Khởi tố hai bị can trong vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh
Hàng tấn phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ngày 31-3, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an Hà Nội) cho biết, vừa phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra kho thực phẩm nằm trong khu công nghiệp Thạch Thất (Hà Nội), phát hiện hơn 2,5 tấn phụ gia thực phẩm dùng để sản xuất bim bim, bánh và nước ngọt, in nhãn mác Trung Quốc. Toàn bộ hàng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không in hạn sử dụng, không được kiểm định chất lượng. Chủ số hàng khai nhận, số phụ gia thực phẩm được mua trôi nổi trên thị trường, sau đó bán lại cho các cơ sở sản xuất thực phẩm ở Hà Nội.
Cướp giật
Ngày 31-3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội ra lệnh bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự Nguyễn Anh Tuấn (26 tuổi, ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về hành vi cướp giật tài sản. Tuấn là đối tượng đã gây ra vụ cướp túi xách của một người phụ nữ tại khu vực hồ Văn Quán (quận Hà Đông, Hà Nội). Bên trong túi xách có một ĐTDĐ iPhone 5s và 12 triệu đồng tiền mặt. Sau khi gây án, khi đi qua một khu vực Chùa Bộc, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Tuấn bị Tổ công tác thuộc Đội chống cướp và cướp giật tài sản (Đội 8, Phòng Cảnh sát hình sự) phát hiện và bắt giữ.
Vận chuyển gỗ lậu
Ngày 31-3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang cho biết, tại khu vực Quốc môn cửa khẩu Thanh Thủy, phát hiện ô-tô tải BKS 88C-063.23, do tài xế Mai Trung Chính, SN 1987, trú tại thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) điều khiển, có biểu hiện nghi vấn. Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện phương tiện chở hàng không đúng như đã khai báo hải quan. Bên trên thùng xe được ngụy trang bằng gỗ ván bóc, nhưng bên dưới lại xếp gỗ tròn (chưa rõ chủng loại, nhóm gỗ) với khối lượng 32 m3. Lực lượng chức năng đã lập biên bản, tạm giữ phương tiện, số lượng gỗ nêu trên, đồng thời tiếp tục điều tra làm rõ.
Cháy lớn tại Công ty da giày Á Châu
Video đang HOT
Vào khoảng 3 giờ 15 phút ngày 31-3, tại Công ty sản xuất giày Á Châu (Khu công nghiệp Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) đã xảy ra vụ cháy thiêu rụi khoảng 3.000 m2 nhà xưởng. Nhận được tin báo, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng cảnh sát PCCC quận Tân Phú, quận 11, quận 12 và Đội cứu nạn cứu hộ – Cảnh sát PCCC thành phố có mặt, triển khai nhiều phương án để dập lửa. Do bên trong khu xưởng là cao-su, vải dễ bén lửa, cộng thêm nhiều thùng hóa chất phát nổ đã khiến cho đám cháy bùng phát nhanh và càng lan rộng.
Sau hơn hai giờ nỗ lực dập lửa, đám cháy mới được dập tắt. Theo thống kê ban đầu, có hơn 3.000 m2 nhà xưởng bị đổ sập hoàn toàn, toàn bộ nguyên vật liệu da giày, thiết bị dây chuyền sản xuất bên trong đã bị đám cháy thiêu rụi. Các cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Ba học sinh lớp 7 bị đuối nước
Đến 20 giờ tối 31-3, Công an huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) vẫn đang phối hợp với các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân ba học sinh tử vong khi đi tắm suối.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 15 giờ ngày 31-3, tại suối Cả thuộc địa phận ấp 2, xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, một nhóm khoảng mười em học sinh đi tắm suối thì xảy ra đuối nước làm ba học sinh lớp 7A2, Trường THCS Xuân Đường tử vong. Ba học sinh được xác định là: Nguyễn Hoàng Phi Hùng, Đỗ Văn Huy và Lê Thị Kim Thoa.
Nơi xảy ra đuối nước là nơi hoang vắng. Lúc ba em học sinh bị đuối nước thì một học sinh trong nhóm chạy về kêu cứu người thân. Khi mọi người đến nơi thì cả ba em đã chìm dưới suối Cả.
Theo_Báo Nhân Dân
Không khởi tố lái phụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh có đúng luật?
Theo luật sư, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy là loại tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý. Do đó, người giúp sức cho lái tàu đẩy sà lan có lỗi thì cũng không thể xử lý về hành vi đồng phạm giúp sức...
Như tin đã đưa, trưa ngày 20/3, tàu kéo sà lan chở cát chạy từ TP. HCM về Đồng Nai, khi đi qua cầu Ghềnh đã đâm gãy một mố cầu, 2 nhịp sập xuống nước. Nhiều người chạy xe máy trên cầu bị kéo tuột xuống mé nước. Nhiều lực lượng cứu hộ được triển khai để bảo vệ hiện trường, tìm kiếm người gặp nạn, trục vớt xe máy. Vụ tai nạn ngoài gây hư hỏng cầu, còn khiến tuyến đường sắt Bắc Nam bị tê liệt.
Hình ảnh cầu Ghềnh bị sà lan đâm sập. Ảnh: Tuổi trẻ
Ngày 21/3, Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt Phan Thế Thượng (63 tuổi, quê Sóc Trăng, là chủ tàu kéo sà lan đâm sập cầu Ghềnh). Trước đó, hai tài công Trần Văn Giang (36 tuổi, quê Bạc Liêu) và Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, quê Sóc Trăng) cũng bị bắt để điều tra hành vi Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy, khi chạy sà lan đâm sập cầu.
Liên quan đến vụ việc, ngày 30/3, VKSND tỉnh Đồng Nai đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với 2 đối tượng gồm Phan Thế Thượng về hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện khiến các phương tiện giao thông đường thủy và Trần Văn Giang (là lái đầu đẩy) về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.
Riêng đối với Nguyễn Văn Lẹ, do cơ quan điều tra chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự nên đã hủy bỏ lệnh tạm giữ hình sự và sẽ tiến hành xử lý sau.
Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội), cơ quan Cảnh sát điều tra Công An Tỉnh Đồng Nai khởi tố 2 đối tượng Trần Văn Giang và Phan Thế Thượng là có căn cứ và đúng pháp luật.
Quá trình điều tra đã làm rõ sự việc ngày 21/3/2016, Trần Văn Giang là người trực tiếp điều khiển phương tiện tàu đẩy sà lan đâm sập Cầu Ghềnh. Trần Văn Giang không có bằng lái tàu, không có kinh nghiệm nên khi đến chân cầu Ghềnh gặp dòng nước xoáy, không điều khiển được sà lan theo ý muốn để chui qua gầm cầu nên đã tông vào chân cầu phía mép bên trái của sà lan. Hậu quả gây sập nhịp 2 và nhịp 3 (trong đó, nhịp 3 chìm xuống sông).
Như vậy Trần Văn Giang đã phạm Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 212 Bộ luật hình sự.
Đối với Trần Văn Lẹ là người phụ giúp lái tàu nên không có căn cứ xử lý hình sự về hành vi đồng phạm với lái tàu Trần Văn Giang về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy là loại tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý. Do đó, người giúp sức cho lái tàu đẩy sà lan có lỗi thì cũng không thể xử lý về hành vi đồng phạm giúp sức.
Về hành vi của chủ tàu Phan Thế Thượng, cơ quan điều tra đã làm rõ, Giang và Lẹ là hai người làm thuê, giúp việc cho Phan Thế Thượng trong công việc lái tàu đẩy sà lan. Phan Thế Thượng biết Giang và Lẹ không có giấy phép lái tàu (bằng lái) mà vẫn giao cho điều khiển phương tiện trên sông là hành vi rất nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng các quy tắc an toàn giao thông đường thủy được qui định tại Điều 8 Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004 Các hành bị cấm "Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp"
"Thiệt hại xảy ra trong vụ việc này là đặc biệt lớn về tài sản là do việc Phan Thế Thượng đã giao cho Giang và Lẹ không đủ điều kiện để lái tàu đẩy sà lan. Do đó, hành vi của Phan Thế Thượng đã phạm Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 215 Bộ luật hình sự", luật sư Thơm cho biết.
Điều 212. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao; b) Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy định hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Điều 215. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ 1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Phát hiện hơn 4 tấn phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc 14h30 ngày 10-3, Đoàn 2 liên ngành 389 TP Hà Nội gồm Đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường, CATP phối hợp với Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11, Chi cục QLTT Hà Nội kiểm tra kho hàng tại cụm 4, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là kho hàng của Trần Mạnh Hiệp (SN 1991), ở xã...