Khởi tố thêm tội danh đối với bị can Nguyễn Đức Kiên
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án, tội danh “Trốn thuế” đối với bị can Nguyễn Đức Kiên (SN 1964). Ông Kiên trước đó đã bị CQĐT khởi tố, tạm giam để điều tra về các hành vi: kinh doanh trái phép; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tháng 12-2008, Công ty CP đầu tư thương mại B&B (do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT) ký hợp đồng ủy thác cho ngân hàng ACB thực hiện việc kinh doanh vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cùng thời điểm, Công ty B&B ký hợp đồng ủy thác với một cá nhân tên là Hương, với nội dung bà Hương ủy thác cho Công ty B&B thực hiện việc giao dịch trạng thái vàng trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, và bà Hương phải trả 1% lợi nhuận gộp hoặc chịu lỗ.
Từ cuối tháng 12-2008 đến ngày 24-6-2009, Công ty B&B đã thu lợi gần 70 tỷ đồng từ hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với ngân hàng ACB. Tuy nhiên, Công ty B&B chỉ khai nộp thuế gần 700 triệu đồng, còn hơn 68 tỷ đồng chuyển cho bà Hương thì không kê khai.
Cơ quan chức năng xác định: hợp đồng ủy thác giữa Công ty B&B và bà Hương không hợp pháp, vì công ty này không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Đồng thời xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tương ứng khoản thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ hợp đồng ủy thác của Công ty B&B với ngân hàng ACB là hơn 25 tỷ đồng.
Bước đầu CQĐT làm rõ, bị can Nguyễn Đức Kiên đã lợi dụng vào việc miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009 để chỉ đạo, hướng dẫn Đặng Ngọc Lan, Tổng giám đốc Công ty B&B và cá nhân bà Hương, thực hiện ký hợp đồng ủy thác đầu tư nhằm hợp thức hóa, mập mờ chuyển hóa thu nhập của Công ty B&B thành thu nhập của cá nhân, nhằm trốn thuế.
Theo ANTD
Sẽ khoán xăng và số km cho xe công?
Sáng 5/6, Quốc hội đã nghe Tờ trình về nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Bên hành lang Quốc hội, Ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Video đang HOT
- Thưa ông, Dự thảo Luật sửa đổi lần này sẽ tập trung vào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên lĩnh vực nào?
Luật quy định 2 nhóm, trong đó nhóm 1 là những lĩnh vực nào sử dụng tài sản công, tài nguyên thì phải có cơ chế hết sức chặt chẽ để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nhưng có những cái thuộc người dân như ma chay, cưới xin, lễ hội... thì chỉ động viên, khuyến khích tiết kiệm, chứ không áp đặt theo kiểu đám cưới tối đa là bao nhiêu mâm, đám ma tối đa là bao nhiều vòng hoa... Ông làm quá thì xã hội lên án, ví dụ như trong cả khu vực đều người nghèo, đều là nông dân mà anh làm đám cưới hoành tráng với hàng ngàn mâm, hàng trăm xe ô tô thì không được rồi!
Do đó Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) lần này tập trung vào sử dụng tài sản công, sở hữu toàn dân, tiền của nhà nước, đất đai, tài nguyên, đối với các lĩnh vực còn lại thì sử dụng đạo đức, khuyến cáo.
7 năm thực hiện Luật, chúng ta đã phát hiện ra nhiều trường hợp lãng phí và yêu cầu đền bù, thu hồi. Tuy nhiên phải quyết liệt hơn, phải mang tính chất răn đe rất cao mới thực hiện được. Càng công khai, càng tốt, đó chính là điều kiện chúng ta thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí tốt nhất.
- Ông đánh giá như thế nào về tình trạng lãng phí trong sử dụng xe công?
Muốn đánh giá được lãng phí bao nhiêu thì phải xây dựng được hệ thống, tiêu chuẩn, định mức chuẩn thì mới đánh giá được. Cái tiêu chuẩn của mình thì vừa ban hành ra đã lạc hậu, không đi vào cuộc sống. Ví dụ, cấp Bộ trưởng được đi xe trị giá 850 triệu, vừa ban hành thì lại tăng thuế nhập khẩu xe, linh kiện, thiết bị, ban hành Thuế tiêu thụ đặc biệt... thì mức giá này rõ ràng là không mua nổi cái xe ô tô.
Tiêu chuẩn có khả thi không, có hiện thực không.... nhiều khi đưa ra đã lạc hậu ngay như tiêu chuẩn định mức tổ chức hội nghị, vừa ban hành thì giá cả thị trường hàng hóa, dịch vụ tăng nên không đủ tiền để tổ chức, hoặc phải tìm mọi cách để co kéo.
Ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội
Trước đây đều có tiêu chuẩn định mức đối với cả sản xuất của doanh nghiệp nhà nước như tiêu chuẩn định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu. Vậy để hay không để tiêu chuẩn định mức trong Dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi lần này, hay để doanh nghiệp tự quyết định. Trước đây, anh chế biến 1 tấn chè thì hết bao nhiêu than, bao nhiêu điện, tất cả chi phí bao nhiêu... được thống nhất toàn quốc. Nhưng cơ chế thị trường thì không hợp.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì vẫn yêu cầu doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn, định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và thông báo với cơ quan thuế, nhưng giờ thì bỏ đi. Chúng ta phải thấy rằng, đối với doanh nghiệp, sự sống còn là lợi nhuận nên họ phải tiết kiệm chi phí. Vậy mà mình ban hành tiêu chuẩn định mức chung để áp dụng cho tất cả doanh nghiệp thì khó. Luật quy định như vậy không khả thi.
- Vậy, để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực sử dụng xe công, theo ông có nên áp dụng hình thức khoán?
Gọi là khoán chi thì phải có tiêu chuẩn, định mức, định lượng để so sánh, tùy theo chức danh hoặc yêu cầu công việc. Vì tiêu chuẩn định mức cũng khó nên mới đưa ra phương án là có thể khoán. Những đơn vị sử dụng kinh phí, tiết kiệm được chi phí thì có thể sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm để nâng cao đời sống, thu nhập cho cán bộ, công chức.
Cơ chế khoán phương tiện cũng nhiều lần được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến, thậm chí còn được xây dựng thành cả đề án, nhưng có lẽ quá trình triển khai không được như mong muốn nền đề xuất đặt ra như thế nhưng chưa thấy ai đưa ra cách khoán thế nào.
- Vậy theo ông, nếu thực hiện khoán xe công thì nên khoán như thế nào?
Thực hiện được việc khoán xe công thì rất hiệu quả nhưng phải có cơ chế, chính sách rõ ràng, minh bạch. Đã triển khai thì phải đồng bộ chứ không phải bộ, ngành này thực hiện nhưng bộ, ngành khác lại không; địa phương này thực hiện còn địa phương khác lại không.
Thí dụ bây giờ thực hiện thí điểm, sau đó thì rút kinh nghiệm và nhân rộng cơ chế khoán để giảm số lượng xe công. Tính cái xe thế này, khấu hao bao nhiêu năm, cộng với phải nuôi lái xe, xăng dầu... để thực hiện theo hình thức khoán. Về cơ bản, tôi đồng tình với việc khoán tiêu chuẩn xe công.
- Trong Đề án cũng có tính tới việc có dịch vụ xe đưa đón công. Nhưng đề án này dường như chưa nhận được sự đồng thuận của các bộ ngành, địa phương?
Phải khẳng định cơ chế khoán có lợi cho nhà nước và thuận tiện cho cả người nhận khoán, góp phần tăng dịch vụ đưa đón. Vấn đề là mua sắm theo tiêu chuẩn thế nào, tính phí trả tiền lái xe, xăng dầu ra sao... Nếu đưa ra đề án mà chưa tính toán tất cả mọi vấn đề thì cũng khó.
Ở Lào họ cũng thực hiện được theo mô hình khoán. Ví dụ như hàm Bộ trưởng thì tiêu chuẩn có 2 xe được mua, mỗi một tháng được sử dụng 180 lít xăng. Ông sử dụng xe đi đâu, làm gì mặc kệ, kể cả đi đền chùa hay sử dụng vào việc riêng. Khi hết thời gian khấu hao thì ông có thể được thanh lý luôn cái xe đó để tránh trường hợp chung riêng. Nếu thực hiện được cơ chế khoán như thế thì rất tốt, nên khuyến khích.
Hiện chúng ta chỉ thực hiện cơ chế khoán đối với cơ quan hành chính nhà nước, sử dụng ngân sách như khoán phương tiện, khoán trang thiết bị, văn phòng phẩm, điện nước, điện thoại... Ngày xưa thời Trần, Lê người ta cũng đã khoán, khoán rất chặt chẽ như ông ở cấp quan hàm phẩm này thì được sử dụng nhà ra sao...
- Xin cảm ơn ông!
Theo vietbao
Chính phủ quyết tâm giữ kinh tế ổn định Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng sức mua, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát cao trở lại là một trong những mục tiêu mà Chính phủ đề ra trong báo cáo sẽ được Phó Thủ tướng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân...