Khởi tố nhóm đối tượng tổ chức người khác trốn ra nước ngoài
Ngày 15-12, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) CA tỉnh Đắc Nông đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 2 đối tượng Giàng A Dình (1969, trú xã Đắc Ngo, H. Tuy Đức) và Sùng Seo Phần (SN 1966, trú xã Quảng Hòa, H. Đắc G’long, Đắc Nông) về hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
Qua đấu tranh, Giàng A Dình khai nhận: Tháng 5-2009, Dình được em trai là Giàng A Trư (hiện đang cư trú tại Trung Quốc), gọi điện thoại liên lạc nhiều lần cho biết cuộc sống sung sướng ở xứ người để rủ Dình đi theo. Đồng thời, xúi giục Dình tuyên truyền lôi kéo bà con đồng bào Mông ở các huyện Đắc Glong và Tuy Đức trốn sang Trung Quốc. Trong tháng 11 và 12-2009, Dình đã đi tuyên truyền cho Sùng Seo Phần và một số người khác với luận điệu “Sang nước bạn sống rất sung sướng, đất đai rộng rãi, đau ốm được khám chữa bệnh không mất tiền, người trẻ muốn tham gia “bộ đội Mông” thì được huấn luyện võ thuật, bắn súng. Trẻ em, người già, phụ nữ có chỗ ăn ở, đất đai không phải mua, “bộ đội Mông” sẽ hướng dẫn cho cách làm ăn, ai khó khăn năm đầu tiên sẽ được cấp gạo từ 6 đến 12 tháng”…
Nghe theo những luận điệu đó, Sùng Seo Phần đã về kể cho vợ nghe và bàn bạc theo Dình sang Trung Quốc. Mặc dù vợ can ngăn và nhận biết được đi như vậy là vi phạm pháp luật nhưng Phần vẫn không nghe và âm thầm đi tuyên truyền, lôi kéo thêm Hạng Seo Phứ và Hạng Seo Pao (đều trú xã Đắc Ngo, H. Tuy Đức) tham gia. Sau đó Phứ đã về tuyên truyền cho 3 gia đình khác là Hạng Seo Sẻm, Dương Văn Hồng và Sùng Seo Hờ (cùng trú xã Quảng Hòa, H. Đắc Glong) với các luận điệu như Dình đã tuyên truyền. Tin vào những viễn cảnh của các đối tượng vẽ ra, ngày 15-1-2010, cả 3 gia đình trên đã bán hết tài sản rồi cùng gia đình Hạng Seo Phứ đón xe khách từ xã Quảng Hòa ra TX Gia Nghĩa nhờ Hoàng A Hòa (anh rể của Phứ, trú cùng thôn) đón xe khách đi tỉnh Lào Cai.
Khi xe đến khu vực biên giới, Hòa quay về, còn Phứ trực tiếp dẫn 4 gia đình gồm 25 người đi theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc và gặp Giàng Giồng (người Mông đang định cư tại Trung Quốc) do Trư cử ra đón. Giàng Giồng bố trí cho 4 gia đình ở lại một bản người Mông tại chợ Con Trâu thuộc địa phận Trung Quốc, đồng thời dẫn 4 người đàn ông trụ cột của 4 gia đình theo Giồng đến khu vực đất Myanmar cách đó khoảng vài chục ki-lô-mét, nhưng Hoàng Seo Phứ xin ở lại và cử con trai là Hạng Seo Lềnh đi cùng Dương Văn Hồng, Hạng Seo Sẻm và Sùng Seo Hờ. Giàng Giồng đã đưa 4 người này đến một trại huấn luyện do người Mãn quản lý nằm trên đất của Myanmar, đây là khu vực giáp biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar.
Sùng Seo Phần — Giàng A Dính — Dương Văn Dơ
Video đang HOT
Tại đây, 4 người được Giàng Seo Trư và một số đối tượng người Mãn cấp phát quần áo, giày dép và tổ chức huấn luyện quân sự, võ thuật. Hơn 1 tháng sau, do không chịu nổi cảnh cực khổ cũng như nhớ vợ con, bố mẹ, lợi dụng lúc các đối tượng quản lý đi vắng, Hồng, Lềnh, Sẻm, Hờ bỏ trốn về với vợ con ở bản người Mông tại chợ Con Trâu thuộc địa phận Trung Quốc. Đi làm thuê ở đây được 2 tháng thì gia đình Hồng đã quay về Việt Nam, còn gia đình Hạng Seo Phứ và Hạng Seo Sẻm ở lại được 1 năm, không chịu nổi cảnh cùng cực cũng rủ nhau trốn về TT Hải Phong, H. Bảo Thắng, Lào Cai sinh sống.
Cũng liên quan đến các đối tượng tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, trước đó, Cơ quan ANĐT CA tỉnh Đắc Nông cũng vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối tượng Dương Văn Dơ (1990, trú xã Quảng Hòa, H. Đắc Glong) đã có hành vi tổ chức người khác trốn sang Lào. Tại CQĐT, Dơ khai nhận đã nhiều lần cùng một số đối tượng khác trốn sang Lào chơi nên biết đường đi.
Khoảng tháng 8-2011, Dương Văn Hồng (là đối tượng đã trốn sang Trung Quốc vào tháng 1-2010 và tham gia gây rối tại Mường Nhé, Điện Biên vào tháng 5-2011) đến tìm, thuê Dơ dẫn đường vượt biên sang Lào với giá 3 triệu đồng. Hồng cho Dơ biết mục đích sang Lào để đi chơi và làm thuê cho Giàng Seo Măng với mức lương 5 triệu đồng/tháng, nếu rủ rê lôi kéo thêm nhiều người qua Lào thì sẽ được Măng thưởng thêm, nên Dơ đã đồng ý. Ngày 30-9, Dơ cùng Hồng bắt xe khách đi tỉnh Nghệ An và dẫn Hồng vượt biên qua Lào theo Cửa khẩu Nậm Cắn, H. Kỳ Sơn thì bị BĐBP ĐBP Cửa khẩu Nậm Cắn bắt giữ cùng 2 đối tượng khác là Tỉnh Seo Lồng (1989) và Tráng A Vành (1992, đều trú xã Quảng Hòa, H. Đắc Glong).
Hiện 2 vụ án trên đang được Cơ quan ANĐT CA tỉnh Đắc Nông mở rộng điều tra làm rõ và xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Theo ANTD
Nóng bỏng chuyện trồng cây cần sa
Thời gian gần đây, lực lượng CA hai tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông liên tục phát hiện nhiều vụ trồng cây cần sa trong rẫy, vườn nhà dân với số lượng lớn.
Kỳ 1: M ướn đất, thuê người trồng cần sa
Không chỉ được trồng lén lút ở những địa điểm vắng vẻ, xa khu dân cư, nhiều vụ trồng cần sa gần đây còn được phát hiện ngay giữa khu vực đông dân, thậm chí là ở những địa bàn trung tâm như TP Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc)... Điều đáng nói, ngoài các vụ trồng cần sa có chủ ý thì có không ít vụ cho đến khi bị các cơ quan chức năng phát hiện, lập biên bản, người dân mới biết loại cây mà mình đã trồng chính là cây cần sa...
Ngày 4-8, thông qua tin báo của người dân, lực lượng chức năng H. Ea H'Leo (Đắc Lắc) phối hợp với Phòng CSĐTTPVMT CA tỉnh tiến hành kiểm tra và phát hiện tại rẫy nhà ông Phùng Văn Quốc (trú thôn 3, xã Ea Tir, H. Ea H'Leo) có trồng một diện tích lớn cây cần sa. Tổng 2 khu đất có cần sa được trồng là hơn 2,5 sào với khoảng 2.540 cây cần sa cao 80-250cm. Ông Quốc cho biết, 2 khu đất trên đã được gia đình ông cho một người tên Bảy thuê để trồng trọt, còn việc ông Bảy trồng loại cây gì thì ông Quốc không hề biết. Ngay trong ngày 4-8, các cơ quan chức năng cũng đã tiến hành nhổ và tiêu hủy toàn bộ số cần sa nói trên. Đây là vụ trồng cây cần sa lớn nhất tại địa bàn tỉnh Đắc Lắc bị phát hiện trong thời gian qua.
Quá trình điều tra sau đó, cơ quan CA cũng đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Minh Đầy (1966, tên gọi khác là Bảy, trú thôn 9, xã Ea Khal, H. Ea H'Leo), người đã thuê đất của ông Quốc rồi mướn người trồng cần sa. Đầy là đối tượng nghiện hút lâu năm. Do đã có một thời gian sinh sống ở Campuchia nên Đầy đã tìm mua một ít hạt giống cần sa mang về nước gieo trồng với mục đích là để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, thời gian gần đây, được biết một số đối tượng đang đi tìm thu mua cần sa nên Đầy nảy ý định trồng với số lượng lớn để bán kiếm lời.
Cơ quan CA làm việc với đối tượng Nguyễn Minh Đầy.
Trước đó, chiều 29-7, Cơ quan CSĐT CAH Đắc Song, tỉnh Đắc Nông cũng đã bắt khẩn cấp 2 đối tượng Trần Xuân Lực (1969) và Nguyễn Văn Bình (1975, cùng trú thôn Thuận Bắc, xã Thuận Hạnh, H. Đắc Song) về hành vi "Trồng và tàng trữ, mua bán cây cần sa trái phép". Tại CQĐT, Lực và Bình khai nhận: đầu năm 2011, cả hai được một người đàn ông (chưa rõ danh tính) từ Lâm Đồng sang thuê trồng một loại cây thuốc mà theo người này gọi thì là "cao ích mẫu". Người này dặn rằng khi cây đến kỳ thu hoạch sẽ quay lại mua với giá 40.000 đồng/cây lớn, 20.000 đồng/cây nhỏ. Đến khi bị bắt, Lực và Bình đã thu hoạch được 2 lần bán lại cho các đối tượng đến thu mua với số lượng lên đến hàng nghìn cây.
Tại rẫy của Lực và Bình, cơ quan CA đã phát hiện thu giữ hơn 2.000 cây cần sa 2 tháng tuổi được trồng xen lẫn trong 2ha cà-phê và bắp. Đây cũng là vụ có số lượng cây cần sa được phát hiện, thu giữ lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Đắc Nông. Riêng tại H. Đắc R'lấp, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 8-2010 đến nay cũng đã có 3 vụ trồng cần sa trái phép được phát hiện.
Theo đó, vào tháng 8 và 11-2010, qua công tác tuần tra, CAH Đắc R'lấp đã phát hiện 2 hộ dân ở xã Nhân Cơ và Nghĩa Thắng trồng cần sa trong rẫy, thu giữ hơn 1.600 cây cần sa tươi và 6.000 cây giống đang được chuẩn bị mang đi trồng.
Tháng 3-2011, lực lượng CAH tiếp tục phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng Vũ Thị Xuyến (1972) và Vũ Văn Chương (1970, đều trú xã Quảng Tín, H. Đắc R'lấp) về hành vi "Tàng trữ và trồng cây cần sa trái phép". Khám xét tại rẫy của Xuyến ở xã Đắc Ru, H. Đắc R'lấp, cơ quan CA đã phát hiện 448 cây cần sa 2 tháng tuổi đang được trồng, chăm sóc. Tại nhà riêng của Vũ Thị Xuyến cũng có hơn 10kg cần sa khô và 79 cây cần sa cao 1-2m chưa kịp mang đi tiêu thụ.
Lực lượng chức năng tiêu hủy số cần sa được phát hiện.
Trong hầu hết những vụ việc này thì cần sa thường được các đối tượng trồng lén lút tại những địa điểm vắng vẻ, vùng sâu vùng xa, xen lẫn với các loại hoa màu khác cao từ 2-3m như bắp, mì... nên việc phát hiện rất khó khăn, chủ yếu phải nhờ đến sự phát hiện và tố giác của quần chúng nhân dân. Nhiều trường hợp cần sa được trồng ở giữa rừng, tại những khu vực hiểm trở và cực kỳ hẻo lánh nên nếu không có sự tố giác của người nhân dân thì các cơ quan chức năng rất khó phát hiện.
Thượng tá Nguyễn Văn Tư - Trưởng CAH Tuy Đức, Đắc Nông) cho biết: Đã có không ít trường hợp đồng bào dân tộc Mông, Tày, Nùng... từ Nghệ An và các tỉnh phía Bắc di cư tự do vào khai hoang, thuê mướn lao động làm nương rẫy nhưng thực chất là phá rừng để trồng cần sa. Đây là một vấn nạn nhức nhối trên địa bàn huyện. Điển hình như chỉ riêng trong năm 2009, lực lượng CAH đã rà soát, phát hiện 3 vụ trồng cây. Trong đó vụ lớn nhất được phát hiện tại xã Quảng Tâm có diện tích lên đến 2ha với số lượng khoảng hơn 1.500 cây (khoảng 130kg).
Theo ANTD
Sự thật vụ nữ sinh bị "bắt cóc tống tiền" Sau khi mất tích 4 ngày, một thanh niên xưng là Ngọc, bạn của Trang liên tục gọi điện thoại về gia đình yêu cầu giao nộp 30-40 triệu đồng nếu còn muốn gặp lại con gái... Ngày 19-6, cháu Phạm Quỳnh Trang (1997, học lớp 8 Trường THCS Lý Thường Kiệt, xã Đắc Rung, Đắc Song, Đắc Nông), con gái của chị...