Khởi tố thêm 13 đối tượng vụ kê khống mộ giả để trục lợi
Cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế vừa khởi tố thêm 13 bị can liên quan đến vụ kê khống mộ giả để trục lợi.
Sáng 9/4, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can thêm 11 đối tượng về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự.
Danh tính các đối tượng gồm Võ Hữu Nam, Phan Văn Thọ, Võ Hữu Nguyên, Phan Văn Phê, Trương Văn Rô, Trương Nhật, Trương Văn Dũng, Mai Thanh Nam, Bùi Văn Khiêm, Lê Mậu Đương, Lê Mậu Quả (cùng trú tỉnh Thừa Thiên Huế).
Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi tố 2 đối tượng Nguyễn Ngọc Hải Đăng và Nguyễn Anh Khoa về tội Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Toàn bộ 13 đối tượng này liên quan đến vụ án kê khống mộ giả xảy ra tại dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ, phường Hương Sơ, TP Huế.
Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ, phường Hương Sơ, TP Huế – nơi đã xảy ra vụ việc kê khống nhiều mộ giả để hưởng lợi. Nhiều cán bộ đã bị bắt trong vụ việc này (Ảnh: CTV).
Video đang HOT
Hai đối tượng Nguyễn Ngọc Hải Đăng và Nguyễn Anh Khoa trước là cán bộ thuộc Đội Cảnh sát kinh tế (Công an TP Huế), được lãnh đạo đơn vị cử đi giám sát việc di dời mồ mả tại dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đăng và Khoa đã có hành vi trực tiếp ký xác nhận khống số mồ mả giả vào biên bản xác nhận di dời mộ để người dân chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Trong đó, hành vi của Nguyễn Ngọc Hải Đăng gây thiệt hại hơn 1,2 tỷ, Nguyễn Anh Khoa gần 235 triệu đồng.
11 đối tượng còn lại đã có hành vi thông đồng cùng nhóm cán bộ kê khống số lượng mộ giả để nhận tiền đền bù, hỗ trợ nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước, gây thiệt hại hơn 575 triệu đồng.
Như Dân trí thông tin, liên quan đến vụ kê khống mộ giả, cơ quan chức năng đã bắt nhiều đối tượng.
Trong các năm 2019 và 2020, Ban quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng khu vực TP Huế – đơn vị chủ đầu tư Dự án ký hợp đồng kinh tế theo từng khu vực với Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP Huế về việc giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất tái định cư để bàn giao lại cho chủ đầu tư.
Sau khi nghe thông tin dự án sắp triển khai, mồ mả di dời được nhà nước bồi thường, nhiều cá nhân, hộ gia đình đã vun thêm mộ giả với mục đích kê khai, nhận thêm nhiều tiền bồi thường.
Lợi dụng điều này, các đối tượng nguyên là cán bộ ở thị xã Hương Trà thỏa thuận với người dân có mồ mả nằm trong dự án để làm hợp đồng cất bốc mồ mả; liên hệ với tổ công tác liên ngành xác nhận có mộ di dời, liên hệ với chính quyền địa phương xác nhận có mộ đưa đến chôn để người dân có thủ tục quyết toán, nhận tiền bồi thường.
Công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt giữ nhiều đối tượng trong vụ án (Ảnh: CTV).
Trong 2 tháng 5 và 6/2021, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 6 đối tượng để điều tra những sai phạm liên quan đến dự án.
Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Thừa Thiên Huế mở rộng điều tra, làm rõ.
Mắc bẫy lừa đảo vì cả tin
Trong năm 2021, Công an tỉnh Bạc Liêu đã điều tra, làm rõ 18 vụ liên quan đến 15 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.
Thiếu tá Trương Minh Đương, Phó Chánh Văn phòng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu, cho biết: "Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng người dân ở một số vùng nông thôn chưa tiếp cận đầy đủ, chính xác các thông tin để thực hiện hành vi lừa đảo; hoặc đánh vào tâm lý hám lợi, sự nhẹ dạ cả tin của người dân để chiếm đoạt tài sản".
Đối tượng Toàn lừa đảo chạy án, bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu khởi tố, bắt tạm giam.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chơi hụi là thủ đoạn không mới nhưng khiến nhiều nạn nhân "sập bẫy". Lợi dụng sự tin tưởng của người dân, chủ hụi đứng ra kêu gọi nhiều hụi viên tham gia, sau đó lập danh sách hụi viên khống để hốt hụi khống, mạo danh hụi viên hốt hụi hoặc bán các phần hụi khống để chiếm đoạt tiền của hụi viên.
Liên quan đến hành vi này, vừa qua, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Huỳnh Minh Dững (SN 1974, ngụ xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình). Theo hồ sơ, năm 2009, Dững đứng ra làm chủ nhiều dây hụi, thu hút đông đảo hụi viên tại địa phương tham gia. Đến tháng 5/2021, nhiều dây hụi mà Dững làm chủ bị vỡ. Dững không thông báo đến các hụi viên mà tiếp tục lập thêm 5 dây hụi mới rồi mạo danh hụi viên hốt, bán nhiều phần hụi khống chiếm đoạt trên 500 triệu đồng.
Một thủ đoạn khá phổ biến nữa là giả danh người có chức vụ, quyền hạn hoặc tự nhận quen biết với người có chức vụ, quyền hạn rồi liên hệ với các gia đình có người thân đang phạm tội, vi phạm pháp luật, yêu cầu họ chuyển tiền để chạy án rồi chiếm đoạt. Giữa tháng 12/2021, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu khởi tố bị can đối với Trần Huy Toàn (SN 1979, ngụ xã An Trạch A, huyện Đông Hải) liên quan đến thủ đoạn nêu trên. Cụ thể, tháng 5/2020, Toàn quen biết với một người phụ nữ ngụ huyện Hòa Bình đang có người thân bị tạm giam về hành vi "trộm cắp tài sản" và giới thiệu mình có khả năng chạy án nên người phụ nữ này nhiều lần chuyển cho Toàn với số tiền gần 550 triệu đồng...
Ngoài những thủ đoạn trên, có đối tượng còn làm giả con dấu, tài liệu cơ quan Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng tỷ đồng. Điển hình, ngày 4/1, Công an tỉnh Bạc Liêu bắt đối tượng Nguyễn Trọng Dương (SN 1973, ngụ tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Dương từ Hà Tĩnh vào Bạc Liêu để mua bán tôm giống. Tại đây, biết người dân có nhu cầu thi bằng lái xe máy nên Dương tiếp cận, giới thiệu mình quen biết để làm bằng lái không cần thi. Sau đó, Dương làm bằng lái giả cho nhiều người...
Trước đó, đầu tháng 10/2021, cơ quan CSĐT Công an tỉnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Nguyễn Phương Thanh (SN 1986, ngụ TP Bạc Liêu) về các hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cuối tháng 5/2021, Thanh làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp thửa đất 470m 2 ở TP Bạc Liêu cho một người ngụ cùng địa phương với giá 700 triệu đồng. Sau đó, Thanh tiếp tục dùng giấy tờ đất giả đó để cầm cố cho một người khác với giá 2 tỷ đồng với lãi suất 2%/tháng. Sau khi đưa tiền cho Thanh, bị hại phát hiện giấy tờ đất là giả nên trình báo Công an. Qua làm việc, Công an xác minh thửa đất 470m2 đó đã được bán cho một người khác ngụ phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu từ lâu.
Hàng ngàn người sập bẫy đường dây lừa đảo, mất trắng cả trăm tỷ đồng Với hình thức tuyển cộng tác viên, khoảng 5.000 người đã sập bẫy đường dây lừa đảo, qua đó các đối tượng chiếm đoạt của nạn nhân hơn 100 tỷ. Ngày 19/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Hà Tĩnh cho biết vừa khởi tố vụ án hình sự và khởi tố 41 bị can về tội "Lừa đảo chiếm...