Khởi tố nam sinh mưu mô lừa đảo nữ shipper
Ngày 19/11, Công an quận Bắc Từ Liêm ( Hà Nội) cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hồ Trần Quốc Khánh (SN 2003, ở huyện Yên Thành, Nghệ An) để điều tra về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Công an xác định, Hồ Trần Quốc Khánh vốn là sinh viên một trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Khánh phát hiện shipper chuyển phát tại khu này cho sàn thương mại điện tử S là chị H. Chị H có thói quen chỉ xem thông báo chuyển khoản thành công trên điện thoại của khách, không kiểm tra tài khoản của mình có nhận được tiền hay không.
Từ đó Khánh nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách làm giả hình ảnh xác nhận chuyển khoản thành công trên ứng dụng ngân hàng để chiếm đoạt tiền.
Đối tượng Hồ Trần Quốc Khánh bị cơ quan công an bắt. Ảnh: CACC
Cụ thể, chiều 25/10, Khánh đặt mua điện thoại Xiaomi 14 T Pro từ sàn thương mại điện tử S. với giá gần 14 triệu đồng. Tối 28/10, khi theo dõi lộ trình gửi hàng, Khánh biết đơn hàng dự kiến được giao vào sáng 29/10.
Dựa vào thông tin người nhận tiền của chị H. đã được Khánh lưu lại từ ngày 25/10, nam sinh này đã vào các hội nhóm photoshop (chỉnh sửa ảnh) trên Facebook để nhờ người làm giúp hình ảnh xác nhận chuyển khoản thành công số tiền 13.805.000 đồng.
Thời gian chuyển tiền “10:54 – 29/10/2024″. Người nhận tiền là “PHAM THI HUONG”, số tài khoản nhận tiền là 2207081814 mở tại ngân hàng ở Hà Nội. Nội dung chuyển khoản “NGUYEN DINH THANG chuyen tien”.
Video đang HOT
Khoảng 10h ngày 29/10, Khánh nhận được cuộc gọi từ chị H. nhưng cố tình không nghe. Gần 11h cùng ngày, Khánh gọi lại cho chị H. để hẹn nhận hàng với mục đích khớp thời gian giao dịch trên hình ảnh, nam sinh này đã nhờ người làm giả.
Sau đó, Khánh đi nhận hàng tại điểm hẹn và được chị H. giao điện thoại. Sau đó, chị H. đưa mã QR để Khánh quét chuyển khoản thanh toán.
Lúc này, Khánh giơ điện thoại giả vờ quét mã thanh toán và mở hình ảnh chuyển khoản thành công chuẩn bị từ trước đưa cho chị H. xem và mang điện thoại rời đi.
Khoảng 20 phút sau, không thấy có giao dịch Khánh chuyển tiền, chị H. đã đến cơ quan công an trình báo toàn bộ nội dung sự việc.
Khoảng 14h cùng ngày, Khánh chuẩn bị mang điện thoại đi bán thì bị cơ quan công an triệu tập về trụ sở làm việc.
Dùng chiêu "điện thoại chính hãng giá rẻ" lừa hàng ngàn người, chiếm đoạt hơn 90 tỉ đồng
Sáng 8/4, lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây bán điện thoại giả mạo trên các sàn thương mại điện tử, lừa đảo khoảng 7.000 bị hại tại địa bàn nhiều tỉnh thành trên cả nước, chiếm đoạt khoảng hơn 90 tỉ đồng.
"Khi đặt hàng chiếc máy tính bảng Dell XPS chính hãng trên Shopee, tôi đã được cam kết được kiểm tra hàng trước khi thanh toán. Tuy nhiên khi nhận hàng, người giao hàng nói chỉ được phép mở hộp bìa cát-tông bên ngoài, còn hộp điện thoại được bọc một lớp ni lông không được phép mở. Nếu mở hộp, sẽ không được hoàn trả hàng. Vì sản phẩm chỉ có giá trị chỉ hơn 2 triệu đồng và bên bán hàng có ghi cho đổi trả trong vòng 3 ngày, nên tôi đã thanh toán trước khi có cơ hội kiểm tra. Sau khi thanh toán, tôi mở hộp, chỉ thấy nhiều dây sạc, sạc dự phòng và một chiếc điện thoại 'cục gạch' giá rẻ. Khi gọi lại cho người bán, số điện thoại đã bị chặn. Lúc đó tôi mới nhận ra mình đã bị lừa đảo."
Từ thông tin do các bị hại cung cấp và công tác trinh sát trên không gian mạng, tháng 1/2024, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức lừa bán ĐTDĐ giá rẻ trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Shopee, Lazada, TikTok, Tiki.
Xác định đây là một đường dây hoạt động lừa đảo có tổ chức trên quy mô toàn quốc, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Giám đốc và Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT tỉnh, một chuyên án được xác lập với sự vào cuộc của lực lượng tinh nhuệ đấu tranh phòng chống tội phạm trên không gian mạng của Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyễn Minh Đức (thứ 4 từ trái sang) và các nhân viên cấp dưới.
Từ đây, từng chân tướng kẻ lừa đảo trên không gian mạng dần được hé lộ với thủ đoạn hoạt động tinh vi và chuyên nghiệp, nhất là sự chỉ đạo chặt chẽ từ các đối tượng cầm đầu. Các đối tượng tuyển dụng và đào tạo nhân viên để thực hiện các bước như lập các gian hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, TikTok, Tiki, chạy quảng cáo và tư vấn sản phẩm cho khách hàng.
Phương thức lừa đảo của các đối tượng là đăng tải hình ảnh của điện thoại thông minh chính hãng với giá rẻ hơn rất nhiều so với thực tế, chỉ dao động từ 1.500.000 đồng - 2.500.000 đồng, sau đó giao hàng là sản phẩm giả (gồm các cuộn dây sạc, sạc dự phòng, điện thoại có phím giá rẻ). Sau khi tiếp cận được khách hàng, chúng sẽ nhắn tin để tư vấn sản phẩm và thuyết phục khách hàng mua hàng, sau khi khách nhận hàng và thanh toán các đối tượng sẽ chặn liên lạc với nạn nhân.
Đặng Thị Thêm và chồng Lê Quang Vinh.
Ngày 26/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh đã huy động 50 cán bộ chiến sĩ, chia thành 9 tổ công tác tiến hành phá một phần chuyên án, tại địa bàn TP Hà Nội và TP Thanh Hoá, bắt giữ 9 đối tượng. Cầm đầu là Đặng Thị Thêm (SN 1995, trú tại phòng 204, số 55 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) cùng chồng Lê Quang Vinh (SN 1993, trú tại số 10 Lý Tự Trọng, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là 2 đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo này.
Tiến hành khám xét các địa điểm, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh, thu giữ nhiều thiết bị điện tử, hàng chục ĐTDĐ, máy in vận đơn, máy khò nhiệt, máy ép nhiệt, thẻ bảo hành giả, hơn 100 ĐTDĐ chất lượng kém phục vụ hoạt động phạm tội.
Mở rộng đấu tranh chuyên án, cơ quan điều tra xác định Đặng Thị Thêm là mắt xích trong đường dây lừa đảo do Bùi Thị Hương (SN 1981, trú tại khu biệt thự thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) là đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Trước đó, cuối năm 2022, Đặng Thị Thêm tách ra cùng chồng là Lê Quang Vinh thành lập một đường dây hoạt động lừa đảo riêng.
Ban chuyên án xác định Bùi Thị Hương và đồng bọn đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội. Ngày 25/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh, phối hợp với các đơn vị chức năng, Công an TP Hà Nội đã tiến hành giai đoạn 2 của cuộc chiến chống tội phạm này.
Tại Hà Nội, Phòng Cảnh sát hình sự đã tổ chức 3 mũi trinh sát gồm 50 cán bộ chiến sĩ đồng loạt đánh bắt và khám xét 3 địa điểm quan trọng. Đó là tổng kho hàng của Bùi Thị Hương tại khu đô thị Vân Canh, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội; Toà nhà A3, nơi "trưởng nhóm" Nguyễn Minh Đức (SN 1987, thường trú tại xã Quảng Lãng, Hưng Yên) và cấp dưới làm việc, đặt tại đường Hàm Nghi, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm và căn hộ của nhóm kế toán Trần Thị Hiền, phụ trách cho Bùi Thị Hương, đặt tại đường Nguyễn Đổng Chi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm.
Trong quá trình khám xét tại kho hàng của Bùi Thị Hương tại khu đô thị Vân Canh, Hà Nội, lực lượng chức năng phát hiện có hàng nghìn hộp điện thoại được sắp kín từ tầng 1 đến tầng 3 của toà nhà, hàng trăm bộ dây sạc, sạc dự phòng và các thiết bị di động giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như iPhone, Samsung, Dell, Vivo... góc phát trực tiếp (livestream) để bán hàng qua mạng.
Bùi Thị Hương khai nhận từ tháng 6/2022, bắt đầu kinh doanh ĐTDĐ trên Shopee nhưng không thành công. Để giải quyết tình hình, Hương đã bàn với Nguyễn Minh Đức về việc thực hiện hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Hương đã sử dụng nền tảng Taobao.com để đặt mua các sản phẩm là dây sạc, sạc dự phòng và các loại điện thoại giả từ Trung Quốc và chỉ đạo Đức mua hộp đựng và túi ni lông bọc ngoài hộp đựng (gọi là seal) để ghép lại với nhau thành các sản phẩm giả, có trọng lượng tương đương với hàng thật nhằm lừa đảo người mua tin rằng đó là hàng chính hãng.
Hàng chật kín tại tổng kho của Hương.
Triệt phá đường dây này, đến nay Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố 22 bị can về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành, để tiến hành điều tra vụ án theo quy định, thu giữ 20 máy tính các loại, khoảng 3.000 điện thoại chất lượng kém, hàng giả là công cụ các đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, cùng nhiều đồ vật tài liệu có liên quan.
Bước đầu có căn cứ xác định đường dây này hoạt động từ năm 2019 đến nay, ước tính lừa đảo khoảng 7.000 bị hại tại địa bàn nhiều tỉnh thành trên cả nước, chiếm đoạt khoảng hơn 90 tỉ đồng
Làm cộng tác viên bán hàng online, cô gái bị lừa 1,5 tỷ đồng Chị T. đã chuyển 1,5 tỷ đồng để làm nhiệm vụ bán hàng online nhưng không nhận được tiền gốc và hoa hồng. Lúc này, chị mới biết mình bị lừa. Chiều 15/3, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đang điều tra, xác minh vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 1,5 tỷ đồng với...