Khởi tố vụ án liên quan cựu Chủ tịch Trustbank Hoàng Văn Toàn
Ông Hoàng Văn Toàn là chủ tịch Đại Tín trong giai đoạn điều hành ngân hàng gây ra nhiều thất thoát do cho nhóm Phú Mỹ của bà Hứa Thị Phấn vay vốn.
Trong buổi chiều tuyên án ngày 9/9, Hội đồng xét xử kết luận ông Hoàng Văn Toàn – cựu Chủ tịch ngân hàng Đại Tín ( Trustbank – tiền thân ngân hàng Xây dựng) và nhóm tín dụng đã cho các công ty Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc vay vốn trái quy định có dấu hiệu vi phạm Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, vì thế Hội đồng xét xử quyết định khởi tố vụ án.
Ông Hoàng Văn Toàn là chủ tịch ngân hàng Đại Tín trong giai đoạn điều hành ngân hàng gây ra nhiều thất thoát do cho nhóm Phú Mỹ của bà Hứa Thị Phấn vay vốn.
Trước đó, khi luật sư hỏi về tình hình TrustBank trước khi Phạm Công Danh vào ngân hàng này, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã cho biết: Chốt số liệu vào tháng 29/2/2012 thì theo kết luận điều tra tổng tài sản có 20.846 tỷ, âm vốn chủ sở hữu 2.855 tỷ, kết quả kinh doanh lỗ lũy kế hơn 6.600 tỷ.
Video đang HOT
Đồng thời, đại diện NHNN cũng công bố 3 nguyên nhân khiến cho TrustBank lâm vào cảnh khó khăn bao gồm:
Thứ nhất, Bà Hứa Thị Phấn là cố vấn HĐQT và tỷ lệ sở hữu cao tại ngân hàng, thao túng tài chính ngân hàng để phục vụ các dự án, công ty của bà.
Thứ hai, nhóm khách hàng của Công ty Phương Trang đã sử dụng một lượng tiền lớn của ngân hàng Đại Tín mà cụ thể là của nhân dân đã chây ì trả nợ nhằm chiếm đoạt số tiền này của Ngân hàng Đại Tín gây khó khăn cho ngân hàng Đại Tín.
Thứ ba, HĐQT, ban điều hành Ngân hàng Đại Tín vi phạm luật các tổ chức tín dụng trong việc cấp tín dụng cho nhóm bà Hứa Thị Phấn và Phương Trang.
Theo CafeF
Tòa xác định Ngân hàng Xây dựng là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Mặc dù, các Luật sư cho rằng vụ án phải có nguyên đơn dân sự và người bị hại, Hội đồng xét xử nhận định các bị cáo bị truy tố trong vụ án này bị truy tố 2 tội danh, hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, việc để CB là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là hoàn toàn có cơ sở.
Sau hơn một tháng ròng rã, hôm nay 9/9, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng đi vào phần tuyên án.
Kết luận vụ án, liên quan việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử đã xác định Ngân hàng xây dựng (CB) là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tại vụ án. Mặc dù, các Luật sư cho rằng vụ án phải có nguyên đơn dân sự và người bị hại, Hội đồng xét xử nhận định các bị cáo bị truy tố trong vụ án này bị truy tố 2 tội danh, hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, việc để CB là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là hoàn toàn có cơ sở. Mặc dù trước đây không có đơn yêu cầu đền bù thiệt hại nhưng tại phiên tòa các tổ chức liên quan đã có yêu cầu liên quan.
Về kiến nghị sử dụng bộ luật hình sự năm 2015 để xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, Hội đồng xét xử sẽ xem xét áp dụng giảm nhẹ cho bị cáo theo tinh thần bộ luật mới so với bộ luật cũ. Bộ luật được áp dụng cho vụ án này vẫn là bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 trong đó nghiêm trị kẻ cầm đầu và khoan hồng cho những người thành khẩn khai báo, tố giác tội phạm lập công chuộc tội, đền bù thiệt hại.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, các hành vi của 35 bị cáo trong vụ án được cho là thực hiện dưới sự chỉ đạo của Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch VNCB - tiền thân của CB, thông qua đề án tái cơ cấu VNCB để rút tiền của VNCB.
Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.133 tỷ đồng, trong đó, hơn 7.037 tỷ đồng về hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và hơn 2.095 tỷ đồng về hành vi "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Trong phần luận tội, Viện kiểm sát đã đề nghị mức án cho Phạm Công Danh 20 năm tù tội cố ý làm trái quy định, 20 năm tù vi phạm cho vay của các tổ chức tín dụng, tổng cộng hình phạt của 2 tội là 30 năm tù; bị cáo Phan Thành Mai về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng 11-12 năm tù, 11-12 năm tù tội vi phạm cho vay, tổng cộng 24-26 năm; Mai Hữu Khương làm trái quy định 11-12 năm tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng; cho vay trái quy định tổ chức tín dụng 11-12 năm tù: 22-24 năm tù...
Theo CafeF
Ông Phạm Công Danh lĩnh 30 năm tù, cựu lãnh đạo Trustbank bị khởi tố Được giảm nhẹ so với đề nghị của VKS nhưng ông Phạm Công Danh vẫn nhận mức án cao nhất của hình phạt có thời hạn, 2 cựu lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín (Trustbank - tiền thân của VNCB) bị toà khởi tố. Ngày 9/9, sau gần hai tháng xét xử và nghị án, TAND TP HCM tuyên phạt ông Phạm Công...