Khối u khủng trong ổ bụng, bác sĩ 20 năm chỉ gặp 2 lần
Thời gian gần đây chị O. tăng cân nhanh khiến nhiều người tưởng chị mang thai. Tuy nhiên, khi đi khám mới tá hỏa vì khối u trong bụng lên tới 10kg.
Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai ngày 8/4 cho hay, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp của Bệnh viện vừa phẫu thuật, cắt bỏ thành công khối u khủng nặng tới 10kg trong ổ bụng bệnh nhân nữ N.T.O (42 tuổi ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).
Bệnh nhân cho biết, tình trạng trướng bụng, khó đại tiện đã diễn ra từ 3 tháng nay nhưng chị đi khám, siêu âm nhiều nơi đều không phát hiện ra bệnh.
Thấy cơ thể tăng cân nhanh và tập trung vào phần bụng, chị O nghĩ mình béo lên. Thậm chí, nhiều người còn tưởng chị đang mang thai. Tuy nhiên, sự thật được phát hiện khi chị được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai.
Khối u nặng 10kg được lấy ra từ ổ bụng của chị N.T.O. (Ảnh: BVCC)
Kết quả chụp CT phát hiện khối u lớn trong ổ bụng, chiếm gần hết diện tích ổ bụng, đã xâm lấn thận phải. Nếu không phẫu thuật, khối u sẽ xâm lấn vào các tạng khác, có thể không phẫu thuật được và ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Sau khi được hội chẩn giữa các chuyên khoa liên quan, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ khối u, giải phóng ổ bụng.
BS Trần Mạnh Hùng – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai – chia sẻ đây là một ca bệnh khó, khối u có kích thước lớn, xâm lấn vào thận phải và các bộ phận khác trong ổ bụng. Do đó, đòi hỏi phải có một ê kíp phẫu thuật đồng bộ, phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm và sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các chuyên khoa sâu (tiêu hóa, tiết niệu, mạch máu, gây mê hồi sức…) bởi có thể phải làm nhiều phẫu thuật cùng một lúc.
Video đang HOT
Ca phẫu thuật cho chị O kéo dài 3 giờ đồng hồ. BS Triệu Văn Trường – người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật – cho biết đây là trường hợp hiếm gặp, vài năm mới gặp 1 ca.
“Gần 20 làm nghề y, đây là ca thứ hai tôi thực hiện” – BS Trường chia sẻ.
Khối u có kích thước lớn, có thời gian phát triển thời gian dài nhưng không được phát hiện. Chính vì vậy, khối u 10kg đã xâm lấn vào thận phải. Ngoài cắt bỏ khối u, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ quả thận phải của bệnh nhân.
Ngày thứ 10 sau mổ, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định, có thể tự ăn cháo, không ho, không sặc, không sốt và bệnh nhân đã được các bác sĩ chuyển sang Trung tâm Y học hạt nhân Ung bướu để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Chuyên gia dinh dưỡng giải mã thói quen lười uống nước khiến bạn có thể phải cắt bỏ thận
Theo PGS. Mai, dinh dưỡng không chỉ liên quan đến bệnh mạn tính không lây như: đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp... mà còn liên quan đến bệnh lý đường tiết niệu như sỏi thận - tiết niệu.
PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, lâu nay nhiều người vẫn xem nhẹ việc uống nước, nhưng ít ai biết được rằng các phản ứng của cơ thể phần lớn xảy ra trong môi trường nước. Và một khi không đảm bảo đủ nước thì cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có bệnh sỏi thận - tiết niệu.
Theo PGS. Mai, dinh dưỡng không chỉ liên quan đến bệnh mạn tính không lây như: đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp... mà còn liên quan đến bệnh lý đường tiết niệu như sỏi thận - tiết niệu. Chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ cho sức khỏe khi điều trị bệnh sỏi thận - tiết niệu.
Ví dụ như việc uống nước, nếu uống nước thường xuyên, bài tiết nước tiểu tốt thì sẽ rất tốt cho cơ thể, cuốn trôi những chất khoáng cần đào thải; nhưng nếu uống ít nước lại nhịn tiểu sẽ gây tái hấp thu, làm cho các chất đáng lẽ cần thải ra ngoài thì lại lắng đọng, tạo sỏi.
"Nhiều người Việt rất lười uống nước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận; hay chế độ ăn giàu đạm đến từ các loại thịt đỏ. Hay thói quen dùng trà, cà phê... cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận tiết niệu.
Bên cạnh đó, thói quen lười vận động, ăn xong đi nằm, nằm nhiều làm cho sự lưu thông, bài tiết nước tiểu kém, tốc độ dòng chảy nước tiểu không đủ mạnh để cuốn đi các chất khoáng có trong nước tiếu, gây lắng đọng hình thành sỏi thận - tiết niệu"- PGS. Mai chia sẻ.
Các bác sĩ cảnh báo, thói quen lười uống nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sỏi tiết niệu khiến thận giãn căng mất chức năng, nhiều người phải cắt thận.
PGS.TS Lê Bạch Mai.
Chính vì vậy, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh sỏi thận - tiết niệu. PGS. Mai khuyến cáo:
- Nguyên tắc đầu tiên là phải đảm bảo bữa ăn đa dạng, trên 15 loại thực phẩm trong 8 nhóm thực phẩm trong một bữa ăn.
- Không lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn như thịt hộp, thịt đỏ, quá nhiều chất béo.
- Chế độ ăn đủ rau, hiện nay đa số người dân mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu về rau, trong khi cần ăn 400gr rau/người/ngày. Rau thiên về xu hướng kiềm hơn để bớt lắng đọng, tạo sỏi thận.
- Không nên ăn mặn, dư thừa natri dễ tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, tạo nước tiểu khó hơn, dễ ứ đọng tạo sỏi thận.
- Nên hạn chế chất kích thích như trà, cà phê, rượu vì không tốt cho sức khỏe của thận.
- Không lạm dụng các loại đường đơn, đường đôi vì hệ thống điều hòa đường huyết không tốt, rối loạn glucoser... ảnh hưởng chức năng thận.
- Uống đủ nước 2-2,5l nước/ngày; 400ml nước cho 10kg trọng lượng, đảm bảo nước tiểu đi ra không màu vàng đậm, mà chỉ có màu vàng nhạt trong giúp đào thải mọi cặn bã trong đó thường xuyên nhất.
- Vận động thường xuyên từ 30-45 phút/ngày và 5 ngày/tuần, giảm cơ hội lắng đọng chất khoáng tạo sỏi thận.
Chuyên gia dinh dưỡng cũng lưu ý, các phản ứng của cơ thể phần lớn xảy ra trong môi trường nước, nếu không đủ nước thì bài tiết nước tiểu ít, lượng nước tiểu chảy ít, không cuốn được những thứ có nguy cơ tạo sỏi thận ra ngoài. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh sỏi thận.
"Nước ở đây là nước tinh khiết, nước lọc, còn các loại nước ngọt chứa đường, gas thì lại tạo môi trường axit lớn, dễ kéo canxi trong cơ thể ra, tạo muối canxi lắng đọng hình thành sỏi thận. Do đó uống nước ngọt thậm chí có nguy cơ gây sỏi thận cao hơn.
Việc uống nước hoa quả tươi cũng tốt nhưng không nên uống nước hoa quả tươi có sẵn, đóng hộp. Hoặc các loại nước bia, rượu thì lại gây hại"- PGS. Mai nói.
Bổ sung canxi thế nào cho đúng, tránh sỏi thận?
Hiện nay, có nhiều ý kiến băn khoăn rằng, đa số sỏi thận có thành phần chính là canxi, do đó nên hạn chế canxi để phòng ngừa sỏi thận. Trong khi đó lại có thông tin khuyên tăng cường bổ sung canxi để xương chắc khỏe hơn. Vậy thì nên bổ sung canxi như thế nào cho đúng?
Về vấn đề này, PGS.TS Lê Bạch Mai giải thích, để tăng cường sức khỏe xương khớp thì việc bổ sung canxi là quan trọng. Theo đánh giá hàm lượng canxi trong khẩu phần của người Việt Nam hiện nay mới chỉ đáp ứng 50% canxi, nên việc lựa chọn bổ sung canxi rất quan trọng.
Tuy nhiên, nếu bổ sung không đúng cách thì sẽ gây bệnh sỏi thận - tiết niệu. Nên các bác sĩ khuyến cáo người dân nên lựa chọn canxi từ thực phẩm như: canxi trong sữa và chế phẩm từ sữa, trong cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương, trứng so với canxi phải uống.
Trong bệnh lý xương khớp uống canxi hằng ngày thì liều lượng canxi trong một lần uống không vượt quá 500mg. Nếu cao hơn thì khả năng hấp thu canxi của cơ thể thay đổi vì lượng thừa sẽ bị đảo thải ra ngoài và chính cái này làm tăng hàm lượng canxi trong nước tiểu.
PGS. Mai cũng lưu ý, khi uống canxi cần uống nhiều nước, canxi sủi thì kèm nước, canxi viên nên uống từ 100-150ml nước cần uống buổi sáng và cần lao động bình thường để đảo thải qua nước tiểu bình thường thuận lợi nhất tránh ứ đọng. Nên uống sau bữa ăn không sát bữa ăn vì axit hữu cơ hoặc thành phần oxalat, axit oxalic, đặc biệt trong một số rau nhiều axit oxalic thì nó có thể kết hợp với canxi tạo sỏi.
'Ngã ngửa' vì con uống quá nhiều nước ngọt mỗi ngày Những ngày Tết nhu cầu về nước nhất là nước ngọt tăng lên và đây cũng là thời điểm nhiều người tăng cân do uống nhiều nước ngọt. Chị Lê Kim Anh (Hà Đông, Hà Nội) cho biết con trai chị học lớp 3 nhưng nặng 50 kg. Trước Tết, chồng chị mua hai két nước ngọt để mọi người uống chống ngán...