Khởi tố vụ bảo vệ rừng nổ súng chết người
Nghi vấn có dấu hiệu tội phạm hình sự trong vụ cán bộ quản lý rừng nổ súng gây chết người ở Cà Mau, cơ quan điều tra khởi tố vụ án.
Ảnh minh họa
Ngày 30/8, Công an tỉnh Cà Mau chuyển hồ sơ vụ nhân viên quản lý rừng nổ súng gây chết người xảy ra tại tiểu khu 120 ở xã Tân Ân cho Công an huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) điều tra theo thẩm quyền. Hai ngày trước, vụ án làm chết người trong khi thi hành công vụ đã được Công an Cà Mau khởi tố.
Nhà chức trách đã thẩm vấn ông Phạm Văn Bờ (35 tuổi), cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng. Ông Bờ đã nổ súng làm chết ông Lê Minh Vui (42 tuổi, ngụ huyện Năm Căn).
Theo hồ sơ, đêm 18/5 đội tuần tra của Ban quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng phát hiện có người chặt cây tại tiểu khu 120. Khi lực lượng chức năng soi đèn, tiến đến gần để bắt quả tang thì bị xuồng máy của ông Vui đâm vào. Chân vịt máy quơ trúng Phạm Văn Bờ và một đồng nghiệp làm 2 người này bị thương.
Chính quyền huyện Ngọc Hiển khi ấy cho rằng trong lúc xô xát với ông Vui, bảo vệ rừng nổ súng bắn chỉ thiên để cảnh cáo nhưng ông này được cho là vẫn cố tình chống đối. Phát súng thứ 3 vang lên, ông Vui trúng đạn vào nách trái dẫn đến tử vong.
Video đang HOT
Người thân của ông Vui cho hay, đêm xảy ra án mạng người cha cùng 2 con trai Lê Văn Tèo, Lê Chí Linh chạy xuồng máy vào rừng phòng hộ đốn cây làm củi bán. Đến nơi, Tèo và Linh chặt cây, ông Vui neo xuồng chờ bên ngoài.
“Đang chặt cây nghe tiếng cãi nhau bên ngoài. Nhìn ra thấy cha với cán bộ quản lý rừng xô xát trên xuồng rồi nghe súng nổ”, hai con ông Vui tường trình và cho biết, thấy cán bộ quản lý rừng lai dắt xuồng máy đi cùng cha nên hai anh em lội bộ về nhà, sáng mới hay ông Vui tử vong.
Theo cơ quan điều tra, ông Bờ sử dụng khẩu súng mang theo là hợp pháp. Nhà chức trách đang làm rõ việc làm chết người do dùng vũ lực của cán bộ này có ngoài những trường hợp pháp luật cho phép hay không.
Hải Long
Theo VNE
Lâm tặc phá nát rừng phòng hộ
Ngay giữa rừng phòng hộ, hàng loạt cây gỗ đường kính trên dưới 1m bị lâm tặc đốn hạ nằm la liệt, chưa kịp khô mủ.
Ngày 22/8, ông Trần Duy Tấn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên - cho biết vừa khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ sang công an huyện để điều tra vụ khai thác gỗ trái phép trong rừng phòng hộ Sông Hinh, giáp ranh giữa 2 tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk.
Tan nát lõi rừng
Rừng phòng hộ Sông Hinh là rừng đệm rất dày, nằm trên núi cao. Thế nhưng, trong một lần kiểm tra mới đây, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh phát hiện lõi rừng (Tiểu khu 309, thuộc xã EaTrol, huyện Sông Hinh) có hàng loạt cây gỗ to bị lâm tặc đốn hạ với gần 300m3, hàng loạt cây chưa kịp khô mủ. Nhiều đường đi chằng chịt được lâm tặc mở ngay trong lõi rừng để khai thác gỗ.
Từ trung tâm xã EaTrol, để đến được nơi lâm tặc khai thác và giấu gỗ phải hơn nửa ngày đường. Những người làm rẫy ở đây cho biết để mở được con đường này phải tốn hơn 1 tháng. Hiện lực lượng kiểm lâm đã đào những hố sâu trên đường để chặn lối đi, không cho lâm tặc đưa số gỗ còn lại trong rừng ra ngoài.
Gỗ do lâm tặc đốn hạ trong rừng phòng hộ Sông Hinh được đưa về nơi tạm giữ của lực lượng kiểm lâm
Ông Đặng Phú Quang, cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh, cho biết số gỗ còn lại trong rừng ước khoảng gần 200m3. Trước đó, đơn vị này đã đưa về gần 100m3.
"Đây là khu vực còn nhiều gỗ nhất. Hôm phát hiện, có khoảng 10 người đang đốn hạ cây. Họ chống đối quyết liệt" - ông Quang cho biết.
Chưa biết ai phá
Trước thông tin của dư luận về sự tiếp tay của một số cán bộ, doanh nghiệp trong vụ khai thác gỗ trái phép quy mô lớn này, ông Trần Thanh Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết đã chỉ đạo lực lượng công an và kiểm lâm làm rõ. Đề cập việc phát hiện chậm trễ của Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh, để lâm tặc mở đường vào tận lõi rừng đốn hạ gỗ, ông Định cho rằng do lực lượng mỏng, chỉ 20 cán bộ nhưng phải quản lý trên 21.000 ha rừng nên không làm xuể.
"Rừng ở phía Đắk Lắk bị phá từ nhiều năm trước, giờ đã trồng rừng sản xuất gần với lõi rừng phòng hộ Sông Hinh. Vì thế, lâm tặc lợi dụng vào đó để mở đường khai thác gỗ rừng trồng, rồi vào rừng phòng hộ để khai thác trái phép, mình không theo dõi kịp" - ông Định phân bua.
UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản chỉ đạo Công an tỉnh, Sở NN-PTNT và UBND huyện Sông Hinh điều tra làm rõ vụ khai thác gỗ trái phép với quy mô lớn này. Đồng thời, phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk để bàn các biện pháp bảo vệ rừng, chấn chỉnh tình trạng khai thác gỗ trái phép ở khu vực rừng giáp ranh 2 tỉnh.
Mới đây, gần 100 người dân buôn Thinh, xã EaTrol đã chặt phá gần 2 ha rừng sao xanh, dầu và bạch đàn 20 năm tuổi. "Huyện đã họp dân để giải thích nhưng người dân vẫn không chịu, cho rằng đấy là đất của buôn cũ, giờ giành lại để sản xuất. Chúng tôi đang cố gắng vận động dân" - ông Trần Thanh Định cho biết.
Theo Hồng Ánh (Người Lao Động)
Hơn chục nông dân bị lừa xuất ngoại Biết nhiều người muốn xuất ngoại tìm việc, Đẳng tung chiêu lừa giới thiệu nông dân sang Australia làm cho trang trại rau quả với chi phí một trăm triệu đồng. Chiều 14/8, Công an tỉnh Cà Mau ra lệnh tạm giam Nguyễn Ngọc Đẳng (Việt kiều Thụy Sỹ) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khám xét nơi tạm trú...