Khối u nặng 55kg mọc trên chân chàng trai có cân nặng 35kg
Nam thanh niên người Ấn Độ vừa trải qua một ca phẫu thuật đầy may rủi để cắt một khối u nặng 55kg ra khỏi đùi phải của mình.
Khối u đã xuất hiện trên chân phải của Gumreet Singh, sống tại Jalandhar, Punjab, Ấn Độ, từ 7 năm trước. Khối u cứ thế lớn dần. Thậm chí, chàng trai 26 tuổi còn không thể mặc vừa quần áo và không thể bước đi.
Các bác sĩ đã xác định Gumreet mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, vì khối u quá lớn nên không ai dám làm phẫu thuật cắt bỏ nó.
Gumreet Singh, 26 tuổi, có khối u khổng lồ mọc ngay ở chân phải.
Phải đến khi khối u nặng đến 55kg và bắt đầu phá rách vùng da bên ngoài, các bác sĩ mới chấp nhận cắt bỏ.
Đến ngày 21/10, các bác sĩ cắt bỏ thành công khối u khổng lồ, đồng thời phải cắt chân phải và một phần xương chậu của Gumreet.
Sau ca phẫu thuật, Gumreet chỉ còn nặng 35kg. Như vậy, khối u 55kg nặng gấp hơn 1,5 lần trọng lượng cơ thể anh.
“Tôi không thể cử động được chân trong suốt 4 năm qua. Chân tôi cứ thế sưng lên. Tôi không thể mặc vừa bất chiếc quần nào cả. Tôi không thể đứng hay ngồi bình thường. Tôi chỉ nằm một chỗ, thậm chí còn không thể lật người, đổi bên.” – Gumreet nói.
Khối u của Gumreet nặng 55kg, gấp 1,5 lần trọng lượng cơ thể anh.
Gumreet cho biết, anh nhận thấy chân phải có vấn đề từ năm 2008. Khi đó, các bác sĩ chỉ nghĩ đó anh bị gãy xương hoặc một chấn thương nào đó thôi. Nhưng sau đó, khối u phát triển nhanh khiến anh phải nghỉ học.
Đến năm 2012, Gumreet được xác nhận bị ung thư không bác sĩ không dám phẫu thuật vì khối u quá to. Các bác sĩ tại bệnh viện Max, New Delhi nói rằng khối u ác tính được xác định là chứng sarcoma xương, một trong những dạng ung thư phổ biến ở trẻ em.
Video đang HOT
Để cắt khối u, các bác sĩ phải cắt cả chân phải và một phần xương chậu của Gumreet.
Việc trẻ phát triển quá nhanh trong tuổi dậy thì cũng có thể làm khối u xương phát triển.
Tiến sĩ Duratosh Pandey – cố vấn cao cấp về phẫu thuật tại bệnh viện Max, cho biết: “Khối u quá lớn và đã ăn vào xương đùi, xương chậu của bệnh nhân. Khi cân nhắc phẫu thuật, chúng tôi phát hiện khối u nặng gấp 1,5 lần cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, để cắt bỏ hoàn toàn khối u, chúng tôi sẽ phải cắt bỏ chân phải và một phần xương chậu.”
Mặc dù vậy, tiến sĩ Panday cũng không dám chắc có thể phẫu thuật sẽ cắt bỏ hoàn toàn khối u.
Khối u nặng 55 kg sau khi được cắt bỏ.
Hiện Gumreet đang phải xạ trị và hóa trị để tiêu diệt các khối u khác. Mặc dù vậy, Gumreet cũng rất thoải mái sau khi khối u bị cắt bỏ và hy vọng sẽ sớm được đi lên bình thường.
“Chân phải tôi đã biến mất. Tôi cũng không biết ung thư đã lan rộng đến mức nào nhưng trọng lượng của khối u biến mất, nó giống như một sự giải thoát.”
“Tôi vẫn chưa đứng lên được. Nhưng tôi hy vọng sẽ có một ngày tôi đi lại được với một chiếc chân giả.”
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Chàng trai vẫn sống sót sau 18 năm có trái tim đập ngoài lồng ngực
Trái tim của chàng trai 18 tuổi nằm bên ngoài lồng ngực và chỉ được bảo vệ bởi một lớp da mỏng.
Arpit Gohil - 18 tuổi, hiện đang sống tại bang Gujarat, Ấn Độ. Chàng trai trẻ sinh ra với một căn bệnh hiếm gặp khiến trái tim nằm bên ngoài lồng ngực.
Không một ai có thể tin được rằng cậu bé Gohil có thể sống khỏe đến tuổi 18 vì chỉ cần một cú ngã nhẹ hoặc một vết sưng cũng có thể giết chết Gohil ngay lập tức. Các bác sĩ đều coi trường hợp của Gohil là một "phép màu y học".
Căn bệnh của Gohil còn có tên là Ngũ chứng Cantrell, một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai. Hậu quả của căn bệnh là cơ thể em bé có những bộ phận quan trọng như tim, ruột,... xuất hiện ở vị trí khác thường.
Chàng trai Aprit Gohil được coi là một phép mày y học vì có thể sống đến 18 tuổi với tình trạng tim mọc ngoài lồng ngực.
Phần lớn những em bé mắc bệnh tình trạng này đều rất yếu ớt. Các bác sĩ khi bế em bé đều phải dùng găng mềm, em bé được bọc trong khăn len và được chăm sóc thật kỹ, tránh những rủi ro không cần thiết.
Từ trước đến nay, trên thế giới mới chỉ có 165 trường hợp được xác nhận bị tình trạng này.
Trái tim của Gohil nằm ngay dưới lớp da. Chỉ một thương tích nhẹ cũng có thể khiến chàng trai tử vong.
Mặc dù vậy, Gohil vẫn lớn lên bình thường như mọi cậu bé khác. Chàng trai có thể trèo cây, lái máy kéo đi khắp nông trại như cha mình.
"Tôi không gặp khó khăn gì cả. Tôi đã làm quen được với tình trạng của mình." - Gohil nói. "Tôi có thể làm tất cả mọi việc như người bình thường như: Cày cấy, xới đất, lái máy kéo, đạp xe đạp,.. Tôi không gặp vấn đề gì nghiêm trọng cả."
Tuy nhiên, vì cơ hoành không hoạt động nên các cơ bắp khác của Gohil phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bị nhiễm trùng, ví dụ viêm phổi, thì bệnh của Gohil sẽ nặng hơn các bệnh nhân khác.
Tiến sĩ Peter Sanjeeth, Giám đốc Viện tim DDMM tại Nadiad, cảnh báo Gohil có thể chết bất kỳ lúc nào.
Mặc dù mắc bệnh hiểm nghèo, Gohil vẫn phát triển bình thường, khỏe mạnh.
"Cậu ấy đã biết cách sống hòa hợp với những khiếm khuyết của cơ thể. Mặc dù vậy, cậu ấy vẫn rất dễ tổn thương. Không ai biết cậu ấy có thể sống bao lâu nữa. Chỉ cần một lần say xỉn, một cú ngã, một va chạm nhẹ cũng có gây thương tích nghiêm trọng."
"Gohil luôn cẩn thận để giữ trái tim mình an toàn. Tuy nhiên, làm việc ở một trang trại có thể xảy ra tai nạn bất ngờ."
Năm 1997, khi vừa sinh con trai tại Chhapra, cha mẹ của Gohil đã biết con trai mình không bình thường và phải đưa cậu bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Ban đầu, các bác sĩ nghĩ rằng Gohil có 2 trái tim. Nhưng sau khi trải qua chiếu chụp, bác sĩ xác định: Gohil có tim ngoài lồng ngực. Họ nói với cha mẹ Gohil rằng không thể hy vọng nhiều vào sự sống của cậu bé.
Cha của Gohil, ông Vikrambhai, tiết lộ: "Từ khi còn bé, con trai tôi chưa bao giờ có bất kỳ biến chứng nào. Nhiều khi, tôi còn thấy thằng bé khỏe hơn cả mấy cậu trai cùng tuổi. Vì vậy, tôi chẳng bao giờ đưa nó đi khám bác sĩ. Tôi còn không nghĩ đến việc đưa con đi phẫu thuật."
Chàng trai 18 tuổi vẫn lái máy cày, lái máy kéo, xúc đất,... mà không e ngại nguy hiểm.
Đến bây giờ, Gohil đang suy nghĩ về việc phẫu thuật di chuyển trái tim vào đúng vị trí sau khi đọc về một trường hợp tương tự tại Trung Quốc.
Tiến sĩ Peter cũng phát hiện 5 khiếm khuyết trên cơ thể Gohil, trong đó có một khiếm khuyết rối loạn phần bụng trên rốn và khuyến khuyết trái tim.
"Gohil đã khỏe mạnh trong thời gian qua. Nhưng cậu ấy có thể sẽ gặp vấn đề hô hấp hoặc tuần hoàn bất kỳ lúc nào. Tôi tin rằng, điều tất nhất cho Gohil bây giờ là làm phẫu thuật. Sau đó, cậu ấy có thể sống cuộc sống bình thường"/
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Sẵn sàng cắt tai, đeo khuyên để trông giống một con vẹt Người đàn ông vì quá yêu vẹt nên đã chấp nhận ca phẫu thuật cắt tai để trông giống loài chim sặc sỡ này. Ted Richards - 56 tuổi, sống tại Hartcliffe, Bristol (Anh) đã chấp nhận cắt đôi tai và chuẩn bị đi phẫu thuật mũi. Ngoài ra, ông có 110 hình xăm, đeo 50 chiếc khuyên, chấp nhận xẻ lưỡi để...