Khởi tố Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” do có liên quan tới vụ án Đinh Ngọc Hệ (tức Út trọc) và đồng phạm.
Chiều 22/10, trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Đinh Ngọc Hệ, Bùi Văn Nga và đồng phạm, về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo khoản 3 Điều 229 và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015; thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo 110 và Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương thi hành Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 3 Điều 360 Bộ Luật hình sự năm 2015.
Trước đó, đầu tháng 5/2019, tại kỳ họp thứ 35, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng, để một số cán bộ, đảng viên trong Quân chủng bị xử lý hình sự.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trong thời gian giữ cương vị Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân chủng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Đến kỳ họp thứ 36 (từ ngày 29 đến 31/5/2019) của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan này đã xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 35 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng và Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân; đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 – 2010.
Tiếp đó, ngày 21/6, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bằng hình thức Cách chức các chức vụ: Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương nhiệm kỳ 2005-2010; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010 (gồm Phó Bí thư Đảng uỷ, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 – 2010).
Tới đầu tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thi hành kỷ luật đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Cụ thể, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân đối với ông Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân do đã có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong thời gian giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng.
Video đang HOT
Theo quy định tại Điều 360 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018), được sửa đổi bởi Khoản 128 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm:
a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến sinh năm 1954, quê tại xã Gia Tân, Gia Viễn, Ninh Bình. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI. Đại biểu Quốc hội khóa XII.
Ông là người thứ hai trong Hải quân Việt Nam được thăng quân hàm Đô đốc Hải quân sau cố Đô đốc Giáp Văn Cương, nguyên Tư lệnh Hải quân.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến từng theo học Trường Sĩ quan Tên lửa đối hải Baku (Azecbaijan). Sau khi về nước, ông công tác tại Quân chủng Hải quân.
Năm 1998, ông Hiến được bổ nhiệm làm Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
Năm 2000, ông Hiến được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, thăng quân hàm Chuẩn Đô đốc.
Năm 2004, ông Hiến được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân chủng Hải quân, thăng quân hàm Phó Đô đốc.
Năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Năm 2011, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến được Chủ tịch nước thăng quân hàm Đô đốc và giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Tháng 8/2015, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến thôi kiêm nhiệm Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Năm 2016, ông Hiến thôi giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Hiện ông đã nghỉ hưu.
Tướng Lê Qúy Vương: Giám định vụ Vũ 'nhôm', Út 'trọc' rất khó khăn
Theo Thượng tướng Lê Qúy Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, quá trình điều tra vụ việc về kinh tế rất khó khăn, một vụ án nhưng phải trưng cầu rất nhiều Bộ, ngành, như vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") và một số vụ án liên quan đất đai .
Thượng tướng Lê Qúy Vương, Thứ trưởng Bộ Công an
Ngày 5/9, tiếp tục phiên họp toàn thể, Uỷ ban Tư pháp cho ý kiến về kết quả giám sát "việc chấp hành pháp luật về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự". Đoàn giám sát cho biết, theo báo cáo đến hết năm 2018, tổng số giám định viên tư pháp trên toàn quốc ở các lĩnh vực là 6.154 người.
Tổng số vụ, việc giám định pháp y của Viện Pháp y quốc gia, giám định pháp y trong Công an nhân dân, giám định pháp y của Bộ Quốc phòng hơn 95 nghìn vụ, việc. Tổng số vụ việc giám định pháp y của Trung tâm pháp y 47 tỉnh, thành trong cả nước gửi đến đoàn giám sát hơn 208 nghìn vụ, việc.
Đoàn giám sát chỉ ra rằng, ở một số Bộ, ngành vẫn chưa thực sự quan tâm tới việc bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo thẩm quyền. Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm giám định viên trong một số lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, công nghệ cao...hiện nay hết sức khó khăn.
Theo Thứ trưởng Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, vướng mắc nhất hiện nay là hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp liên quan đến các vụ việc và quy chuẩn giám định liên quan trách nhiệm cán bộ. Theo ông Vương, giám định theo vụ việc trong lĩnh vực xây dựng, tài chính, ngân hàng, văn hoá thông tin, tài nguyên môi trường là rất khó khăn, có những vụ việc đến nay vẫn phải chờ.
Thứ trưởng Công an dẫn chứng, vừa qua điều tra các vụ đầu tư liên quan đến Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) của Tập đoàn dầu khí Quốc gia, dự án Ethanol, hay Công ty gang thép Thái Nguyên đang thực hiện, do thiết bị mua ở nước ngoài nên điều tra xác minh khó, phải phối hợp tương trợ tư pháp hình sự. Mặt khác, khi đề nghị giám định lại phải có quyết toán, thanh toán mới kết luận được, nên rất khó.
Bên cạnh đó, theo ông Vương, quá trình điều tra vụ việc về kinh tế cũng rất khó khăn, một vụ án nhưng phải trưng cầu rất nhiều Bộ, ngành, như vừa qua điều tra vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") và một số vụ án liên quan đất đai vừa làm, đang làm. Nếu nói đến công trình, vấn đề số một là đất, giao thông thì thiết kế, tác động môi trường là Bộ KH&CN...cuối cùng là tài chính, quyết toán. Tất cả đều móc xích với nhau nên yêu cầu có nhiều giám định.
Lãnh đạo Bộ Công an cho rằng, giám định viên cần trình độ cao hơn, vì còn phải ra toà tham gia tố tụng, trình bày quan điểm của cơ quan giám định. Như vừa qua, Viện Khoa học hình sự phải ra ngồi trước toà, trình bày quan điểm những vụ án trên Hoà Bình, tại sao như thế, nguyên nhân ra sao...
Cũng theo Thượng tướng Lê Qúy Vương, quy định về chi phí giám định cần phải được phân tích rõ, khắc phục những bất cập hiện nay. Ông ví dụ làm vụ án đường ống nước Sông Đà bị vỡ, giám định mất hơn 2 tỷ đồng, đến giờ không biết trả xong chưa, rất phức tạp, vì liên quan đến khâu sử dụng máy.
Hay vụ Phan Văn Anh Vũ đang phải làm rất nhiều giám định, với 31 nhà công sở, 9 dự án đất đai, địa phương làm không xuể nên tồn đọng. Chính vì vậy Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình mới chỉ đạo Bộ Tài chính thành lập tổ chức giám định. Ông Vương đề nghị phải quan tâm thêm về vấn đề phí và chi phí giám định trong luật.
Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Duy Hữu, Thẩm phán cao cấp, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho rằng, một trong những vướng mắc lớn hiện nay là chi phí giám định cao. Đơn cử, một vụ pháp y tâm thần cũng trên dưới 30 triệu đồng, điều đó dễ dẫn đến tình trạng cơ quan nọ đùn đẩy cơ quan kia, làm vụ án kéo dài. "Tôi từng đề nghị giám định một vụ việc nhưng không được, vì không cơ quan nào giám định, dẫn đến vụ án kéo dài tới 11 năm", ông Hữu nêu và đề nghị phải xác định rõ trách nhiệm giám định thuộc cơ quan nào.
Ngoài thiếu giám định viên trong lĩnh vực chuyên môn, theo ông Nguyễn Quang Dũng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, nhiều Bộ, ngành còn xem việc giám định tư pháp không thuộc trách nhiệm của mình, hoặc có cũng chỉ coi là phụ thôi, nên chưa có sự đầu tư, quan tâm xứng đáng.
Ông dẫn chứng về câu chuyện cà phê Trung Nguyên, theo ông Dũng, nếu "bên kia" (bà Lê Hoàng Diệp Thảo) yêu cầu giám định tâm thần ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Trường hợp ông Vũ không đủ năng lực hành vi dân sự thì họ được toàn quyền điều hành công ty, rất phức tạp, không thể xem nhẹ.
LUÂN DŨNG
Theo tienphong
Tiếp tục điều tra, xử lý Út 'trọc' Đinh Ngọc Hệ Đại diện Bộ Quốc phòng cho biết, hành vi của Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm đã có đủ yếu tố cấu thành tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015. Chiều 9/7,Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) cho biết, đối với vụ...