Khởi tố nhóm đối tượng bán giấy tờ giả từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng
Ngày 14/12, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng, gồm: Nguyễn Văn Quân (SN 1991), ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Phan Văn Lợi (SN 1989), ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu và Trần Quốc Tuấn (SN 2001), ở Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh…
Các đối tượng trên bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hoá khởi tố, bắt tạm giam để điều tra, làm rõ tội “ Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Từ trái qua phải: Trần Quốc Tuấn, Phan Văn Lợi, Nguyễn Văn Quân cùng tang vật vụ án.
Theo thông tin từ cơ quan Công an cung cấp, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án đối với nhóm đối tượng có hành vi sản xuất, làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hoá phát hiện một nhóm đối tượng sinh sống tại các tỉnh, thành phía Nam có nghi vấn hoạt động sản xuất, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, như: Thẻ Căn cước, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng kiểm, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại văn bằng, chứng chỉ khác với số lượng lớn. Phạm vi hoạt động, cung cấp trải rộng trên toàn quốc, trong đó có nhiều “khách hàng” tại Thanh Hóa.
Sau 2 tháng tích cực điều tra, xác minh, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã bắt giữ 3 đối tượng nói trên. Trong đó, Nguyễn Văn Quân và Trần Quốc Tuấn là các đối tượng trực tiếp tiến hành chỉnh sửa, thiết kế hình ảnh và thực hiện các bước in ấn ra sản phẩm còn Phan Văn Lợi có vai trò tìm kiếm khách hàng và tiến hành các thủ tục giao dịch đối với các sản phẩm mà đồng phạm làm giả.
Các loại giấy tờ giả được bán với giá từ 500.000 đồng – 2.000.0000 đồng
Để che giấu hành vi phạm tội của mình, các đối tượng đã tạo ra nhiều tài khoản Zalo ảo được đăng kí bằng số điện thoại không chính chủ rồi tham gia vào các hội, nhóm để chào mời, tìm kiếm khách hàng. Tùy theo tài liệu và mức độ tinh vi của sản phẩm làm giả, các đối tượng sẽ thu phí của khách từ 500.000 đến 2.000.000 đồng và yêu cầu khách phải chuyển tiền cọc trước từ 20 – 30% tổng chi phí. Khi giao dịch các đối tượng chỉ sử dụng tài khoản ngân hàng đứng tên pháp nhân (do không phải thực hiện sinh trắc học) để nhận tiền và liên hệ với khách hàng bằng mạng xã hội Zalo hoặc Telegram.
Quá trình bắt giữ các đối tượng, Phòng Cảnh sát hình sự đã thu giữ nhiều công cụ, máy móc, phương tiện để sản xuất, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như: Phôi dấu, phôi thẻ trắng, chip CCCD, các loại mực in, giấy in, máy ép nhiệt, máy tính, điện thoại có chứa ứng dụng tạo mã QR Code, các loại máy in, keo dán, bột định hình, mực phản quang và hàng trăm giấy tờ, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như: Căn cước công dân, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại văn bằng, chứng chỉ khác…
Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra, làm rõ
Video đang HOT
Ma trận lừa đảo: Đưa khách đi mua dự án ma
Công ty bất động sản tiếp cận, đưa khách hàng đi xem đất, rồi gạ gẫm bán đất tại dự án ma để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Dù công an đã điều tra, khởi tố nhiều vụ việc, vụ án với thủ đoạn lừa đảo nói trên, nhưng tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp.
Từ TP.HCM xuống Đồng Nai mua đất
Thủ đoạn của các đối tượng là hẹn người dân dự sự kiện mở dự án ở Đồng Nai với ưu đãi giảm giá, nhận voucher mua sắm, du lịch ăn uống có trị giá cao. Tại buổi gặp mặt, các nhân viên sale công ty dụ dỗ đưa người dân lên xe chở đi tỉnh Đồng Nai xem đặt cọc mua nhà, đất ở dự án ma... Trên đường đi, nhân viên sale đưa ra thông tin công ty đang tổ chức dự án tại Đồng Nai và có những lô đất có giá ưu đãi, hiện có khách hàng ở ngoài Hà Nội đã muốn mua nhưng không vào kịp.
Anh T. đến tòa soạn Báo Thanh Niên trình bày về việc bị đưa lên xe dẫn dụ mua đất. ẢNH: NHẬT THỊNH
Theo kịch bản này, nhân viên dẫn dụ người dân đặt cọc tiền mua đất giùm cho một khách hàng ở xa không đến kịp và cam kết rằng khách hàng sẽ mua lại lô đất mà người dân đã đặt cọc với giá cao hơn. Khi đến nơi dự án, nhân viên sẽ đưa ra các mức giá chiết khấu cho khách hàng nếu đặt cọc lô đất. Thấy chiết khấu cao, có lời nên khách hàng đã đồng ý đặt cọc tùy mức tiền chiết khấu, rồi sập bẫy...
Ngày 12.12, anh H.T.T (53 tuổi, ở Q.3, TP.HCM) đến tòa soạn Báo Thanh Niên phản ánh bị Công ty TNHH địa ốc T.P (ở Q.10, TP.HCM) dẫn dụ lừa đi mua đất giá gần 2 tỉ đồng. Theo anh T. trình bày, ngày 2.12, anh cùng người bạn tên Vân (ở TP.HCM) được xe của công ty nói trên chở đi dự sự kiện mở bán đất ở xã An Viễn, H.Trảng Bom, Đồng Nai, do công ty này tổ chức.
Ở trên xe, có 2 nhân viên sale của công ty nói công ty có sẵn 2 người khách ở Phú Quốc muốn mua 2 lô đất, nhưng bay vào dự sự kiện không kịp. Chỉ cần đặt cọc 200 triệu đồng trong buổi trưa cùng ngày, sẽ được hưởng suất ưu đãi của công ty khi mua giảm giá từ 2,57 tỉ đồng/nền đất xuống còn 2,18 tỉ đồng/nền; đồng thời 2 người ở Phú Quốc sẽ mua lại 2 suất này, nếu bán không được sẽ trả lại tiền cọc.
Nếu đặt cọc mua đất, anh T. sẽ được thưởng 8 chỉ vàng, 50 triệu đồng trong tài khoản tiết kiệm, bốc thăm chuyến du lịch Úc trị giá 75 triệu đồng.
Tuy nhiên, ưu đãi chỉ được sử dụng sau khi ký hợp đồng mua bán đất. Ngay tại sự kiện, do anh T. không đủ tiền nên có đóng giữ chỗ 5 triệu đồng, phần còn lại về công ty mới đóng. Công ty hứa nếu không đạt thỏa thuận thì sẽ trả lại tiền cọc cho anh T.
Ngày hôm sau, 2 người khách ở Phú Quốc và anh T., chị Vân quay trở lại công ty trên để thương lượng mua bán, tuy nhiên khách nói không có tên anh T., chị Vân trên hợp đồng nên họ không mua. Lúc này, nhân viên sale hứa hẹn đóng 50% giá trị đất mới ra được hợp đồng, và bán lại cho khách ở Phú Quốc. Anh T. đề nghị nếu thỏa thuận không thành thì công ty phải trả lại tiền.
"Lúc đầu công ty nói chỉ cần đóng 50%, có tên mình trên hợp đồng thì khách mới chịu mua; nhưng sau khi có hợp đồng thì lại nói rằng như vậy không an toàn, phải có tờ giấy xác nhận đăng bộ tại Phòng TN-MT Đồng Nai mới mua lại với giá 2,3 tỉ đồng. Phía công ty đề nghị tôi và chị Vân phải đóng đủ 100% giá trị đất mới đăng bộ được", anh T. kể.
"Bản thân tôi thấy hoang mang vì đã bị nhân viên sale công ty dẫn dắt, không thực hiện đúng lời hứa. Bây giờ vào tình thế đã đóng gần 1 tỉ đồng rồi, không đóng nữa thì mất tiền, mà đóng tiếp thì không biết có được sang tên giấy chứng nhận không...", anh T. bày tỏ.
Về pháp lý đất, phía công ty nói rằng đây là tài sản của công ty, đã ra sổ rồi, sang tên được. Nhưng khi anh T. đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì công ty đưa bản photocoy đứng tên cá nhân.
Vụ việc trên là thủ đoạn lừa gạt đặt cọc mua nhà, đất ở dự án ma đã từng xảy ra trước đây.
Công ty Lộc Phúc dụ dỗ khách hàng lên xe, chở từ TP.HCM về Đồng Nai mua dự án ma rồi chiếm đoạt tiền của khách hàng. ẢNH: CÔNG AN CUNG CẤP
Thuê người giả khách hàng mua lại đất giá cao
Đầu tháng 12.2024, Công an Q.Gò Vấp (Công an TP.HCM) cho biết đang điều tra, giải quyết nguồn tin về vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc mua bán bất động sản (BĐS) của Công ty TNHH địa ốc Đ.Th, Công ty TNHH địa ốc Đ.S, Công ty TNHH địa ốc D.Tr và một số công ty khác có liên quan. Các công ty này sử dụng chiêu trò tặng voucher mua sắm, du lịch có giá trị cao, rồi dẫn dụ nhiều người dân đi xem mua nhà, đất thuộc dự án ma.
Sau khi khách hàng đặt cọc, nhân viên sale đưa khách hàng về trụ sở công ty ở Q.Gò Vấp để gặp người cam kết mua lại lô đất của khách hàng với giá cao hơn.
Theo kịch bản, nhân viên sale phối hợp người đóng giả cam kết mua lại lô đất là T.T.Y (ở H.Bình Chánh, TP.HCM) để dẫn dụ khách hàng chuyển tiền thanh toán cho lô đất đã đặt cọc với mục đích chuyển nhượng đất cho người dân. Với thủ đoạn này, các đối tượng đã dụ bán cho người dân các lô đất có giá trị thấp với giá cao gấp nhiều lần, sau đó chiếm đoạt tiền chênh lệch.
Trước đó, ngày 12.6, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố thêm 41/88 đối tượng vì liên quan đến việc Công ty Lộc Phúc (P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM) vẽ dự án ma lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Cơ quan công an xác định Huỳnh Hữu Tường (33 tuổi, ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM) là kẻ chủ mưu, cầm đầu việc tổ chức lừa đảo khách hàng mua bán BĐS nên đã bắt giữ khẩn cấp. Với một lô đất có giá chỉ khoảng vài trăm triệu đồng, nhưng công ty này đã tự vẽ lên dự án ma, rao bán với giá từ 2 - 3 tỉ đồng. Khi khách hàng có nhu cầu mua nhà ở TP.HCM, được công ty hẹn chở đi xem nhà nhưng lại chở thẳng xuống Đồng Nai xem đất.
Các dự án ma được giới thiệu là những dự án trong mơ như gần đường cao tốc, các khu công nghiệp, sân bay Long Thành... Sau đó, những người này dùng các chiêu trò, thủ đoạn bắt ép khách hàng đặt cọc nhằm chiếm đoạt tiền. Cơ quan công an xác định Công ty Lộc Phúc thu lợi bất chính mỗi tháng lên đến hàng chục tỉ đồng.
Công an TP.HCM cảnh báo, tình trạng lừa đảo liên quan đến BĐS, đặc biệt là thủ đoạn lừa khách đi xem đất để bán các dự án ma, đang ngày càng phổ biến. Để tránh bị sập bẫy, người dân luôn cảnh giác và thận trọng trong việc đầu tư mua dự án, đất; phải tìm hiểu thông tin rõ ràng, kiểm tra tính pháp lý của dự án và không bị áp lực từ các "chiêu trò" của đối tượng... (còn tiếp)
Theo Bộ Công an, năm 2023 đã khởi tố 1.500 vụ án về tội lừa đảo trên mạng, tổng số tiền người dân bị lừa đảo là 8.000 - 10.000 tỉ đồng. Bộ TT-TT ghi nhận gần 17.400 phản ánh về trường hợp lừa đảo trực tuyến, tổng số tiền người dân bị lừa hơn 300 tỉ đồng.
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) nhấn mạnh trước diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn tinh vi của các đối tượng chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là lừa đảo qua mạng, cần có sự tham gia, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp và người dân.
Khởi tố 5 bị can vụ vệ sĩ chặn đường, điều tiết cho đoàn xe đám cưới Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố 5 đối tượng là nhân viên Công ty vệ sĩ Security về tội "Gây rối trật tự công cộng". Chiều 13/12, một lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, liên quan tới vụ nhóm nhân viên Công ty TNHH vệ sĩ Security chặn đường, điều tiết cho đoàn xe đám cưới trên Đại...