Khối u nhỏ cảnh báo bệnh ung thư hiếm gặp
Ung thư tuyến mồ hôi là một bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng 0,05% các loại ung thư da, mức độ ác tính cao.
Khối u trên mũi một người bệnh bị ung thư tuyến mồ hôi. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cảnh Tùng, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung Ương, ung thư tuyến mồ hôi là một bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng 0,05% các loại ung thư da.
Ung thư tuyến eccrine nguyên phát chiếm 0,01% ung thư da. Độ tuổi hay gặp bệnh lý ung thư tuyến mồ hôi là từ 50-70 tuổi, với biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu.
Một trường hợp điển hình mới đây là bệnh nhân lớn tuổi, đến khám với một khối u xuất hiện tại da đầu vùng chẩm. Theo lời bệnh nhân, tổn thương xuất hiện từ nhỏ với kích thước tương đương đầu ngón tay. Khoảng 6-7 năm nay, tổn thương tăng kích thước nhanh, biến đổi hình thái kèm loét rỉ dịch. Bệnh nhân chưa từng điều trị trước đó.
Tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân 74 tuổi có tổn thương không lành tính. Bệnh nhân được làm một số xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm mô bệnh học nhằm chẩn đoán xác định bản chất khối u.
Kết quả giải phẫu bệnh, kết hợp nhuộm hóa mô miễn dịch phù hợp với ung thư tuyến mồ hôi (Eccrine Porocarcinoma).
Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt rộng và tạo hình tổn khuyết bằng phương pháp ghép da. Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định sức khỏe, được ra viện và tái khám theo dõi hàng tháng.
Video đang HOT
Khối u bị viêm loét kèm rỉ dịch. Ảnh: BVCC.
Ung thư tuyến mồ hôi dễ nhầm lẫn với các bệnh da lành tính và ác tính khác. Hiện, việc điều trị bệnh này còn nhiều khó khăn do chưa có hướng dẫn điều trị cụ thể, đồng thời tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật rất cao.
Chẩn đoán sớm người mắc bệnh ung thư tuyến mồ hôi rất quan trọng, vì tiên lượng sống 5 năm sau phẫu thuật thấp.
Những khối u nhỏ biểu hiện của ung thư tuyến mồ hôi thường xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ. Chúng xuất hiện đơn độc, có độ cứng và chắc, kích thước đa dạng 1-5 cm. Xung quanh khối u có thể xuất hiện tình trạng giãn mạch hoặc loét trên bề mặt.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, phẫu thuật là phương pháp điều trị được khuyến cáo hàng đầu để điều trị bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ tái phát của loại ung thư này là cao nên cần được theo dõi tái khám định kỳ nhằm phát hiện các dấu hiệu tái phát sớm. Ngoài ra, việc chẩn đoán sớm là rất quan trọng, nhằm hạn chế mức độ xâm lấn của khối u.
Số ca mắc mới, tử vong do ung thư ngày càng tăng
Theo ước tính, Việt Nam có hơn 180.000 ca mắc mới và khoảng hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. Hơn một nửa số bệnh nhân tử vong trong một năm là thách thức của ngành y tế.
Chia sẻ tại lễ ký kết nhằm nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống bệnh ung thư diễn ra tại Bệnh viện K sáng 2/10, GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết, bệnh ung thư là bệnh tương đối đặc biệt với nhiều khía cạnh.
Về mặt tâm lý, việc mắc bệnh ung thư cũng khiến bệnh nhân dễ bức xúc vì không biết tương lai như thế nào.
"Bệnh cũng ảnh hưởng đến kinh tế của người bệnh, điều trị dài ngày, thuốc mới, kỹ thuật mới đều rất đắt tiền. Ngoài ra, sau điều trị, việc hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân như thế nào, có làm ra tiền không. Đó là gánh nặng với cả bệnh nhân và cộng đồng", GS Quảng chia sẻ.
GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K (Ảnh: N.B).
Theo ông, bệnh ung thư luôn đi đôi với vấn đề tâm thần, tâm lý bệnh nhân ung thư khác nên việc điều trị bệnh nhân rất đặc thù, đặc biệt. Tâm lý bệnh nhân thay đổi từng ngày, từng giờ, đây là điều khó trong ngành ung thư.
Vì thế, việc luôn cập nhật kiến thức, đào tạo qua hội nghị, hội thảo, chương trình đào tạo là việc hết sức cần thiết. Hoạt động này cần duy trì liên tục trong tương lai để bệnh nhân ung thư được hưởng kỹ thuật mới, thuốc mới, tiến bộ mới khác.
Cũng theo GS Quảng, bệnh viện sẽ đầu tư, xây dựng Bệnh viện K cơ sở 4 để phát triển kỹ thuật cao như xạ trị proton, những kỹ thuật xạ trị tiên tiến nhất trên thế giới. Dự án này cũng phải mất 10-15 năm mới có kết quả nhưng chúng ta phải bắt đầu từ bây giờ.
Trong năm nay, bệnh viện cũng đã đưa cơ sở 1 vào hoạt động, dự kiến đến quý 1/2025 sẽ đưa toàn bộ cơ sở K1 vào hoạt động.
Buổi lễ ký kết nhằm nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống bệnh ung thư (Ảnh: N.B).
Ung thư luôn là thách thức và là gánh nặng của hệ thống y tế trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo ước tính của Tổ chức Ung thư toàn cầu năm (GLOBOCAN) 2022, Việt Nam có đến hơn 180.000 ca mắc mới và khoảng hơn 120.000 ca tử vong do ung thư.
Mỗi năm tại Việt Nam số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số tử vong, trong đó bệnh ung thư là nguyên nhân đứng thứ 2.
Ở nước ta, ung thư đại trực tràng nằm trong 4 bệnh ung thư thường gặp. Bệnh đang có xu hướng gia tăng, theo GLOBOCAN năm 2022, số ca mắc mới là 16.800 và khoảng 8.400 ca tử vong hàng năm.
Bên cạnh đó, cũng theo dữ liệu GLOBOCAN năm 2022, ung thư tuyến giáp đứng thứ 6 với 6.122 ca mắc mới, trong khi năm 2020 ung thư tuyến giáp đứng thứ 10 về số ca mắc mới tại Việt Nam. Dữ liệu này đã cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của bệnh lý ung thư tuyến giáp.
PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K, cho biết thêm, hiểu được bệnh ung thư, tâm lý của người bệnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Điều trị ung thư là điều trị đa mô thức, phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, dinh dưỡng, tâm lý và các phương pháp khác.
Theo PGS Bình, vấn đề đào tạo đóng vai trò rất quan trọng, bác sĩ trẻ chính là sức mạnh của bệnh viện trong tương lai, còn kiến thức kinh nghiệm của các thầy là bước đệm.
"Số mắc mới ung thư, số tử vong ngày càng tăng. Trong thời gian qua chúng ta nỗ lực rất nhiều trong công tác phòng chống để con số này không tăng lên, nhưng thực tế lại ngược lại. Vì thế, chúng ta cần cố gắng hơn.
Đây là cuộc chạy đua, mỗi mắt xích liên quan phải cố gắng hết sức để sàng lọc, phát hiện sớm bệnh. Phát hiện sớm bệnh là chìa khóa để việc điều trị có hiệu quả, giá trị cao nhất cho bệnh nhân và thầy thuốc", PGS Bình nói.
Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư? Phụ nữ uống 7 ly rượu mỗi tuần, nam giới uống 14 ly sẽ đối mặt với nguy cơ mắc một số loại ung thư. Các chuyên gia từ Hội Nghiên cứu Ung thư Anh và Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đều cho rằng rượu góp phần gây ra ít nhất 7 loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú,...