Khởi tố tài xế “đánh võng” ô tô, chử.i bới giữa đường
Người đàn ông 34 tuổ.i ở Hải Phòng đã bị khởi tố vì hành vi điều khiển ô tô lạng lách, đán.h võng, chèn ép ô tô khác và dừng xe giữa đường chử.i bới.
Cơ quan CSĐT Công an quận Đồ Sơn (Hải Phòng) đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Đường Văn Thiệp (34 tuổ.i, ở quận Đồ Sơn) về tội Gây rối trật tự công cộng.
Hình ảnh chiếc xe do Thiệp điều khiển lạng lách, đán.h võng để chèn ép ô tô khác (Ảnh: Công an cung cấp).
Trước đó ngày 31/8, Thiệp điều khiển ô tô BKS 15A-94.214 đán.h võng, chèn ép ô tô BKS 15A-33.646 trên đường Nguyễn Hữu Cầu, quận Đồ Sơn.
Video đang HOT
Sau đó, Thiệp cho xe dừng giữa đường, chử.i bới, đán.h lái xe ô tô BKS 15A-33.646.
Một điều nhịn, chín điều lành!
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, việc đôi co, xung đột cho dù là đối với người sai trái thì cũng là điều nên tránh - điều này càng được khẳng định hơn qua vụ việc 'cô gái trên nắp capô xe' mới đây.
Tài xế vụ " cô gái trên nắp capô xe " đã nhanh chóng bị khởi tố, bắt tạm giam sau khi dư luận, mạng xã hội dậy sóng phẫn nộ về hành vi của người này. Đúng là sự hung hăng, nóng giận chỉ rước họa vào thân.
Giờ đây, chắc hẳn ông Nguyễn Minh Đức (48 tuổ.i) vẫn chưa hết ngỡ ngàng vì lý do dẫn ông đến tình cảnh bị khởi tố và bắt tạm giam. Một lý do lãng xẹt với những hành động bốc đồng được điều khiển bởi một cái đầu giận quá mất khôn đã đẩy ông vào vòng lao lý với tội danh gây rối trật tự công cộng, theo Điều 318 BLHS.
Hình ảnh cô gái đứng trước đầu xe ô tô và bị tài xế điều khiển xe đẩy đi. Ảnh: TV
Theo điều tra ban đầu, khoảng 2 giờ ngày 15-8, chị V chở bạn đi mua bánh mì. Chị V đậu xe máy dưới lòng đường. Lúc này, ông Đức lái ô tô ngang qua, dùng lời lẽ thô tục với chị V và người bạn vì cho rằng chị này để xe dưới lòng đường làm cản trở xe của ông lưu thông.
Chị V và bạn dắt xe vào sát lề đường nhưng ông Đức xuống xe, tiếp tục chử.i bới. Đôi bên xảy ra cãi vã ít phút, chị V nhờ bạn gọi cảnh sát thì tài xế lên xe bỏ đi. Thấy vậy, chị V đứng trước đầu chặn ô tô và yêu cầu ông Đức xuống "chờ công an giải quyết".
Tuy nhiên, ông Đức đã cho xe đụng vào người chị V và chị V đã ở trên nắp capô xe, một tay bám vào cần gạt nước, tay kia cầm điện thoại quay phim. Lúc này ông Đức bắt đầu lái xe với tốc độ nhanh. Lúc này chị V liên tục xin lỗi và va.n xi.n ông Đức dừng lại. Xe đi một quãng đường dài, tài xế mới cho xe dừng lại. Cô gái nhảy xuống đường, còn ông Đức lái xe bỏ đi...
Cơ quan chức năng xác định ông Đức lái xe trong tình trạng đã sử dụng bia, rượu; hành vi của ông Đức có dấu hiệu của tội gây rối trật tự công cộng. Việc phán xét ông Đức có tội hay không và chế tài nặng nhẹ thế nào thuộc thẩm quyền của tòa án thông qua thủ tục tư pháp. Tuy nhiên, có thể thấy những gì ông Đức đang ngậm ngùi trải qua đều là kết quả từ sự lựa chọn của chính ông. Thay vì nhắc nhở chị V để xe gọn gàng lại, ông lại lựa chọn cách chử.i mắng. Khi chị V dắt xe vào sát lề đường, thay vì im lặng rời đi, ông lại chọn cách tiếp tục nặng lời. Khi chị V chặn đầu ô tô, thay vì chọn một giải pháp ôn hòa, ông lại chọn cách hành xử nguy hiểm là lái xe đi với tốc độ nhanh khi chị này đang ở trên nắp capô xe.
Lúc sẵn sàng chử.i mắng người khác để giành chiến thắng, có lẽ ông Đức nghĩ rằng hành động của mình là không sai và không ai làm gì được ông. Thế nhưng khi bừng tỉnh, ông đối diện với tội danh gây rối trật tự công cộng; và nếu cô gái có thương tích hoặc hậu quả chế.t người xảy ra thì ông có thể bị truy cứu thêm tội danh khác. Từ một công dân bình thường, chỉ vì bốc đồng, ông sa vào vòng lao lý.
Ở Bình Dương, ông Trần Tấn Phong (46 tuổ.i) cũng vừa bị khởi tố và bắt tạm giam về tội gây rối trật tự công cộng do đã có hành vi dùng khúc xương bò đậ.p kính ô tô và uy hiế.p người khác. Hành xử này của ông Phong bắt nguồn từ việc suýt va chạm giao thông giữa ông và ông S. Ông Phong ép ông S xuống xe dù ông S liên tục xin lỗi và nói đang chở người nhà đi bệnh viện. Ông S phải quỳ xuống chắp tay xin lỗi. Được mọi người can ngăn nhưng Phong vẫn lớn tiếng chử.i bới đ.e dọ.a...
Con người sống trong xã hội với rất nhiều mối quan hệ khác nhau. Trong công việc lại có vô vàn áp lực khiến cho con người dễ cáu giận, bực tức. Thế nhưng điều quan trọng nhất là cách chúng ta đối xử với nhau trong những thời điểm khó khăn. Nhiều người chỉ vì sự nóng giận mà đán.h mất bản thân và những thứ quý báu khác. Nhẹ thì mất tài sản, nặng thì mất đi tình thân hoặc thậm chí là mất đi tính mạng. Sự nhường nhịn giúp chúng ta yêu thương và hiểu biết lẫn nhau, cung cấp cơ hội để sửa chữa và phát triển.
Một điều nhịn, chín điều lành. Nhịn không phải là hạ thấp bản thân mà để giữ hòa khí với xung quanh. Nhịn cũng không phải là nhu nhược, mà là tạo ra sự an toàn cho bản thân mình - một điều rất cần thiết trong ứng xử xã hội. Chỉ cần một sự nhịn là đã có thể mang lại nhiều điều lành lớn lao. Khi biết kiểm soát cảm xúc và nhượng bộ, con người có thể kiểm soát tình huống. Từ đó mọi việc sẽ diễn ra theo chiều hướng tích cực hơn.
Ở chiều sâu hơn, "nhịn" còn là sự rộng lượng, khéo léo trong cách ứng xử. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, việc đôi co, xung đột cho dù là đối với người sai trái thì cũng là điều nên tránh.
Trong một thế giới ngày càng nhanh hơn, nóng hơn, con người ngày càng vội vã hơn và dễ bốc đồng hơn thì lời dạy của cổ nhân vẫn còn nguyên ý nghĩa. Xin hãy nhớ sự đôi co, hung hăng, nóng giận chỉ rước họa vào thân. "Một điều nhịn, chín điều lành", bài học ấy thật thấm thía biết bao!
TS CAO VŨ MINH, Trưởng bộ môn Luật hành chính - nhà nước, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM
Lạng lách, đán.h võng trên đường, 16 đối tượng bị khởi tố Do mâu thuẫn trên mạng xã hội Facebook, nhóm đối tượng tuổ.i "teen" ở huyện Phú Xuyên và Thường Tín, Hà Nội, đã mang theo hun.g kh.í để giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Quá trình di chuyển, các đối tượng liên tục bấm còi, lạng lách đán.h võng, hò hét, cầm hun.g kh.í lúc giơ lên trời lúc quét xuống mặt đường...