẽ càng cao. Chính vì vậy, giới chủ buôn sẵn sàng ăn, ngủ hàng tuần trong các bản sâu nhằm thu gom được thật nhiều nấm quý. Sau khi tập kết được nguồn hàng, các lái buôn này sẽ vận chuyển theo đường bộ qua cửa khẩu Chi Mai hoặc theo các đường mòn ở Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh) đưa sang Trung Quốc. Số lượng loài nấm này được thu mua không hạn chế.
Giá cả loại nấm quý này cao thấp khác nhau tùy thuộc vào chất lượng. Các thương lái thường chia nấm chẹo thành 3 loại để định giá. Nấm loại I, đắt nhất thường có màu đỏ đậm, mái nấm rộng, to, không bị sứt mẻ Loại II, thường có màu đỏ nhạt hơn, mái nấm nhỏ hơn, bị sứt mẻ nhưng không đáng kể Loại III là loại còn lại sau khi đã được thương lái phân loại xong loại I và II. Thương lái có thể mua nấm chẹo dưới hai dạng tươi hoặc sấy khô. Giá của một kg nấm tươi thường dao động từ 1,5 – 3 triệu/kg, trong khi đó nấm đã được sấy khô có giá từ 4-5 triệu/kg.
Hiện nay, nấm chẹo được người Trung Quốc sang mua tận nơi, nhưng qua tìm hiểu thì người đi mua cũng không nói là để làm thuốc gì. Họ chỉ biết là được thuê đi mua tận gốc, giá cao bao nhiêu họ cũng mua hết! Tại huyện Đình Lập (Lạng Sơn) có hàng chục ông chủ gom hàng cho cánh lái buôn Trung Quốc. Cánh lái buôn này sẽ đến các thôn bản để đặt “chân rết” chuyên gom hàng cho họ. Khi những đầu nậu này tập kết đủ hàng, họ sẽ vận chuyển qua Trung Quốc theo các đường tiểu ngạch. Thậm chí, một số ông chủ còn chở nấm qua các đường mòn ở Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh). Chính sự ồ ạt thu mua của giới chủ buôn và sự tận diệt của người dân vì lợi nhuận kinh tế, hiện nay loài nấm chẹo quý hiếm này đang có nguy cơ dần bị cạn kiệt.
Video đang HOT
Độc chiếm thị trường
Theo một chủ buôn có tiếng trong giới săn nấm chẹo vùng Đông Bắc tên Hùng tiết lộ, do loài nấm này vô cùng quý hiếm và đắt giá, nên nó trở thành miếng mồi ngon cho giới thương lái xâu xé nhau. Cuộc chiến trong việc tranh giành nguồn hàng, thị trường tiêu thụ loài nấm quý này vì vậy vô cùng khốc liệt. Những ông chủ lắm tiền, là những người thâu tóm toàn bộ thị trường nấm chẹo vùng Đông Bắc Việt Nam. Để độc chiếm thị trường buôn bán loài nấm quý, những người này thường chịu lỗ khoảng 2 đến 3 vụ để thổi giá thu mua lên cao ngất ngưởng nhằm loại bỏ những ông chủ ít vốn ra khỏi thị trường.
Đối với những thương lái lạ mặt ở nơi khác tới, thường bị các chủ buôn lâu năm đe dọa, dằn mặt khiến họ không dễ dàng trong việc làm ăn. Thậm chí giới chủ buôn lắm tiền, nhiều mánh khóe để “triệt hạ” những chủ buôn mới vào nghề, họ còn bày cách cho người dân trộn lẫn nấm chẹo với những loài nấm khác có nhiều nét tương đồng để hạ uy tín của những chủ buôn mới vào nghề.
“Lão pản” là thuật ngữ trong giới buôn nấm quý chỉ ông chủ lắm tiền. Để độc chiếm được thị trường buôn nấm tại địa phương, lão pản thường sẽ thổi giá nấm chẹo cao ngất ngưởng, thậm chí ông ta chịu lỗ vài vụ để “đánh bật” những ông chủ nhỏ, ít vốn. Người dân ở vùng Bắc Xa (Đình Lập) thường truyền tai nhau về “mưu hèn kế bẩn” của “lão pản” bằng cách bày mưu để người dân trộn lẫn nấm độc với nấm chẹo để bán. Nấm độc có hình dạng rất giống với nấm chẹo, màu sắc sặc sỡ chẳng khác gì nấm chẹo nhưng đó lại là loại nấm cực độc, người dân vẫn gọi bằng tiếng Tày là “boóc-có”. Nếu không phải là người dân bản địa, không phải là ông chủ có thâm niên lâu năm trong nghề buôn nấm thì sẽ rất dễ bị sập “bẫy” cánh lái buôn tinh quái.
Hoặc như trường hợp của anh Vi Văn Kiều (một chủ buôn có máu liều ở đất Đình Lập) cũng đã bị mắc lừa bởi các lão pản. Thấy nhiều ông chủ “phất” lên nhờ buôn nấm, những người dân bản địa cũng mạnh dạn đứng lên thu mua nấm nhưng do thiếu kinh nghiệm nên có khi tán gia bại sản. Anh Vi Văn Kiều đã bán số trâu, bò của gia đình để làm vốn buôn nấm. Anh không dám thổi giá lên cao nhưng lại dễ dãi trong việc chọn nấm. Chính vì vậy, người dân thích bán cho anh này.
Sau một thời gian, các lão pản thấy người dân đến bán nấm ít dần nên đã tìm cách phá anh Kiều. Họ xé nhỏ lẻ nấm và thuê người khác đem bán ngược lại cho anh Kiều thu mua vào. Vốn có máu liều, lại muốn làm ăn lớn nên anh sẵn sàng gom hết hàng. Số tiền gia đình tích cóp, vay mượn cũng dồn hết vào vụ nấm đó. Thế nhưng, cuối cùng anh đã sạt nghiệp vì mấy ông chủ người Trung Quốc chỉ trả chưa đến 1 triệu đồng/kg, trong khi trước đó anh đã thu mua với giá 1,5 triệu đồng/kg.
Vỡ mộng vì nấm quý
Do nấm chẹo có thể mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, nên rất nhiều người đã ôm mộng làm giàu từ loại thực vật quý hiếm này. Bên cạnh những ông chủ lắm tiền, nhiều của, những người nông dân cũng bán hết của cải, tài sản trong gia đình nhằm hùn vốn để buôn nấm với giấc mơ trở thành triệu phú. Nhưng giấc mơ thành triệu phú chưa thấy đâu, những người nông dân đã phải vỡ mộng, trắng tay vì trót ôm mộng nấm quý.
Trường hợp của gia đình ông Hoàng Thế Luân là một minh chứng đắng lòng cho những người nông dân bị khuynh gia bại sản vì trót ôm giấc mộng làm giàu từ nấm quý. Sau khi bán đi gần hết số tài sản trong nhà, đồng thời vay thêm từ các anh em, bạn bè, ông Luân quyết định đổ vào việc buôn nấm. Lúc đầu, nhờ sự khéo léo trong giao tiếp nên ông Luân nhanh chóng thu gom được rất nhiều nấm quý từ người dân. Các chủ buôn lâu năm khác trong vùng thấy vậy liền nghĩ ra những chiêu trò “bẩn” để làm mất uy tín của ông Luân. Những chủ buôn giàu có liền cắt nhỏ nguồn nấm dự trữ của họ bán với giá cao cho ông Luân. Khi nguồn vốn cạn kiệt. ông mới tính đến chuyện nhập sang Trung Quốc nhằm thu hồi lại vốn, nhưng không hiểu vì lý do gì giá nấm khi đó tụt xuống chỉ còn 1 triệu/kg. Bị đẩy vào thế chân tường, không bán không được, vì giữ lại lâu nấm sẽ hỏng vứt đi, không còn cách nào khác ông đành cắn răng bán đi tất cả số nấm đã thu mua được nhằm vớt vát được ít nào hay ít đó.
Do nấm khô vừa giữ được lâu, giá lại bán được đắt hơn rất nhiều nấm tươi, nên nhiều gia đình ở vùng có nấm mọc cũng dồn vốn mua nấm và lò sấy để làm nấm khô. Tuy vậy, kĩ thuật sấy nấm đạt hiệu quả là rất khó, nếu không có kinh nghiệm rất dễ làm nấm hỏng. Nhiều gia đình vì nóng lòng làm giàu đã bỏ tiền mua nấm, rồi xây lò sấy, nhưng kĩ thuật lại không đúng nên toàn bộ số nấm mang đi sấy đã phải đổ đi. Rất nhiều trường hợp khóc ra nước mắt.
Theo tìm hiểu của phóng viên, toàn huyện Đình Lập (Lạng Sơn) có mấy chục lò sấy nấm thủ công nhưng do mấy năm nay nấm khan hiếm nên khiến những người đầu tư vốn lớn xây lò sấy nay không có hàng để chế biến đã phải “treo lò”, có nhiều người trở thành trắng tay.
Theo ANTD
"Chợ gái Việt" ở Pò Trài
Tôi cùng Q. cầm visa đi thẳng đến cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) làm thủ tục xuất biên. Qua khỏi cửa biên phòng Trung Quốc khoảng 200 mét, chúng tôi gặp ngay khu mậu biên cửa khẩu của thị trấn Pò Trài. Đó là 3 dãy nhà 2 tầng song song nhau được đặt tên theo ký tự ABC. Ở đó mặt trong của 2 dãy nhà từ số A12 đến A36 và từ B12 đến B36 là phố mại dâm mà người Trung Quốc gọi là "chợ gái Việt".
Nước mắt gái giang hồ
Tôi và Q. đi thẳng vào khu chợ mại dâm. Đầu chợ là hàng chục bàn bi-a đặt giữa lối đi vắng tanh. Q, bảo, ban đêm mới "họp chợ" đông đúc. Ban đêm, dân chơi ở Bằng Tường cũng đổ về đây tìm gái.
Chúng tôi đi sâu vào trong. Dãy phố trông giống như một chung cư. Ở mỗi tầng trệt khoảng 4x4 mét có ít nhất 4 cô gái trẻ, ăn mặc tươi mát ngồi song song nhau, hướng mặt ra đường. Cô nào cũng cầm trên tay một chiếc khăn, chăm chỉ thêu, trông rất nhàn hạ. Tôi lùng nhùng với 3 lớp áo vẫn run cầm cập dưới cái lạnh 5 độ C, vậy mà các cô vẫn hở nguyên đùi, khoe gần hết ngực.
Thấy chúng tôi, cô "tổ trưởng tổ thêu" cất tiếng Trung Quốc mời chào. Q đáp trả bằng tiếng Trung Quốc: "Ông chủ tôi là người Việt, có tiếp không?". Cô "tổ trưởng tổ thêu" lộ vẻ thất vọng, nói bằng tiếng Việt: "Chúng em không được phép tiếp người Việt ạ".
Chúng tôi bước hẳn vào để hỏi thăm thêm thông tin nhưng cô gái "tổ trưởng tổ thêu" xua tay khẩn khoản: "Mấy anh ơi! Em cũng muốn tiếp mấy anh nhưng cảnh sát sẽ bắt đấy. Anh đi ra nhanh kẻo bọn ma cô trông thấy". Nhìn ánh mắt sợ hãi của cô gái, tôi biết có điều nguy hiểm lẩn khuất đâu đây. Chúng tôi vội trở ra đi tiếp. Có 2 gã đàn ông thọc tay vào túi áo dạ bám theo sau lưng chúng tôi với khoảng cách cố định.
Đã liên lạc trước với người quen, tôi đảo ra mặt tiền lô A. ghé vào quán giải khát của mế Trang. Vừa trông thấy 2 gã ma cô lẽo đẽo theo sau chúng tôi, mế Trang nhảy chồm chồm lên quát tháo một tràng tiếng Trung. 2 gã ma cô hoảng hốt xoay lưng biến mất.
Mế Trang đã ngoài 60 tuổi, là người Gia Lai lấy chồng Trung Quốc từ thuở 20. Mế theo chồng sang Bằng Tường. Mế về Pò Trài thuê căn phố với giá 300 tệ/ tháng để mở quán giải khát.
Đầu dãy chợ gái ở Pò Trài
Sau khi pha cà phê nóng cho chúng tôi, mế gọi điện thoại cho ai đó. Vài phút sau, một người phụ nữ diêm dúa, trạc 40 tuổi xuất hiện. Mế Trang giới thiệu, đó là cô H. - một thời làm chủ chứa khu "chợ gái Việt". Bây giờ H. chuyển sang bán đồ chơi kích dục.
H. cho biết, luật pháp Trung Quốc vẫn cấm kinh doanh mại dâm nhưng những khu kinh tế mậu biên như Pò Trài, chính phủ "mắt mở mắt nhắm" với điều kiện: Gái mang quốc tịch Việt Nam. Khách chơi là đàn ông Trung Quốc, là đàn ông nước ngoài, trừ đàn ông Việt Nam. Một số gái mại dâm Trung Quốc bị lực lượng phòng chống tệ nạn xã hội truy quét đã chạy về Pò Trài làm chứng minh thư giả quốc tịch Việt Nam để hành nghề.
Trong quá trình kinh doanh, nếu để xảy ra mất an ninh trật tự sẽ bị phạt rất nặng. Điều kỳ lạ là, ban quản lý khu mậu biên cấp giấy phép kinh doanh gái hẳn hoi, có đóng thuế môn bài hàng năm, thuế hóa đơn hàng tháng, thuế an ninh hàng ngày nhưng để xảy ra chuyện lùm xùm là chủ chứa phải hầu tòa vì tội: Chứa gái.
Người gìn giữ "kỷ cương luật pháp" ở khu chợ gái Pò Trài không phải là cảnh sát mà là... ma cô. Ma cô là người ăn lương ngoài biên chế của cảnh sát. Ma cô thu tiền thuế ngày (gọi là tiền an ninh), thuế tháng, thuế năm của các chủ chứa rồi đóng cho cơ quan chức năng. Những tranh chấp của cư dân chợ gái đều được các ma cô xử theo luật... giang hồ. Gái giành khách, khách giành gái, quịt tiền, quịt nợ đều được ma cô xử bằng nắm đấm. Ma cô là vua ở khu chợ gái này.
Khi có gái mới nhập chợ, ma cô có quyền "nếm" thử miễn phí. Gái vi phạm luật... giang hồ, ma cô túm đầu lôi vào phòng lột truồng rồi tra tấn. Ở đây không tra tấn bằng dụng cụ gây đau đớn mà bị kích thích đến phát điên. Dụng cụ là những món đồ chơi kích dục. Họ thay nhau dùng dụng cụ kích dục suốt 24 giờ, khi thả ra cô gái không còn sức để hé mí mắt. Có người liệt hai chân suốt cả tuần. Có người hóa điên thật.
Tháng 2/2012, Th. Đ., 21 tuổi, quê ở Hải Phòng là "hoa khôi" của B25. Th. Đ. rất đắt khách. Sau khi chia 40% tiền đi khách cho chủ chứa, Th. Đ. vẫn còn giữ được hơn 1.000 tệ mỗi ngày. Tuy nhiên, Th. Đ. vẫn thiếu tiền mua ma túy cho mình và thằng người yêu (cũng là dân Hải Phòng) ăn bám. Những ngày mưa gió vắng khách, Th. Đ. phải vay tiền chủ chứa với mức lãi 100%/ ngày. Hầu hết các chủ chứa ở Pò Trài đều kiêm thêm nghề cho vay nặng lãi. Khi số nợ lãi nhập vốn lên đến 10.000 tệ, Th. Đ. rủ người yêu trốn lên Bằng Tường. Chủ chứa báo cho ma cô, 2 ngày sau Th. Đ. bị túm cổ lôi về. Sau 2 ngày "tra tấn", khi được thả, Th Đ trở thành người điên. Bất kỳ ai chạm vào người cô, cô cũng lăn quay ra đất uốn éo, rên rỉ như ma nhập. Thằng người yêu phải cõng cô về Việt Nam chữa trị.
H. khẳng định, ở khu Pò Trài không có "lầu" nào nhốt gái bắt buộc đi khách cả. Chỉ có những gái mượn nợ rồi quỵt không chịu trả mới bị ma cô xử tội, buộc đi khách để trả nợ. Nếu vô tội mà bị nhốt, chỉ cần gái la hoảng 1 tiếng là ma cô xuất hiện phân xử ngay.
Mua bán gái là chuyện thường tình. Thằng người yêu đem cô gái từ Việt Nam sang bán vào "lầu" cũng là chuyện thường tình nhưng đa phần là các cô gái đồng ý. Từ "bán" có nghĩa là ứng tiền trước rồi hành nghề trả nợ sau. Tuy nhiên, khi va vào nợ với mức lãi 100%/ngày, hiếm có cô gái nào thoát nợ.
Một gái mới nhập "lầu", chủ thường cho vay tiền để mua phấn son, quần áo. Sau vài tuần làm việc, thấy "đồng nghiệp" chơi ma túy, gái mới tập tành. Thế là nợ chồng nợ, phải trốn. Biên giới chỉ cách 200 mét nhưng hầu hết những con nợ không muốn về Việt Nam mà đi sâu vào đất Trung Quốc đề rồi chìm ngập trong vũng bùn nhơ nhớp.
Thỉnh thoảng, Cảnh sát Trung Quốc cũng tỏ thiện chí hợp tác tìm những cô gái bị lừa bán sang. Nhưng thay vì tìm người bị lừa bán, họ mở chiến dịch truy quét hết những gái Việt trốn ra khỏi khu mậu biên Pò Trài. Họ gom hết lại đưa lên xe tải chở ra Lũng Vài, giáp ranh với cổng Trắng hoặc chở ra con đường mòn Lọ Bon xua xuống, thúc lưng đẩy về Việt Nam. Nhiều gái vừa về đến Việt Nam, ngày hôm sau đã có mặt ở Pò Trài.
Dãy chung cư tựa lưng núi Lọ Bon. Chỉ cần lên tầng thượng là có thể vượt biên
Những phi đội "hàng quay"
Khách đến tìm gái Pò Trài, ngoài giới ăn chơi trác táng, giới kinh doanh xả xui còn có không ít những người nông dân nghèo không vợ. Sau vài lần đến tìm gái, những nông dân này trở nên mê đắm. Chỉ cần có thế, gái vờ khóc, thỏ thẻ bảo: "Anh tìm tiền chuộc em về làm vợ đi". Một gã khờ sẽ về nhà bán ruộng vườn đi chuộc gái bởi cô gái sẽ thỏa thuận với chủ: Số tiền gọi là chuộc ấy sẽ chia theo tỷ lệ gái 6, chủ 4.
Giá chuộc 1 gái không dưới 4 cây vàng. Sau khi giao tiền chuộc cho chủ, gái khăn gói đến nhà "chồng" làm "bà chủ". Mặc cho "chồng" lam lũ cày xới ngoài đồng, gái nằm khểnh thoa son trát phấn, rống karaoke suốt ngày. Chỉ cần "chồng" nói nặng một tiếng, gái có cớ xách giỏ trở về "lầu" cũ. Nếu chồng tìm đến, bà chủ lại ra giá chuộc. Có khi theo thỏa thuận của gái, chủ bán một lúc cho 2 - 3 ông "chồng". Những phi vụ đó như thế, gái gọi là làm "hàng quay".
Bà "tổ" của "hàng quay" là Th., dân gốc Hưng Yên là gái của H.
Th. trốn gia đình mò sang Pò Trài từ lúc 13 tuổi. Lúc mới sang, Th xin rửa chén bát cho các hiệu ăn chỉ để có bữa cơm hàng ngày. Khi rảnh, Th. thường lân la sang khu chợ gái Việt làm việc vặt cho các gái để xin tiền bo. H. thương tình nhận Th. làm con nuôi đem về "lầu" ở. Hàng ngày Th. chẳng làm gì cả. Một lần nọ, H. phát hiện Th. ăn cắp tiền của khách. Nổi điên, H. đánh con gái nuôi 1 bạt tai. Th. bỏ nhà đi cả tuần. H. đi tìm thì trông thấy Th. ngồi đón khách ở một "lầu" khác. H. gọi Th. về.
Từ đó Th. trở thành gái chuyên nghiệp. Với gái, H. ăn chia tiền khách 6/4. Nhưng với con gái nuôi, H. để cho Th lấy trọn tiền.
Vốn xinh đẹp nên Th. rất đắt khách. Năm Th. 17 tuổi, trong số khách thường lui tới có A Lọ là một đại gia nuôi trồng thủy sản. A Lọ đã có vợ nhưng mê đắm Th. đến nỗi đêm nào anh ta cũng đi ôtô đến. Th. bàn với H. nạo tiền A Lọ. Một lần A Lọ đến chơi, Th. khóc than bảo muốn thoát kiếp làm gái nhưng nợ H 10 cây vàng.
A Lọ bỏ ra 10 cây vàng xin chuộc Th. ngay. A Lọ mua một căn nhà ở Nam Ninh cho Th. ở. Từ ngày làm "vợ" A Lọ, mỗi tuần Th gửi về cho H. rất nhiều tiền, vàng và nữ trang. Th còn rủ rê A Lọ chơi ma túy. Lâu lâu, Th. kiếm chuyện gây sự, rồi trốn A Lọ về Pò Trài với H. A Lọ lại đánh xe tới đón về. Mỗi lần đi đón, H. lại bảo A Lọ bỏ 4 cây vàng ra chuộc. Sau 2 năm làm "chồng", tài sản của A Lọ chỉ còn con số không, thế là Th. về "lầu" ở luôn với H. A Lọ tức giận cho người đến quậy.
Th. trốn về Việt Nam chờ yên mới mò qua. Từ phi vụ của Th, gái Pò Trài rủ nhau "chơi chiêu": Muốn hoàn lương làm vợ nhưng không có tiền chuộc.
Hai con nghiện "thổ phỉ" chặn đường xin đểu
Khu chợ gái Pò Trài bây giờ có hẳn hàng chục "phi đội hàng quay". "Hàng quay" bây giờ không chỉ nhắm tới các đại gia thừa tiền nhưng ngu mà còn nhắm vào các động chứa bất hợp pháp ở Bằng Tường, Nam Ninh.
Một nhóm gái cử ra 1 cô làm "phi đội trưởng" đóng vai chủ chứa. "Phi đội trưởng" tìm đến các "lầu" thiếu gái hoặc những người đàn ông cần mua vợ để bán từng gái với giá 10000 tệ/ cô. Gái sẽ được chia 6000 tệ. Sau khi được mua, gái tìm cách trốn ra rồi lại bán tiếp cho người khác. Khi không còn chỗ để bán, gái lần về Việt Nam nghỉ xả hơi. Khi yên ắng lại vượt biên sang Trung Quốc để "bán hàng quay". Khi bị nạn nhân bắt được đánh đập rửa hận thì gái lu loa là bị bắt làm nô lệ tình dục...
Rời Pò Trài, chúng tôi trở về Việt Nam. Để chứng minh việc vượt biên về Việt Nam dễ dàng, mế dẫn chúng tôi vào một dãy lầu 3 tầng nằm sát cổng biên phòng 2 nước. Dãy lầu này tựa lưng vào đỉnh cao nhất của núi Lọ Bon.
Chúng tôi men theo cầu thang tối lên lầu 1. Mế Trang gõ cửa một căn phòng sát cầu thang. Một phụ nữ trạc 30 tuổi thò đầu ra nhận mỗi người 10 tệ rồi mở cánh cửa vào cầu thang lên tầng 2. Cùng lúc đó có 3 người đàn ông ăn mặc như dân cõng cũng "mua vé" vào cửa. Tất cả chúng tôi lên thẳng tầng thượng, đi đến góc cuối. Nơi đó có một người đàn ông đứng gác cửa. Ông mở cánh cửa ra rồi lôi ra 1 chiếc cầu cây dài khoảng 3 mét gác nối từ mép tầng thượng chung cư sang vách núi Lọ Bon.
Chúng tôi bước qua cầu đứng trên vách núi. Q bảo: "Đây là đất Việt Nam rồi. Nếu gặp biên phòng, ông chủ chỉ việc xin đi qua Trung Quốc. Biên phòng sẽ đuổi ông chủ về Việt Nam. Thế là vượt biên thành công".
Từ vách núi, một con đường bậc thang dẫn xuống phía sau lưng chợ Việt Nam. Dấu vết trên con đường chứng tỏ hàng ngày có hàng trăm con người qua lại.
Đang leo xuống, bất thần từ lùm cây lưng chừng núi, một tiếng quát cất lên: "Tiền qua trạm. Mỗi người 20 nghìn". Q nói nhỏ vào tai tôi: "Bọn nghiện xin đểu đấy". Tôi dúi đại một nắm tiền lẻ khoảng 70.000 đồng cho một tên nghiện đang cầm lăm lăm ống tiêm chứa máu đỏ rồi quay trở lại Trung Quốc.
Tôi cần đến cửa khẩu chính để làm thủ tục hồi hương. Tôi muốn đường hoàng bước qua cổng tam quan bằng quyền công dân chính thức của mình.
Theo 24h
Phố mại dâm giáp biên giới Việt Nam Cách biên giới Việt Nam khoảng 200 m, thị trấn Pò Trài (Trung Quốc) có một khu phố mại dâm hoạt động rất nhộn nhịp. Gái là người Việt, khách là đàn ông Trung Quốc. Từ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), đi qua cửa biên phòng Trung Quốc khoảng 200 m là khu mậu biên cửa khẩu của thị trấn Pò Trài....