Khói trắng bốc lên từ lò phản ứng số 3, nhân viên rút khỏi Fukushima
Người phát ngôn chính phủ Nhật cho biết lượng phóng xạ tăng cao tại Fukushima I đã khiến nhà máy rút tất cả nhân viên, ngừng mọi hoạt động. Trong khi đó hơi nước được thấy bốc lên từ lò phản ứng số 3, nơi vỏ chứa lò được cho là đã bị hư hại.
Các vụ cháy nổ đã khiến hệ thống làm lạnh của nhà máy Fukushima I bị hỏng.
Trước đó, vào sáng sớm nay đã xảy ra một vụ hỏa hoạn tại lò phản ứng số 4 của nhà máy Fukushima I. Đây là vụ cháy thứ hai tại lò phản ứng trong hai ngày qua. Ngoài ra, tại các lò phản ứng khác đã xảy ra 3 vụ nổ kể từ sau trận động đất 9,0 richter, làm hệ thống làm lạnh của nhà máy bị hỏng.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Yukio Edano cho hay trong cuộc họp báo hôm nay rằng nhân viên tại nhà máy Fukushim đã được rút đi sau khi lượng phóng xạ tăng cao. Được biết có khoảng 50 nhân viên đã làm việc tại nhà máy để bình ổn 4 lò phản ứng đang gặp trục trặc.
Số người chết và mất tích trong động đất và sóng thần tại Nhật Bản đã vượt qua con số 10.000 người. Cơ quan cảnh sát quốc gia cho biết tính đến 8 giờ tối qua, 3.373 người được xác định đã thiệt mạng tại 12 tỉnh ở đông bắc đất nước, trong khi 6.746 người khác hiện vẫn mất tích. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ trận động đất Great Kanto năm 1923, số người chết và mất tích vì một thảm họa thiên nhiên phá mốc 10.000 người.
Ông Edano cũng cho biết thêm lượng phóng xạ hiện đang giảm từ 1.000 millisieverts vào sáng sớm ngày hôm nay xuống 600-800.
Song mức này vẫn cao hơn trung bình rất nhiều, và “hiện các công nhân không thể làm việc, dù là chút ít, tại nhà máy. Do nguy cơ phóng xạ, chúng tôi cho họ nghỉ”.
Video đang HOT
Khu vực sơ tán hiện vẫn chưa được mở rộng thêm.
Vào sáng sớm nay, đã xảy ra một vụ cháy ở lò phản ứng số 4. 3 tiếng sau, cơ quan an toàn hạt nhân Nhật cho biết ngọn lửa không còn được quan sát thấy từ bên ngoài, song chưa rõ đã được dập tắt hay chưa.
Nhưng sau đó khói trắng lại bốc lên từ lò phản ứng số 3. Giới chức trách hiện đang điều tra nguyên nhân của cả hai vụ việc trên và những sự cố trước đó. Theo ông Edano, khói bốc lên có thể là hơi nước, khiến lượng phóng xạ tăng cao hơn.
Ông cũng bày tỏ lo ngại vỏ chứa lò phản ứng số 3 này có thể đã bị hư hại và làm rò rỉ hơi nước chứa lượng phóng xạ cao ra ngoài.
Theo Dân Trí
Lại xảy cháy ở nhà máy hạt nhân Nhật, độ nguy hiểm gia tăng
Sáng nay, vụ cháy thứ hai lại bùng phát tại lò phản ứng số 4 nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 - vụ mới nhất trong một loạt sự cố ở nhà máy này, khiến mối đe dọa về thảm họa hạt nhân ngày càng gia tăng.
Vụ cháy thứ hai lại bùng phát tại lò phản ứng số 4.
Hôm qua, một vụ cháy nổ đã xảy ra ở lò phản ứng này, thổi bay mái nhà. Chính phủ cũng đã thông báo có hư hại ở lò phản ứng số 2 tại nhà máy Fukushima 1 cách thủ đô Tokyo 250km về phía đông bắc, sau khi có tiếng nổ từ lò này. Độ phóng xạ ở nhà máy đã tăng khoảng 167 lần mức trung bình trong đám cháy - theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA).
Vụ cháy mới xảy ra tại lò phản ứng số 4 của nhà máy được cho là nguyên nhân gây rò rỉ phóng xạ. Hãng thông tấn Kyodo đưa tin rằng mức độ phóng xạ ở phía nam Fukushima đã tăng lên trong hôm thứ 3. Mức phóng xạ tại Tokyo cũng cao hơn bình thường, nhưng theo các quan chức, chưa gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Hãng thông tấn Kyodo trích lời một giới chức tại công ty này nói rằng có khả năng một số thanh có chứa vật liệu hạt nhân trong lò phản ứng ở nhà máy điện đã bị nóng chảy. Nếu điều này được xác nhận, thì đó sẽ là một mối lo mới và đáng báo động hơn cho Nhật Bản. Công ty Điện năng Tokyo nói rằng hiện cũng có những vấn đề tại lò phản ứng số 4, nơi mà trước đó các thanh nhiên liệu đã được chuyển đi, nhưng ở đó vẫn còn số nhiên liệu đã sử dụng.
Rõ ràng tình hình ngày càng xấu đi và có nhiều lo ngại về khả năng phóng xạ theo hướng gió có thể lan đến những khu vực đông dân cư khiến chính quyền cách báo người dân ở cách nhà máy trong bán kính 30km phải ở trong nhà.
Đe dọa xảy ra thảm họa hạt nhân càng ngày càng trầm trọng. Sau vụ nổ ở hai lò số 1 và số 3 hôm 12/3, đến lượt lò số 3 chịu chung số phận, trong lúc lửa phát ra ở lò số 4 vào sáng hôm qua và hôm nay.
"Cần nâng cấp hiểm nguy lên mức 6/7"
Ngọn lửa ở lò số 4 đã được dập tắt, nhưng do mực nước làm lạnh hạ dần làm nhiệt độ tăng lên. Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản cho biết chất phóng xạ thoát ra rất nhiều. Tokyo kêu gọi Mỹ và IAEA tại Vienna trợ giúp. Lời kêu gọi mang ý nghĩa cầu cứu.
Cho đến lúc này, Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản vẫn xếp tai nạn hạt nhân tại Fukushima ở cấp độ 4. Nhưng Cơ quan An toàn Hạt nhân Pháp cho là tình hình rất nghiêm trọng với cấp độ 6. Từ trước đến nay, chỉ có vụ nổ Chernobyl bị xếp vào cấp độ 7, điểm cuối cùng.
Cũng cùng nhận định bi quan này, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Hạt nhân của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tuyên bố là "ttình hình hiện nay thật xấu". Giám đốc Luis Echavarri giải thích mối đe dọa hiện nay là "xu hướng có một nguồn phóng xạ không bị cô lập bên trong vỏ bọc an toàn mà lại tiếp tục thoát ra ngoài".
Tuy giới chức trách về an toàn hạt nhân tại Nhật vẫn duy trì cấp độ 4 và khẳng định là vỏ thép bọc lò phản ứng không bị nứt, nhưng Thủ tướng Naoto Kan đã kêu gọi dân chúng sống trong vùng ô nhiễm phóng xạ trong đường bán kính từ 20 đến 30 km phải ở trong nhà và dán kín cửa không cho không khí ra vào.
Mực nước trong những lò phản ứng hạt nhân đang gặp nguy cơ của Nhật Bản càng xuống thấp bao nhiêu thì mối nguy hiểm về rò rỉ phóng xạ càng cao bấy nhiêu. Khi các nhân viên phụ trách tình huống khẩn cấp vất vả bơm nước biển vào những lò phản ứng hạt nhân bị hư hại tại nhà máy điện Fukushima, thì nước bên trong lõi bị quá nóng sôi nhanh và bốc hơi nhiều hơn là lượng nước nguội mà họ có thể đổ vào.
Việc này đã làm gia tăng áp suất trong lò phản ứng bằng cách tạo ra hơi nước, và kết quả là làm cho các thanh nhiên liệu bị lộ ra không khí. Không còn nước các thanh nhiên liệu này nóng lên mau chóng. Vỏ bọc các thanh nhiên liệu này có thể bị oxit hóa tạo ra hydrogen có thể gây ra các vụ nổ.
Các nhà khoa học nghĩ rằng những vụ nổ trong các lò phản ứng tại Fukushima những ngày qua có thể là những vụ hổ hydrogen.
Tại Tokyo, cường độ phóng xạ trong không khí cũng lên cao vào buổi sáng trước khi giảm xuống nhờ gió đổi hướng, nhưng vẫn còn cao hơn mức trung bình.
Theo Tổ chức Khí tượng Thủy văn Quốc tế, gió đang đổi từ hướng Bắc Nam sang chiều Đông Bắc, đẩy khói phóng xạ về hướng Đông Bắc , tức là về phía Nga và quần đảo Kuril. Hôm qua, Nga thông báo đã phát hiện có phóng xạ ở vùng Viễn Đông.
Quan ngại về rò rỉ bức xạ hạt nhân ở Nhật Bản đang lan sang tận Singapore, nơi có số lượng lớn hải sản tươi sống từ Nhật Bản được đưa tới bằng máy bay mỗi ngày cho các nhà hàng sushi và sashimi quen thuộc tại đây.
Theo Dân Trí
Khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima nguy hiểm đến đâu? Bốn nhà máy điện nguyên tử tại đông bắc Nhật Bản, khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của động đất/sóng thần, đã báo cáo bị hư hại. Nhưng tình trạng khẩn cấp nhất là tại nhà máy Fukushima I. Đã có những kịch bản về "thảm họa". Thế giới lo lắng dõi tin. Hai nhà máy Fukushima I và Fukushima II ở...